Điều 14 Thông tư 05/2011/TT-BTNMT quy định kỹ thuật phương pháp thăm dò trọng lực mặt đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 14. Điểm tựa trọng lực và mạng lưới điểm tựa trọng lực
1. Điểm tựa trọng lực và mạng lưới điểm tựa trọng lực được sử dụng để:
a) Loại trừ sai số tích luỹ tại các điểm thường;
b) Tính dịch chuyển điểm 0 và kiểm tra chất lượng các chuyến đo thường;
c) Đưa toàn bộ số liệu về một mức thống nhất.
2. Điểm tựa trọng lực phải bố trí ở những vị trí đi lại thuận lợi, yên tĩnh, dễ tìm, có các địa vật cố định và có mốc đánh dấu đảm bảo tồn tại ít nhất 5 năm. Điểm tựa phải có phiếu mô tả và ảnh chụp kèm theo.
3. Độ chính xác đo tại điểm tựa trọng lực phải cao hơn ít nhất 1,5 lần độ chính xác đo tại điểm thường. Có thể sử dụng một máy đo nhiều lần, hoặc đo bằng nhiều máy.
4. Mạng lưới tựa trọng lực bao gồm các đa giác khép kín, các cạnh tựa treo và phải được thành lập trước khi đo điểm thường. Độ dày mạng lưới điểm tựa phải đảm bảo sao cho các chuyến đo điểm thường có dịch chuyển điểm 0 của máy là tuyến tính.
5. Mạng lưới tựa trọng lực phải liên kết với điểm tựa trọng lực Quốc gia hoặc điểm trọng lực đo theo phương pháp tuyệt đối (g). Khi thăm dò nếu ở tỷ lệ từ 1:10.000 và lớn hơn, diện tích nhỏ hơn 70km2 hoặc tuyến đo ngắn hơn 20km, mạng lưới tựa có thể liên kết với một điểm tựa gốc quy ước trong vùng.
6. Mạng lưới tựa trọng lực thực hiện bằng những chuyến đo độc lập. Trong điều kiện địa hình phân cắt, giao thông khó khăn được phép bố trí một số cạnh tựa trọng lực treo. Các cạnh tựa trọng lực treo phải được liên kết với đa giác tựa trọng lực khép kín. Nếu cạnh tựa trọng lực treo có 2 đến 3 điểm thì phải đo móc xích. Số gia số trọng lực đo ở cạnh tựa trọng lực treo phải lớn hơn số gia số trọng lực đo trên cạnh tựa đa giác ít nhất 1,5 lần. Sai số đo trên cạnh tựa trọng lực treo phải đảm bảo như sai số trên cạnh tựa đa giác.
Thông tư 05/2011/TT-BTNMT quy định kỹ thuật phương pháp thăm dò trọng lực mặt đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 05/2011/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 29/01/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Linh Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/03/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ, ngữ
- Điều 4. Lĩnh vực và điều kiện áp dụng phương pháp thăm dò trọng lực mặt đất
- Điều 5. Tỷ lệ và nhiệm vụ của thăm dò trọng lực, yêu cầu của thăm dò trọng lực
- Điều 6. Mạng lưới và độ chính xác đo đạc
- Điều 10. Bản thiết kế dự án
- Điều 11. Kiểm tra, nghiệm thu, thẩm định dự án
- Điều 12. Chuẩn bị tổ chức thi công
- Điều 13. Máy trọng lực
- Điều 14. Điểm tựa trọng lực và mạng lưới điểm tựa trọng lực
- Điều 15. Mạng lưới điểm thường trọng lực
- Điều 20. Tổ chức kiểm tra và nghiệm thu thực địa
- Điều 21. Trách nhiệm, nội dung công tác kiểm tra của bộ phận thi công
- Điều 22. Nhiệm vụ của Đoàn kiểm tra
- Điều 23. Yêu cầu công tác kiểm tra thực địa
- Điều 26. Các bước đánh giá chất lượng đối với mạng lưới điểm tựa trọng lực
- Điều 27. Đánh giá chất lượng đo điểm thường
- Điều 29. Công thức tính dị thường trọng lực Bughe và Fai
- Điều 30. Giá trị trường trọng lực bình thường 0 tính theo công thức HelMert được chuyển về hệ Posdam mới
- Điều 31. Đánh giá chất lượng bản đồ trọng lực
- Điều 32. Thành lập bản đồ đẳng trị, bản đồ đồ thị, đồ thị dị thường trọng lực