Hệ thống pháp luật

Điều 3 Thông tư 05/2011/TT-BTNMT quy định kỹ thuật phương pháp thăm dò trọng lực mặt đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Điều 3. Giải thích từ, ngữ

1. Phương pháp thăm dò trọng lực mặt đất là phương pháp đo giá trị tuyệt đối, gia tốc (đạo hàm bậc một), hoặc gradient gia tốc (đạo hàm bậc hai) của trường trọng lực trên mặt đất để điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản; khảo sát địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, điều tra tai biến địa chất và các lĩnh vực khác có liên quan.

2. Đơn vị đo trong thăm dò trọng lực được tính bằng miligal (mGl)

1mGl = 0.0001 gal = 1. 10-5 m/s2

3. Mạng lưới điểm tựa trọng lực là hệ thống gồm nhiều điểm trọng lực dùng để liên kết và quy số liệu đo trọng lực về cùng một mức.

4. Đa giác tựa trọng lực là hệ thống gồm 3 điểm tựa trọng lực trở lên tạo thành một đa giác khép kín trong hệ thống mạng lưới điểm tựa trọng lực.

5. Điểm tựa trọng lực treo là điểm tựa trọng lực chỉ liên kết với một điểm tựa trọng lực của một đa giác tựa trọng lực.

6. Cạnh tựa trọng lực treo là cạnh tựa gồm 2 điểm tựa trọng lực trở lên bố trí liên tiếp nhau trên một hành trình mà không tạo thành đa giác tựa trọng lực khép trong hệ thống mạng lưới điểm tựa trọng lực.

7. Đo trọng lực móc xích là đo gia số trọng lực 2 lần trở lên để liên kết giá trị trọng lực giữa các điểm tựa trên cạnh tựa treo.

8. Mốc điểm tựa trọng lực là vật có ghi số hiệu tên điểm tựa trọng lực đặt tại vị trí điểm tựa trọng lực ngoài hiện trường.

Thông tư 05/2011/TT-BTNMT quy định kỹ thuật phương pháp thăm dò trọng lực mặt đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: 05/2011/TT-BTNMT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 29/01/2011
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Linh Ngọc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/03/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH