Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6184 : 1996

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐỤC
Water quality - Determination of turbidity

Lời nói đầu

TCVN 6184:1996 hoàn toàn tương đương với ISO 7027:1990(E)

TCVN 6184:1996 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 135/F9/SC1 Nước tinh lọc biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐỤC

Water quality - Determination of turbidity

Chương 1:

QUI ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định 4 phương pháp xác định độ đục.

Chương 2 quy định phương pháp bán định lượng, thường sử dụng trong thực tế.

a) Phương pháp sử dụng ống thử độ trong (thích với nước trong hoặc nước ít ô nhiễm);

b) Phương pháp sử dụng đĩa thử độ trong (đặc biệt thích hợp với nước bề mặt). Chương 3 quy định các phương pháp định lượng dùng các máy đo quang học.

a) Phương pháp đo bức xạ khuyếch tán dung cho nước có độ đục thấp (ví dụ như nước uống). Dụng cụ có thể dùng cho nước có độ đục cao hơn tuỳ theo thiết kế của chúng.

b) Phương pháp đo sự suy giảm của thông lượng bức xạ, thích hợp hơn với nước có độ đục cao (ví dụ nước thải hoặc nước bị ô nhiễm).

Phép đo độ đục có thể bị sai lệch do sự có mặt của các chất hoà tan hấp thụ ánh sáng (các chất truyền màu). Tuy nhiên có thể hạn chế các ảnh hưởng đó bằng cách tiến hành đo ở các bước sóng lớn hơn 800 nm. Chỉ có màu xanh lam trong một số nơi nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng nhẹ lên phép đo độ đục trong vùng này của quang phổ. Các bọt khí có thể gây trở ngại cho phép đo nhưng ảnh hưởng này có thể hạn chế bằng cách bảo quản cẩn thận.

1.2 Tiêu chuẩn trích dẫn

- ISO 3864 : 1984 Mầu an toàn và dấu hiệu an toàn;

- TCVN 5981 : 1995 (ISO 6107-2 :1989) Chất lượng nước - Thuật ngữ - Phần 2; CIE xuất bản phẩm số 17 : 1987 Từ vựng quốc tế về ánh sáng.

1.3. Định nghĩa

Với mục đích của tiêu chuẩn này, các định nghĩa được đưa ra trong CIE xuất bản phẩm số 17 và sử dụng các định nghĩa sau:

Độ đục : Sự giảm độ trong của một chất lỏng do sự có mặt của các chất không tan. Xem thêm điều 3.1.

1.4 Lấy mẫu

Giữ các dụng cụ thuỷ tinh tiếp xúc với mẫu trong điều kiện sạch "tuyệtđối". Rửa bằng axit clohydric hoặc dung dịch làm sạch có hoạt tính bề mặt.

Lấy mẫu vào các chai thuỷ tinh, đậy kín và tiến hành xác địn càng sớm càng tốt sau khi lấy mẫu. Nếu không thể xác định ngay, Cất giữ mẫu trong phòng lạnh, tối nhưng không lâu hơn 24 giờ. Nếu mẫu đã được giữ trong phòng lạnh, để mẫu trở lại nhiệt độ trong phòng trước khi đo. Tránh mẫu tiếp xúc với không khí và tránh các thay đổi không cần thiết về nhiệt độ của mẫu.

Chương 2 :

CÁC PHƯƠNG PHÁP BÁN ĐỊNH LƯỢNG

2.1 Phương pháp dùng ống thử độ trong

2.1.1 Thiết bị

2.1.1.1 ống thử độ trong, bao gồm một ống thuỷ tinh không màu dài 600 mm ± 10 mm và

đường kính trong 25 mm ±1 mm có vạch chia là 10 mm.

2.2.1.2 Vành chắn, gắn khít để bảo vệ ống thử độ trong khỏi ánh sáng bên ngoài.

2.1.1.3 Mẫu in, đặt bên dưới ống (2.11.1) gồm dấu in đen trên nền trắng (độ cao của kí tự 3.5 mm, đường nét rộng 0.35 mm); hoặc dấu thử (ví dụ như dấu chữ thập đen trên giấy trắng) được cung cấp cùng dụng cụ.

2.1.1.4 Nguồn sáng khôn

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6184:1996 (ISO 7027:1990(E)) về chất lượng nước - xác định độ đục do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6184:1996
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 27/11/1996
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản