Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6181:1996

ISO 6703-1:1984 (E)

CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH XYANUA TỔNG

Water quality – Determination of cyanide Determination of total cyanide

Lời nói đầu

TCVN 6181:1996 hoàn toàn tương đương với ISO 6703-1:1984 (E);

TCVN 6181:1996 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 135/F9/SC1 Nước tinh lọc biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH XYANUA TỔNG

Water quality – Determination of cyanide Determination of total cyanide

Cần chú ý tới độc tính của xyanua và phải đặc biệt cẩn thận khi vận chuyển xyanua và các dung dịch của chúng.

Tất cả mọi thao tác đều phải thực hiện trong tủ hút độc. Không được để chúng tiếp xúc với da và mất. Khi hút phải dùng pipet an toàn (pipet có quả bóp). Việc khử độc các mẫu và các dung dịch có chứa xyanua hay các kim loại nặng phải tuân theo các quy định của cơ quan địa phương có thẩm quyền.

Các chất khác nêu ra trong tiêu chuẩn này cũng là những độc chất, thí dụ như pyridin.

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định 3 phương pháp xác định xyanua tổng trong nước (xem điều 2).

Các phương pháp này có thể áp dụng đối với nước chứa hàm lượng xyanua nhỏ hơn 100 mg/l, nồng độ cao hơn có thể xác định bằng cách pha loãng mẫu thích hợp.

Các phương pháp và các hàm lượng tương ứng của xyanua như sau:

- Phương pháp trắc quang với hàm lượng pyridin/axit bacbituric từ 0,002 đến 0,025 mg;

- Phương pháp chuẩn độ dùng hiệu ứng Tyndall: > 0,005 mg;

- Phương pháp chuẩn độ dùng chất chỉ thị > 0,05 mg.

Nhiều ion và các hợp chất sẽ gây nhiễu cho việc xác định. Bảng 1 đưa ra các nồng độ mà thấp hơn chúng thì không gây nhiễu (bảng này vẫn chưa đưa hết tất cả). Nếu chúng tồn tại độc lập hay kết hợp mà nồng độ của chúng dưới nồng độ giới hạn sẽ không gây nhiễu việc tách hydrô xyanua. Sự có mặt của các aldehyt, thí dụ formaldehyt làm cho chỉ số xyanua thấp do hình thành xyanohydrin.

Nếu bất kỳ một nồng độ giới hạn nào của các chất gây nhiễu bị vượt quá, mẫu phải pha loãng với nước cất trước khi làm ổn định (xem điều 6).

Sự có mặt của các axit béo và sulfua cũng có thể gây nhiễu, chúng được chưng cất và tạo xà phòng suốt quá trình chuẩn độ dung dịch kiềm.

2. Định nghĩa

Áp dụng các định nghĩa sau đây cho tiêu chuẩn này:

Xyanua tổng: Dưới các điều kiện của phương pháp này các xyanua đơn chất và liên kết phức chất gồm các hợp chất hữu cơ chứa nhóm xyan tạo nên hydro xyanua. Xyanuahydrin được phát hiện từng phần. Các nhóm CN của các hợp chất được xác định theo từng phần dạng toàn bộ các ion xyanua hoặc axit hidroxyanic trong nước. Không tính đến các nitril đơn (R-CN), xyanat và các ion thioxyanat và xyan clorua.

Bảng 1 – Các chất gây nhiễu

Các chất gây nhiễu

Nồng độ giới hạn

mg/l

Ion sunfit

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6181:1996 (ISO 6703/1:1984 (E)) về chất lượng nước - xác định xyanua tổng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6181:1996
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 27/11/1996
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản