Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6185 : 1996

ISO 7887: 1985 (E)

CHẤT LƯỢNG NƯỚC- KIỂM TRA VÀ XÁC ĐỊNH MÀU SẮC
Water quality - Examination and determination of colour

Lời nói đầu

TCVN 6185: 1996 hoàn toàn tương đương với ISO 7887: 1985 (E)

TCVN 6185: 1996 do Tiểu ban kỹ thuật nước tinh lọc TCVN/TC/F9/SC1 thuộc Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F9 Đồ uống biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

CHẤT LƯỢNG NƯỚC- KIỂM TRA VÀ XÁC ĐỊNH MÀU SẮC

Water quality - Examination and determination of colour

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định 3 phương pháp xác định màu sắc

Chương một : Quy định phương pháp kiểm tra màu sắc bằng cách quan sát nước trong chai. Phương pháp này chỉ cho thông tin ban đầu, thí dụ dùng cho công việc khảo sát. Chỉ có thể ghi được màu sắc bên ngoài;

Chương hai : Quy định phương pháp xác định màu sắc của mẫu nước bằng mát thường và có thể áp dụng đối với nước thô, nước sinh hoạt và nước công nghiệp có độ màu thấp. Phương pháp này do chủ quan của người phân tích;

Chương ba : Quy định phương pháp xác định màu sắc của mẫu nước bằng thiết bị quang học và có thể áp dụng đối với nước thô, nước sinh hoạt và nước công nghiệp có độ màu thấp. Các phương pháp này có thể dùng độc lập hoặc có thể dùng kết hợp.

Các mẫu nước có độ màu đậm trong một số trường hợp cần phải pha loãng trước khi kiểm tra và xác định.

Đối với các chất gây nhiễu , xem điều 14.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

Từ vựng ánh sáng quốc tế, ấn phẩm số 17 của CIE.

3. Định nghĩa

Đối với mục đích của tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa đưa ra trongấn phẩm số17 của CIE, và các khái niệm sau:

3.1 Màu sắc của nước: Là đặc tính quang học của sự thay đổi thành phần quang phổ của ánh sáng trông thấy được truyền qua.

3.2 Màu sắc bên ngoài của nước: Màu sắc do các chất hoà tan và chất huyền phù không hoà tan; được xác định trong mẫu nước ban đầu chưa lọc hoặc ly tâm.

3.3 Màu sắc thật của nước: Màu sắc chỉ do các chất hoà tan, được xác định sau khi lọc mẫu nước qua màng lọc có kích thước lỗ 0,45 à m.

3.4 Đơn vị chuẩn (của màu) mg/l : Màu sắc được tạo ra do dung dịch chứa 1mg platin trên 1 lít {( dưới dạng hidro hexacloplatinat (IV)}, với sự có mặy của 2mg coban (II) clorua ngậm 6 phân tử nước trên i lít.

Chú thích - Thang thu được từ đơn vị chuẩn này đôi khi còn gọi là "thang Hazen", hoặc "thang Pt/Co"

CHƯƠNG MỘT: KIỂM TRA BAN ĐẦU

4. Thiết bị

Chai thuỷ tinh trong suốt và sạch, có dung tích 1 lít.

5. Lấy mẫu và mẫu thử

Tất cả các dụng cụ thuỷ tinh dùng để đựng mẫu phải rất sạch, bằng cách rửa với axit clohydric, hoặc với dung dịch làm sạc có hoạt tính bề mặt. Cuối cùng tráng bằng nước cất và để cho ráo nước.

Thu thập mẫu thử vào các chai thuỷ tinh có dung tích ít nhất là 1 lít 1) và tiến hành kiểm tra màu càng sớm càng tốt ngay sau khi thu thập mẫu. Nếu buộc phải bảo quản thì phải để trong chỗ tối. Trong một số trường hợp cần thiết không được để mẫu thử tiếp xúc với không khí. Cũng nên tránh thay đổi nhiệt độ.

6. Cách tiến hành

Cho mẫu nước chưa lọc vào chai (điều 4) và kiểm tra cường độ màu và màu sắc của mẫu trong ánh sáng khuyếch tán trên phông trắng. Nếu mẫu có chứa chất huyền phù, nếu có thể thì nên làm lắng trước khi kiểm tra.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6185:1996 (ISO 7887: 1985 (E)) về chất lượng nước - Kiểm tra và xác định màu sắc do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6185:1996
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1996
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản