Chương 5 Dự thảo Luật giao thông đường bộ (sửa đổi)
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 94. Nội dung quản lý nhà nước về giao thông đường bộ
1. Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển giao thông đường bộ; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về giao thông đường bộ.
2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch về giao thông đường bộ.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ.
4. Đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
5. Quản lý, tổ chức thực hiện về bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông đường bộ, linh kiện, hệ thống tổng thành của xe cơ giới và xe máy chuyên dùng.
6. Quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải.
7. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về giao thông đường bộ; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về giao thông đường bộ.
8. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
9. Hợp tác quốc tế về giao thông đường bộ; chứng nhận, thừa nhận, công nhận tiêu chuẩn quốc tế về giao thông đường bộ.
Điều 95. Trách nhiệm của Chính phủ
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giao thông đường bộ và có các trách nhiệm sau đây:
1. Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
2. Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư, khai thác bến xe, bãi đỗ xe, trạm đón trả khách, trạm dừng nghỉ; cơ chế chính sách về phát triển vận tải hành khách công cộng.
3. Bảo đảm xây dựng và thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông đường bộ.
4. Báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về giao thông đường bộ theo yêu cầu của Quốc hội.
Điều 96. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ và có các trách nhiệm sau:
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về giao thông đường bộ; quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông đường bộ;
2. Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ và vận tải đường bộ.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu dùng chung về giao thông đường bộ.
4. Chủ trì tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ.
5. Đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
6. Quản lý, tổ chức thực hiện về bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông đường bộ, thiết bị, linh kiện, hệ thống, tổng thành của xe cơ giới và xe máy chuyên dùng.
7. Quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải.
8. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về giao thông đường bộ; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về giao thông đường bộ.
9. Phối hợp với Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
10. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về giao thông đường bộ; xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thầm quyền xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về giao thông đường bộ.
11. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hợp tác quốc tế về giao thông đường bộ; chứng nhận, thừa nhận, công nhận tiêu chuẩn quốc tế về giao thông đường bộ.
Điều 97. Trách nhiệm Bộ Công an
1. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Điều 98. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
2. Bộ Quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Bộ Y tế xây dựng cơ sở dữ liệu về khám sức khỏe của người lái xe; có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an trong việc cung cấp dữ liệu về khám sức khỏe của người lái xe và cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về quy định về vé và chứng từ thu cước vận tải đường bộ; phí, lệ phí, giá dịch vụ trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
5. Bộ Xây dựng phải đảm bảo tỷ lệ đất giành cho giao thông đô thị theo đúng quy định.
6. Bộ Tài nguyên và môi trường phải đảm bảo tỷ lệ quỹ đất giành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Điều 99. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
1. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:
a) Ban hành giá dịch vụ xe ra, vào bến xe khách;
b) Đặt tên đường theo quy định của Chính phủ.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:
a) Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển về giao thông đường bộ tại địa phương;
b) Xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường địa phương;
c) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ;
d) Xây dựng, quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do địa phương quản lý;
đ) Quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải trên địa bàn địa phương; xây dựng, trình Hội đồng nhân cấp tỉnh ban hành giá dịch vụ xe ra, vào bến xe khách;
e) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về giao thông đường bộ; xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thầm quyền xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về giao thông đường bộ.
g) Chỉ đạo, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp dưới thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước tại địa phương;
h) Bảo đảm quỹ đất giành cho kết cấu hạ tầng gia thông đường bộ theo đúng quy định.
Điều 100. Thanh tra giao thông đường bộ
1. Thanh tra giao thông đường bộ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, có nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành quy định của pháp luật, quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức theo quy định của luật này và pháp luật thanh tra.
2. Thanh tra giao thông đường bộ chỉ được dừng phương tiện để kiểm tra, xử lý vi phạm và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi phát hiện hoạt động của phương tiện có nguy cơ gây hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong các trường hợp sau:
a) Vượt quá tải trọng hoặc khổ giới hạn cho phép của đường bộ;
b) Xe bánh xích lưu thông trực tiếp trên đường mà không thực hiện biện pháp bảo vệ đường bộ theo quy định;
c) Đổ đất, vật liệu xây dựng, các phế liệu khác trái phép hoặc đào đất trên đường bộ hoặc vào hành lang an toàn đường bộ;
d) Các trường hợp khác có nguy cơ làm hư hỏng hoặc phá hoại kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do phương tiện đường bộ gây ra.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc dừng phương tiện giao thông quy định tại khoản 2 Điều này của Thanh tra giao thông đường bộ.
4. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra giao thông đường bộ thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về thanh tra và pháp luật khác có liên quan.
Dự thảo Luật giao thông đường bộ (sửa đổi)
- Số hiệu: Đang cập nhật
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: Đang cập nhật
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đang cập nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc trong hoạt động giao thông đường bộ
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phát triển giao thông đường bộ
- Điều 6. Quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Điều 7. Cơ sở dữ liệu giao thông đường bộ
- Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 9. Mạng lưới đường bộ
- Điều 10. Đặt tên, số hiệu đường bộ
- Điều 11. Cấp kỹ thuật, cấp công trình đường bộ
- Điều 12. Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Điều 13. Đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Điều 14. Phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ
- Điều 15. Hành lang an toàn đường bộ
- Điều 16. Sử dụng hành lang an toàn đường bộ
- Điều 17. Phạm vi bảo vệ trên không và phía dưới đường bộ
- Điều 18. Phạm vi bảo vệ đối với các công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Điều 19. Xây dựng, lắp đặt công trình hạ tầng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Điều 20. Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Điều 21. Công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ
- Điều 22. Hệ thống báo hiệu đường bộ
- Điều 23. Đèn tín hiệu giao thông
- Điều 24. Biển báo hiệu đường bộ
- Điều 25. Vạch kẻ đường
- Điều 26. Cọc tiêu, đinh phản quang, tiêu phản quang, gương cầu lồi, tường bảo vệ, rào chắn, dải phân cách, cột Km, cọc H
- Điều 27. Tổ chức giao thông
- Điều 28. Làn đường
- Điều 29. Tốc độ và khoảng cách an toàn giữa các xe trên đường bộ
- Điều 30. Tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ
- Điều 31. Đầu tư xây dựng công trình đường bộ
- Điều 32. Thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông
- Điều 33. Kết nối giao thông đường bộ
- Điều 34. Yêu cầu đối với công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Điều 35. Bàn giao, đưa công trình đường bộ do Nhà nước đầu tư vào khai thác
- Điều 36. Thi công công trình trên đường bộ đang khai thác
- Điều 37. Xây dựng đoạn đường giao nhau đồng mức giữa đường bộ với đường sắt; thi công mặt cầu đường bộ đi chung với đường sắt, sửa chữa đường bộ giao cắt với đường sắt
- Điều 38. Thi công công trình thủy lợi, thủy điện trong phạm vi bảo vệ công trình đường bộ đang khai thác
- Điều 39. Trách nhiệm quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì công trình đường bộ
- Điều 40. Các hoạt động quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì công trình đường bộ
- Điều 41. Nội dung vận hành, khai thác, bảo trì công trình đường bộ
- Điều 42. Sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường bộ
- Điều 43. Sử dụng tạm thời gầm cầu cạn để trông, giữ phương tiện giao thông đường bộ
- Điều 44. Trung tâm quản lý điều hành giao thông đường bộ
- Điều 45. Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, hệ thống kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ, trạm thu phí đường bộ
- Điều 46. Nguồn tài chính để đầu tư xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Điều 47. Yêu cầu chung đối với đường cao tốc
- Điều 48. Đầu tư xây dựng đường cao tốc để kinh doanh khai thác
- Điều 49. Quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc
- Điều 50. Quản lý chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường bộ
- Điều 51. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới trong sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu
- Điều 52. Bảo đảm quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới để tham gia giao thông đường bộ
- Điều 53. Niên hạn sử dụng của xe cơ giới
- Điều 54. Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới; trạm kiểm tra khí thải xe mô tô, xe gắn máy; bảo dưỡng, bảo hành xe cơ giới
- Điều 55. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe máy chuyên dùng
- Điều 56. Đăng kiểm viên
- Điều 57. Điều kiện hoạt động của xe thô sơ
- Điều 58. Cơ sở dữ liệu xe cơ giới, xe máy chuyên dùng
- Điều 59. Trách nhiệm của chủ xe, người lái xe; chủ đầu tư, cá nhân, doanh nghiệp thành lập trung tâm đăng kiểm; người đứng đầu trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, đăng kiểm viên kiểm định xe cơ giới
- Điều 60. Hoạt động vận tải đường bộ
- Điều 61. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ, người lái xe ô tô kinh doanh vận tải
- Điều 62. Công tác quản lý an toàn giao thông trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô của đơn vị vận tải
- Điều 63. Vận tải hành khách bằng xe ô tô
- Điều 64. Vận tải hành khách công cộng bằng xe ô tô
- Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô
- Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách
- Điều 67. Quyền và nghĩa vụ của hành khách
- Điều 68. Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
- Điều 69. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
- Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của người lái xe vận tải hàng hoá bằng xe ô tô
- Điều 71. Quyền và nghĩa vụ của người thuê vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
- Điều 72. Quyền và nghĩa vụ của người nhận hàng
- Điều 73. Vận chuyển hàng hoá siêu trường, siêu trọng
- Điều 74. Vận chuyển động vật sống
- Điều 75. Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
- Điều 76. Hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị
- Điều 77. Vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự
- Điều 78. Vận tải đa phương thức
- Điều 79. Hàng hoá ký gửi
- Điều 80. Bồi thường, miễn bồi thường hư hỏng, mất mát, thiếu hụt hàng hoá, hàng hoá ký gửi
- Điều 81. Kinh doanh vận tải khách bằng xe bốn bánh có gắn động cơ và hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ
- Điều 82. Hoạt động vận chuyển bệnh nhân đối với xe ô tô cứu thương
- Điều 83. Hoạt động vận tải đưa đón học sinh bằng xe ô tô
- Điều 84. Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
- Điều 85. Dịch vụ bến xe, trạm dừng nghỉ
- Điều 86. Dịch vụ bãi đỗ xe
- Điều 87. Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa
- Điều 88. Dịch vụ đại lý bán vé
- Điều 89. Dịch vụ thu gom hàng, dịch vụ chuyển tải, dịch vụ kho bãi hàng hoá
- Điều 90. Dịch vụ xếp, dỡ hàng hóa trên phương tiện tham gia giao thông đường bộ
- Điều 91. Dịch vụ cho thuê phương tiện
- Điều 92. Hoạt động kinh doanh dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ
- Điều 93. Sử dụng phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải bằng xe ô tô
- Điều 94. Nội dung quản lý nhà nước về giao thông đường bộ
- Điều 95. Trách nhiệm của Chính phủ
- Điều 96. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
- Điều 97. Trách nhiệm Bộ Công an
- Điều 98. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Điều 99. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 100. Thanh tra giao thông đường bộ