Chương 7 Luật Bảo vệ môi trường 2020
Điều 90. Thích ứng với biến đổi khí hậu
1. Thích ứng với biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và xã hội, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và tận dụng cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại.
2. Nội dung thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm:
a) Đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, khu vực và cộng đồng dân cư trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu và dự báo phát triển kinh tế - xã hội;
b) Triển khai hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng và dựa vào hệ sinh thái; ứng phó với nước biển dâng và ngập lụt đô thị;
c) Xây dựng, triển khai hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu và định kỳ rà soát, cập nhật 05 năm một lần; hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia; tiêu chí xác định dự án đầu tư, nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; tiêu chí đánh giá rủi ro khí hậu;
d) Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu;
đ) Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia.
4. Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều này theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; tổ chức đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; định kỳ hằng năm tổng hợp, gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện việc giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp ngành, cấp địa phương trong phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực.
Điều 91. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
1. Các khí nhà kính chính là carbon dioxide (CO2), methane (CH4) và nitrous oxide (N2O). Các khí có hàm lượng thấp nhưng có tiềm năng cao gây hiệu ứng nhà kính là hydrofluorocarbons (HFCs), perfluorocarbons (PFCs), sulphur hexafluoride (SF6) và nitrogen trifluoride (NF3).
a) Tổ chức thực hiện hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và hấp thụ khí nhà kính theo lộ trình, phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của đất nước và cam kết quốc tế;
b) Kiểm kê khí nhà kính và đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp quốc gia, cấp ngành, lĩnh vực và cấp cơ sở có liên quan;
c) Kiểm tra việc tuân thủ quy định về kiểm kê khí nhà kính, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, việc thực hiện cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
d) Xây dựng và triển khai cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Tổ chức và phát triển thị trường các-bon trong nước.
3. Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, cập nhật 02 năm một lần trên cơ sở tỷ trọng phát thải khí nhà kính trên tổng phát thải khí nhà kính quốc gia; điều kiện và tình hình phát triển kinh tế - xã hội; tiêu thụ nhiên liệu, năng lượng trên đơn vị sản phẩm, dịch vụ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
b) Định kỳ xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia 02 năm một lần;
c) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính và kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với lĩnh vực, cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
5. Bộ quản lý lĩnh vực thuộc đối tượng phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính và gửi kết quả kiểm kê khí nhà kính định kỳ 02 năm một lần đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 01 của kỳ báo cáo tiếp theo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm trong lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp;
c) Hướng dẫn quy trình, quy định kỹ thuật về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực;
d) Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm trong phạm vi quản lý đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 01 của kỳ báo cáo tiếp theo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
đ) Hướng dẫn việc lựa chọn, áp dụng biện pháp công nghệ và quản lý để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy mô và ngành, nghề thuộc lĩnh vực quản lý.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, cấp ngành gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan; kiểm tra việc thực hiện hoạt động có liên quan đến giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong phạm vi quản lý.
7. Cơ sở phát thải khí nhà kính thuộc danh mục phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu phát thải khí nhà kính và gửi kết quả kiểm kê khí nhà kính định kỳ 02 năm một lần đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 12 của kỳ báo cáo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm; thực hiện lồng ghép hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chương trình quản lý chất lượng, chương trình sản xuất sạch hơn, chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở;
c) Hằng năm, lập báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính để thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở theo hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trước ngày 31 tháng 12 của kỳ báo cáo.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 92. Bảo vệ tầng ô-dôn
1. Bảo vệ tầng ô-dôn là hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm ngăn ngừa sự suy giảm tầng ô-dôn, hạn chế tác động có hại của bức xạ cực tím từ Mặt Trời.
2. Nội dung bảo vệ tầng ô-dôn bao gồm:
a) Quản lý hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Thực hiện việc thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát thuộc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về bảo vệ tầng ô-dôn trong thiết bị có các chất này khi không còn sử dụng;
c) Phát triển và ứng dụng công nghệ, thiết bị sử dụng các chất không làm suy giảm tầng ô-dôn, chất thân thiện khí hậu.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Ban hành danh mục và hướng dẫn sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát phù hợp với lộ trình thực hiện điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, kiểm soát, giảm thiểu sử dụng và loại trừ các chất thuộc danh mục quy định tại điểm b khoản này; tổ chức thực hiện Kế hoạch quốc gia quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính.
4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền quản lý thực hiện kiểm soát hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ các chất thuộc danh mục quy định tại điểm b khoản 3 Điều này. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành quy định quản lý, chính sách hỗ trợ chuyển đổi công nghệ loại trừ, giảm thiểu sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát.
5. Cơ sở sản xuất thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sử dụng chất thuộc danh mục quy định tại điểm b khoản 3 Điều này phải xây dựng lộ trình phù hợp để thay thế, loại bỏ chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát thuộc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về bảo vệ tầng ô-dôn.
6. Cơ sở sử dụng thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sử dụng chất thuộc danh mục quy định tại điểm b khoản 3 Điều này phải thực hiện quy định về thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng và tiêu hủy theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
7. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng chất thuộc danh mục quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thực hiện việc chuyển đổi công nghệ bảo vệ tầng ô-dôn được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của Luật này và pháp luật về chuyển giao công nghệ.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 93. Lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch
1. Nội dung lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch bao gồm:
a) Kịch bản biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu được sử dụng trong việc xác định mục tiêu dài hạn của chiến lược, quy hoạch;
b) Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu được lồng ghép vào nội dung của chiến lược, quy hoạch;
c) Kết quả phân tích, đánh giá giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu được sử dụng trong việc xác định chỉ tiêu kinh tế - xã hội của chiến lược, quy hoạch.
2. Chiến lược, quy hoạch quy định tại
Điều 94. Cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu bao gồm thông tin, dữ liệu sau đây:
a) Văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật và quy trình chuyên môn, định mức kinh tế - kỹ thuật về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
b) Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội;
c) Phát thải khí nhà kính và hoạt động kinh tế - xã hội có liên quan đến phát thải khí nhà kính;
d) Hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu;
đ) Bảo vệ tầng ô-dôn và quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn;
e) Kết quả đánh giá khí hậu quốc gia;
g) Kịch bản biến đổi khí hậu các thời kỳ;
h) Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
i) Nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
k) Các hoạt động hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, cập nhật và hướng dẫn khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, dữ liệu được quy định tại khoản 1 Điều này thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 95. Báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu
1. Nội dung báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu bao gồm:
a) Tổng quan diễn biến, tác động của biến đổi khí hậu;
b) Kết quả kiểm kê quốc gia khí nhà kính;
c) Nỗ lực và hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu;
d) Nguồn lực trong nước và quốc tế dành cho ứng phó với biến đổi khí hậu;
đ) Tình hình thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu;
e) Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế, xã hội, môi trường;
g) Kiến nghị giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hằng năm lập báo cáo về ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường định kỳ 05 năm một lần xây dựng báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội; hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Điều 96. Thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Là đầu mối tổ chức thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Tổ chức xây dựng, cập nhật, triển khai thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định, Báo cáo minh bạch 02 năm một lần và các báo cáo quốc gia khác về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Xây dựng cơ chế, chính sách huy động và quản lý nguồn lực để thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định, những cam kết của Việt Nam đối với quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tham gia triển khai thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo theo quy định.
Luật Bảo vệ môi trường 2020
- Số hiệu: 72/2020/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 17/11/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: 25/12/2020
- Số công báo: Từ số 1185 đến số 1186
- Ngày hiệu lực: 01/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường
- Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường
- Điều 7. Quy định chung về bảo vệ môi trường nước mặt
- Điều 8. Hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt
- Điều 9. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
- Điều 10. Bảo vệ môi trường nước dưới đất
- Điều 11. Bảo vệ môi trường nước biển
- Điều 12. Quy định chung về bảo vệ môi trường không khí
- Điều 13. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí
- Điều 14. Trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng môi trường không khí
- Điều 15. Quy định chung về bảo vệ môi trường đất
- Điều 16. Phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất
- Điều 17. Quản lý chất lượng môi trường đất
- Điều 18. Xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất
- Điều 19. Trách nhiệm bảo vệ môi trường đất
- Điều 22. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia
- Điều 23. Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
- Điều 24. Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh
- Điều 25. Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
- Điều 26. Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
- Điều 27. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược
- Điều 28. Tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư
- Điều 29. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường
- Điều 30. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
- Điều 31. Thực hiện đánh giá tác động môi trường
- Điều 32. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 33. Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
- Điều 34. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 35. Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 36. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 37. Trách nhiệm của chủ dự án đầu tư sau khi có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 38. Trách nhiệm của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 39. Đối tượng phải có giấy phép môi trường
- Điều 40. Nội dung giấy phép môi trường
- Điều 41. Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường
- Điều 42. Căn cứ và thời điểm cấp giấy phép môi trường
- Điều 43. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường
- Điều 44. Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường
- Điều 45. Phí thẩm định cấp giấy phép môi trường
- Điều 46. Công trình bảo vệ môi trường và vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư sau khi được cấp giấy phép môi trường
- Điều 47. Quyền, nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường
- Điều 48. Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép môi trường
- Điều 49. Đăng ký môi trường
- Điều 50. Bảo vệ môi trường đối với khu kinh tế
- Điều 51. Bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
- Điều 52. Bảo vệ môi trường đối với cụm công nghiệp
- Điều 53. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Điều 54. Trách nhiệm tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
- Điều 55. Trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
- Điều 56. Bảo vệ môi trường làng nghề
- Điều 57. Bảo vệ môi trường khu đô thị, khu dân cư
- Điều 58. Bảo vệ môi trường nông thôn
- Điều 59. Bảo vệ môi trường nơi công cộng
- Điều 60. Bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân
- Điều 61. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
- Điều 62. Bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế và kiểm soát tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người
- Điều 63. Bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng
- Điều 64. Bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng
- Điều 65. Bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải
- Điều 66. Bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch
- Điều 67. Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và hoạt động dầu khí
- Điều 68. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở nghiên cứu, đào tạo, phòng thí nghiệm
- Điều 69. Bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
- Điều 70. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh hàng hóa
- Điều 71. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài
- Điều 72. Yêu cầu về quản lý chất thải
- Điều 73. Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng, chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương
- Điều 74. Kiểm toán môi trường
- Điều 75. Phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 76. Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 77. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 78. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 79. Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 80. Xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 81. Phân loại, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 82. Xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 83. Khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại
- Điều 84. Xử lý chất thải nguy hại
- Điều 85. Trách nhiệm của chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
- Điều 88. Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải
- Điều 89. Quản lý và kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ, mùi khó chịu
- Điều 90. Thích ứng với biến đổi khí hậu
- Điều 91. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
- Điều 92. Bảo vệ tầng ô-dôn
- Điều 93. Lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch
- Điều 94. Cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu
- Điều 95. Báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu
- Điều 96. Thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn
- Điều 97. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường
- Điều 98. Nguyên tắc xây dựng và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng môi trường xung quanh; quy chuẩn kỹ thuật môi trường về giới hạn các chất ô nhiễm khó phân hủy trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị
- Điều 99. Nguyên tắc xây dựng và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải, quản lý chất thải, quản lý phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
- Điều 100. Yêu cầu đối với quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng môi trường xung quanh
- Điều 101. Yêu cầu đối với quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải, quản lý chất thải, quản lý phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
- Điều 102. Xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường
- Điều 103. Tiêu chuẩn môi trường
- Điều 104. Xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn môi trường
- Điều 105. Áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất
- Điều 106. Quy định chung về quan trắc môi trường
- Điều 107. Hệ thống quan trắc môi trường
- Điều 108. Đối tượng quan trắc môi trường
- Điều 109. Trách nhiệm quan trắc môi trường
- Điều 110. Điều kiện hoạt động quan trắc môi trường
- Điều 111. Quan trắc nước thải
- Điều 112. Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp
- Điều 113. Quản lý số liệu quan trắc môi trường
- Điều 114. Thông tin về môi trường
- Điều 115. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường
- Điều 116. Dịch vụ công trực tuyến về môi trường
- Điều 117. Chỉ tiêu thống kê về môi trường
- Điều 118. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
- Điều 119. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Điều 120. Báo cáo hiện trạng môi trường
- Điều 121. Quy định chung về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
- Điều 122. Trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường
- Điều 123. Phân cấp sự cố môi trường và các giai đoạn ứng phó sự cố môi trường
- Điều 124. Chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường
- Điều 125. Tổ chức ứng phó sự cố môi trường
- Điều 126. Phục hồi môi trường sau sự cố môi trường
- Điều 127. Trách nhiệm về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan chuyên môn các cấp
- Điều 128. Tài chính cho ứng phó sự cố môi trường
- Điều 129. Công khai thông tin và sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
- Điều 130. Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường và nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
- Điều 131. Trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và xác định thiệt hại về môi trường
- Điều 132. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
- Điều 133. Giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường
- Điều 134. Chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường
- Điều 135. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
- Điều 136. Chính sách thuế, phí về bảo vệ môi trường
- Điều 137. Ký quỹ bảo vệ môi trường
- Điều 138. Chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
- Điều 139. Tổ chức và phát triển thị trường các-bon
- Điều 140. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường
- Điều 141. Ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường
- Điều 142. Kinh tế tuần hoàn
- Điều 143. Phát triển ngành công nghiệp môi trường
- Điều 144. Phát triển dịch vụ môi trường
- Điều 145. Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường
- Điều 146. Mua sắm xanh
- Điều 147. Khai thác, sử dụng và phát triển vốn tự nhiên
- Điều 148. Nguồn lực cho bảo vệ môi trường
- Điều 149. Tín dụng xanh
- Điều 150. Trái phiếu xanh
- Điều 151. Quỹ bảo vệ môi trường
- Điều 152. Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao công nghệ về bảo vệ môi trường
- Điều 153. Giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng về bảo vệ môi trường
- Điều 154. Truyền thông, phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường
- Điều 155. Nguyên tắc hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
- Điều 156. Trách nhiệm trong hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
- Điều 157. Trách nhiệm và quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Điều 158. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
- Điều 159. Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư
- Điều 160. Kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường, kiểm toán trong lĩnh vực môi trường
- Điều 161. Xử lý vi phạm
- Điều 162. Tranh chấp về môi trường
- Điều 163. Khiếu nại, tố cáo về môi trường
- Điều 164. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
- Điều 165. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ
- Điều 166. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 167. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Điều 168. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân các cấp