Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6665:2011

ISO 11885:2007

CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH NGUYÊN TỐ CHỌN LỌC BẰNG PHỔ PHÁT XẠ QUANG PLASMA CẶP CẢM ỨNG (ICP-OES)

Water quality – Determination of selected elements by inductively coupled plasma optical emission spectrometry (ICP-OES)

Lời nói đầu

TCVN 6665:2011 thay thế TCVN 6665:2000.

TCVN 6665:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 11885:2007.

TCVN 6665:2011 do Tổng cục Môi trường biên soạn, Bộ Tài nguyên và môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu  Chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Khi áp dụng tiêu chuẩn này, trong từng trường hợp, tùy thuộc vào khoảng cần thử, điều quan trọng là xác định có hay không và ở mức độ nào các điều kiện bổ sung cần phải thiết lập.

 

CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH NGUYÊN TỐ CHỌN LỌC BẰNG PHỔ PHÁT XẠ QUANG PLASMA CẶP CẢM ỨNG (ICP-OES)

Water quality – Determination of selected elements by inductively coupled plasma optical emission spectrometry (ICP-OES)

CẢNH BÁO – Người sử dụng tiêu chuẩn này cần phải có kinh nghiệm thực hành thành thạo trong phòng thí nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập tới mọi vấn đề an toàn liên quan đến sử dụng tiêu chuẩn. Trách nhiệm của người sử dụng là phải xác lập độ an toàn, đảm bảo sức khỏe phù hợp với các quy định của quốc gia.

QUAN TRỌNG – Chỉ những nhân viên được đào tạo phù hợp mới được tiến hành phép thử theo tiêu chuẩn này.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định các nguyên tố hòa tan, các nguyên tố liên kết với các hạt và tổng hàm lượng các nguyên tố trong các loại nước khác nhau (ví dụ nước ngầm, nước mặt, nước thô, nước uống và nước thải) sau đây: Nhôm, antimon, asen, bari, bery, bismut, bo, cadmi, canxi, crom, coban, đồng, gali, indi, sắt, chì, liti, magiê, mangan, molipden, niken, phospho, kali, selen, silic, bạc, natri, stronti, lưu huỳnh, thiếc, titan, vonfram, vanadi, kẽm, zirconi.

Khi tính đến các chất cản trở đặc trưng, các nguyên tố này có thể được xác định bằng thủy phân nước, bùn và trầm tích (ví dụ, thủy phân như quy định trong ISO 15587-1 hoặc ISO 15587-2). Phương pháp này phù hợp với nồng độ khối lượng của hạt rắn trong nước thải dưới 2 g/l. Phạm vi của tiêu chuẩn này có thể được áp dụng với các nền mẫu khác hoặc lượng hạt rắn cao hơn miễn là các chất cản trở được xem xét và hiệu chỉnh cẩn thận. Người sử dụng chứng minh được tính phù hợp với mục đích.

Bước sóng được khuyến nghị, giới hạn định lượng và các chất gây nhiễu phổ quan trọng cho các nguyên tố lựa chọn được nêu trong Bảng 1.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

TCVN 5993 (ISO 5667-3) Chất lượng nước – Xác định độ đục;

TCVN 6663-1 (ISO 5667-1) Chất lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

TCVN 6814 (ISO 7072) Chất lượng nước - Xác định độ đục;

TCVN 6663-1 (ISO 5667-1) Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 1 : Hướng dẫn thiết kế chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu;

ISO 15587-1, Chất lượng nước – Sự thủy phân (digestion) để xác định các nguyên tố chọn lọc trong nước – Phần 1 : Thủy phân trong nước cường thủy (Water quality – Digestion for the determination of selected elements in water – Part 1 : Aqua regia digestion)

ISO 15587-2, Chất lượng nước – Sự thủy phân (digestion) để xác địn

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6665:2011 (ISO 11885:2007) về chất lượng nước - Xác định nguyên tố chọn lọc bằng phổ phát xạ quang plasma cặp cảm ứng (ICP-OES)

  • Số hiệu: TCVN6665:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản