Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 8561:2010

PHÂN BÓN – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH AXIT HUMIC VÀ AXIT FULVIC

Fertilizers – Method for determination of humic acid and fulvic acid

Lời nói đầu

TCVN 8561:2010 được chuyển đổi từ 10 TCN 365-2004 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

TCVN 8561:2010 do Viện Thổ nhưỡng Nông hóa biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHÂN BÓN – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH AXIT HUMIC VÀ AXIT FULVIC

Fertilizers – Method for determination of humic acid and fulvic acid

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định axit humic và axit fulvic có trong các loại phân bón, chất phế thải có chứa chất hữu cơ như: phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học, phân hữu cơ khoáng, than bùn, phân bón dạng humic-fulvic và phế thải hữu cơ từ các nguồn khác nhau.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4851-89 (ISO 3696-1987), Nước dùng cho phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Các axit humic là các đại phân tử thơm phức tạp bao gồm nhiều nhóm chức như rượu, amin, cacbonyl, cacboxilic, phenol, quinil… Axit fulvic có khối lượng phân tử nhỏ hơn axit humic, có thể là tiền chất hoặc là các mạch đứt của axit humic.

4. Nguyên tắc

4.1. Tiêu chuẩn này dựa theo phương pháp Walkley-Black – Oxy hóa các bon hữu cơ (axit humic và axit fulvic) bằng dung dịch kali bicromat dư trong môi trường axit sunfuric, sử dụng nhiệt do quá trình hòa tan axit sunfuric đậm đặc vào dung dịch bicromat, sau đó chuẩn độ lượng dư bicromat bằng dung dịch sắt hai, từ đó suy ra hàm lượng axit humic và axit fulvic.

4.2. Dựa vào tính chất hòa tan của axit humic và axit fulvic trong môi trường kiềm, xác định được tổng axit humic và axit fulvic; dựa vào tính chất không hòa tan trong môi trường axit của axit humic để tách riêng axit humic và xác định được axit humic, từ đó suy ra hàm lượng axit fulvic.

5. Thuốc thử

Hóa chất sử dụng để pha các chất chuẩn đạt loại tinh khiết hóa học, hóa chất sử dụng để phân tích đạt loại tinh khiết phân tích.

5.1. Nước cất, TCVN 4851-89.

5.2. Axit sunfuric (H2SO4) d = 1,84.

5.3. Axit phốtphoric (H3PO4) 85%.

5.4. Natri pyrophotphat (Na4P2O7.10H2O).

5.5. Kali bicromat (K2Cr2O7).

5.6. Muối Mohr [FeSO4(NH4)2SO4.6H2O].

5.7. Dung dịch hỗn hợp natrihydroxit-pyrophotphat pH = 13

Cân 44,6 g Na4P2O7.10 H2O và 4g NaOH vào cốc dung tích 1000 ml, thêm 400 ml nước, khuấy tan, chuyển vào bình định mức dung tích 1000 ml, thêm nước đến vạch định mức, lắc đều (Dung dịch có nồng độ 0,1 M cho mỗi loại).

5.8. Dung dịch tiêu chuẩn kali bicromat (K2Cr2O7) 1 N:

Cân 49,040 g K2Cr2O7 (đã sấy khô ở 105 0C

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8561:2010 về phân bón - Phương pháp xác định axit humic và axit fulvic

  • Số hiệu: TCVN8561:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản