Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 318 : 1997

ISO 1170 : 1977

THAN VÀ CỐC - TÍNH KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TRÊN NHỮNG CƠ SỞ KHÁC NHAU

Coal and coke - Calculation of analyses to different bases

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra những công thức cho phép biểu thị các số liệu phân tích liên quan tới than và cốc trên những cơ sở thông dụng khác nhau. Trong tiêu chuẩn này có chú ý đến những điểm chỉnh lý có thể áp dụng cho một số trị số xác định của than trước khi tính toán trên những cơ sở khác.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn.

TCVN 4914 : 89 (ISO 157) Than đá - Xác định các dạng lưu huỳnh.

TCVN 175 : 1995 (ISO 334) Than và cốc - Xác định lưu huỳnh chung - Phương pháp Eschka

TCVN 4916 - 89 (ISO 351) Than và cốc - Xác định lưu huỳnh chung - Phương pháp đốt ở nhiệt độ cao.

TCVN 5231 - 90 (ISO 352) Nhiên liệu khoáng rắn - Xác định Clo bằng phương pháp đốt ở nhiệt độ cao

TCVN 174 : 1995 (ISO 562) Than đá và cốc - Xác định hàm lượng chất bốc.

TCVN 5230 - 90 (ISO 587) Nhiên liệu khoáng rắn - Xác định Clo bằng phương pháp Eschka.

TCVN 4918 - 89 (ISO 602) Than - Xác định thành phần khoáng.

TCVN 255 : 1995 (ISO 609) Than  và cốc - Xác định cacbon và hidro - Phương pháp đốt ở nhiệt độ cao.

ISO 625 Than và cốc - Xác định cacbon và hidro - Phương pháp Liebig.

TCVN 4930 -85 (ISO 925) Than đá - Xác định hàm lượng cacbon dioxit - Phương pháp phân tích khối lượng.

TCVN 200 :1995 (ISO 1928) Nhiên liệu khoáng rắn - Xác định giá trị tỏa nhiệt bằng phương pháp bom đo nhiệt lượng và tính giá trị tỏa nhiệt thực.

TCVN 5224 -90 (ISO 1994) Than đá - Phương pháp xác định hàm lượng oxi.

3. Nguyên tắc

Muốn chuyển đổi kết quả phân tích biểu thị trên cơ sở này sang một cơ sở khác, thì nhân nó với công thức thích hợp (xem bảng) sau khi thay các ký hiệu bằng số.

4. Tính toán các phân tích than

4.1 Lời giới thiệu

Trong những tiêu chuẩn Việt Nam về phân tích than, thường quy định phải tiến hành xác định trên các mẫu phân tích đã được làm khô không khí. Tuy nhiên, khi sử dụng các phép phân tích này, thường cần phải biểu thị kết quả trên những cơ sở khác nhau. Các cơ sở thường dùng là" khô không khí", "như nhận được", "khô", "khô, không tro", "khô, không chất khoáng"….

Mọi trị số phân tích trên một cơ sở riêng có thể chuyển đổi sang một cơ sở khác bằng cách nhân nó với công thức thích hợp  ghi trên bảng, sau khi thay các ký hiệu bằng số. Tuy nhiên, trong một số xác định có tham gia trực tiếp của chất khoáng, và trong những trường hợp đó, cần phải áp dụng sự chỉnh lý đối với kết quả khô không khí trước khi tính trên cơ sở không chất khoáng. Việc chỉnh lý phụ thuộc vào bản chất cũng như số lượng của chất khoáng có trong mẫu thử. Đối với mẫu than, cần áp dụng công thức được quy định do cơ quan tiêu chuẩn  quốc gia của nước xuất xứ mẫu. Tất cả những xác định có thể biểu thị trên cơ sở khô không chất khoáng đều được xem xét ở dưới đây.

Hiếm khi cần phải tính toán một kết quả phân tích biểu thị trên cơ sở khô không chất khoáng sang một cơ sở khác, nhưng nếu nẩy sinh nhu cầu này thì trước áp dụng công thức trích ở bảng cần phải chỉnh lý trừ đi lượng đã thêm vào để có chất khoáng khô trong khi áp dụng một trong các công thức trong điều 4.3 đến 4.10.

4.2 Các ký hiệu

Các ký hiệu dùng trong các điều sau, thêm các hậu tố "ad" (khô không khí), "ar" (như nhận được), "d" (khô), "daf" (khô không tro) hoặc "dmmf" (khô không chất khoáng) khi thấy thích hợp.

A = hàm lượng tro của mẫu phân tích (phần trăm khối lượng)

C = hàm lượng cacbon của mẫu phân tích (phần trăm khối lượng)

Cl - hàm lượng clo của mẫu phân tích (phần trăm khối lượng)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 318:1997 về Than và cốc – Tính kết quả phân tích trên những cơ sở khác nhau

  • Số hiệu: TCVN318:1997
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1997
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản