Mục 4 Chương 4 Thông tư 05/2011/TT-BTNMT quy định kỹ thuật phương pháp thăm dò trọng lực mặt đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Mục 4. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ DỊ THƯỜNG TRỌNG LỰC BUGHE VÀ FAI
Điều 29. Công thức tính dị thường trọng lực Bughe và Fai
1- Dị thường trong lực Bughe được tính toán theo hoặc công thức (6) hoặc công thức (7):
DgB = gd - g0 + (0,3086 - 0,0419s) H + Dgs (6)
DgB = Dgd - Dg0 + (0,3086 - 0,0419s)H + Dgs (7)
2- Dị thường trọng lực Fai theo hoặc công thức (8) hoặc công thức (9):
DgF = gd - g0 + 0,3086H (8)
hay DgF = Dgd - Dg0 + 0,3086H (9)
Công thức (6) và (8) dùng cho các tỷ lệ 1:25.000 và nhỏ hơn với:
gd(mGl) là giá trị trọng lực đo tại điểm thường;
g0(mGl) là giá trị trường trọng lực bình thường;
H (m) là giá trị độ cao của điểm đo so với mặt nước biển;
s (g/cm3) là giá trị mật độ trung bình lớp giữa;
Dgs là tổng hiệu chỉnh địa hình và các hiệu chỉnh khác.
Công thức (7) và (9) dùng cho tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn với:
Dgd là gia số trọng lực tại điểm thường so với một điểm gốc quy ước trong vùng;
Dg0 là gia số trọng lực bình thường tại điểm thường so với điểm gốc quy ước.
g0 = 978.016 (1 + 0,005302 sin2j - 0,000007 sin2 2j) (10)
j là vĩ độ của điểm đo.
Khi đo trọng lực tỷ lệ lớn hơn 1:10.000 trên một diện tích nhỏ có thể tính gia số trường trọng lực bình thường theo công thức:
Dg0 = 1,51 sin 2j .Dj (11)
hoặc Dg0 = 0,82 sin 2j .Dd (12)
Với j là vĩ độ điểm đo.
Dj là gia số vĩ độ điểm đo so với điểm gốc trong vùng tính bằng phút;
Dd là gia số khoảng cách theo vĩ tuyến từ điểm đo đến điểm gốc tính bằng km;
g0, Dg0 tính bằng miligal.
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu có thể sử dụng công thức tính trường trọng lực bình thường khác quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 31. Đánh giá chất lượng bản đồ trọng lực
1. Mọi bản đồ trọng lực được đánh giá theo sai số trung bình bình phương xác định dị thường trọng lực:
(13)
eT - sai số trung bình bình phương của mạng lưới tựa quy định tại
Đối với bản đồ ở tỷ lệ 1:200.000 và nhỏ hơn thì eT phải tính cả sai số mạng lưới tựa Quốc gia.
ed - sai số trung bình bình phương tại điểm thường theo quy định tại
eH - sai số do đo độ cao gây ra;
exy- sai số do xác định toạ độ gây ra;
eđh - sai số do tính hiệu chỉnh địa hình gây ra.
Giá trị ea phải đạt yêu cầu theo dự án được phê duyệt.
2. Khi một bản đồ trọng lực có đo bổ sung, đan dày mạng lưới điểm thường thì để đánh giá chất lượng đo đạc và độ tin cậy của dị thường trọng lực, cần tính sai số nội suy theo công thức:
( 14)
Dgdi - là giá trị tại điểm thứ i đo bổ sung, đan dày dùng để nghiên cứu chi tiết dị thường;
Dgnsi - là giá trị tại điểm đo thứ i thu được bằng cách nội suy từ bản đồ đẳng trị, khi không sử dụng các điểm này để vẽ;
n - Số điểm bổ sung, đan dày dùng để đánh giá sai số.
Bản đồ được xem là có chất lượng tốt khi:
(15)
Đạt yêu cầu khi :
Chất lượng kém khi: E ³ D.
D là tiết diện của bản đồ đẳng trị.
Điều 32. Thành lập bản đồ đẳng trị, bản đồ đồ thị, đồ thị dị thường trọng lực
1. Nội dung chính của bản đồ đẳng trị dị thường trọng lực gồm:
a) Vị trí, tên điểm, giá trị dị thường trọng lực;
b) Đường đẳng trị và giá trị đường đẳng trị dị thường trọng lực.
Các đường đẳng trị dị thường trọng lực được vẽ bằng phương pháp nội suy tuyến tính giữa các giá trị dị thường bằng các phần mềm chuyên dụng (Surfer, VerticalMapper, ER Mapper) hoặc vẽ bằng tay.
2. Lực nét của các đường đẳng trị được quy định như sau:
a) Các đường đẳng trị có giá trị bằng 0 và có số thứ tự kể từ đường 0 là bội số của 5 (đường thứ 5, 10, 15, 20…), lực nét bằng 0,25mm;
b) Các đường còn lại có lực nét bằng 0,15mm;
c) Số ghi giá trị dị thường trọng lực trên các đường đẳng trị có lực nét tương ứng và hướng về tâm dị thường;
d) Ở các khu vực mật độ điểm đo thưa mà khoảng cách giữa các điểm đo thực tế vượt quá 3 lần khoảng cách giữa các điểm đo thiết kế, đường đẳng trị dị thường biểu diễn đứt đoạn;
đ) Những điểm có giá trị dị thường trọng lực đột biến không sử dụng khi vẽ đường đẳng trị phân biệt bằng kí hiệu riêng.
3. Bản đồ dị thường trọng lực được thành lập trên nền bản đồ địa hình giản lược cùng tỷ lệ.
4. Khi thành lập bản đồ, sơ đồ đồ thị dị thường trọng lực, các đồ thị vẽ bằng phần mềm chuyên dụng (Surfer, Grapher…) hoặc bằng tay. Lực nét của đồ thị, tỷ lệ đứng và ký hiệu trên đồ thị được lựa chọn sao cho phản ảnh rõ ràng nhất các dị thường. Tỷ lệ ngang của đồ thị là tỷ lệ đo đạc. Nếu bản đồ đẳng trị dị thường trọng lực tô màu thì phải có chỉ dẫn thang màu.
Thông tư 05/2011/TT-BTNMT quy định kỹ thuật phương pháp thăm dò trọng lực mặt đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 05/2011/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 29/01/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Linh Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/03/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ, ngữ
- Điều 4. Lĩnh vực và điều kiện áp dụng phương pháp thăm dò trọng lực mặt đất
- Điều 5. Tỷ lệ và nhiệm vụ của thăm dò trọng lực, yêu cầu của thăm dò trọng lực
- Điều 6. Mạng lưới và độ chính xác đo đạc
- Điều 10. Bản thiết kế dự án
- Điều 11. Kiểm tra, nghiệm thu, thẩm định dự án
- Điều 12. Chuẩn bị tổ chức thi công
- Điều 13. Máy trọng lực
- Điều 14. Điểm tựa trọng lực và mạng lưới điểm tựa trọng lực
- Điều 15. Mạng lưới điểm thường trọng lực
- Điều 20. Tổ chức kiểm tra và nghiệm thu thực địa
- Điều 21. Trách nhiệm, nội dung công tác kiểm tra của bộ phận thi công
- Điều 22. Nhiệm vụ của Đoàn kiểm tra
- Điều 23. Yêu cầu công tác kiểm tra thực địa
- Điều 26. Các bước đánh giá chất lượng đối với mạng lưới điểm tựa trọng lực
- Điều 27. Đánh giá chất lượng đo điểm thường
- Điều 29. Công thức tính dị thường trọng lực Bughe và Fai
- Điều 30. Giá trị trường trọng lực bình thường 0 tính theo công thức HelMert được chuyển về hệ Posdam mới
- Điều 31. Đánh giá chất lượng bản đồ trọng lực
- Điều 32. Thành lập bản đồ đẳng trị, bản đồ đồ thị, đồ thị dị thường trọng lực