Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Hard coal – Size analysis
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp được chấp nhận để phân tích sàng cỡ hạt theo khối lượng, áp dụng cho mọi loại than đá. Tiêu chuẩn này bao gồm cả phần lấy mẫu.
Tiêu chuẩn này bao gồm các phép thử về cỡ hạt phù hợp cho mọi loại than nguyên khai. Tiêu chuẩn cũng phù hợp với than đá phân cấp thành từng cấp hạt với giới hạn quy định và với than không quy định giới hạn trên và dưới. Nhiên liệu đã qua chế biến và than cốc không áp dụng tiêu chuẩn này.
Than nghiền mịn bằng cách nghiền than cục đến khi phần lớn lọt qua lỗ sàng nhỏ nhất. Bởi vậy, tiêu chuẩn này không áp dụng để phân tích than mịn thành các cỡ nhỏ hơn, mặc dù trình tự thử có thể áp dụng được; Thông tin cung cấp về phân tích cỡ hạt than nghiền thường chỉ giới hạn ở việc xác định tỷ lệ quá cỡ. Việc phân tích cỡ hạt các vật liệu qua sàng tiêu chuẩn nhỏ nhất thường được tiến hành bằng kính hiển vi, sự sa lắng hoặc đo diện tích bề mặt. Điều đó vượt ra ngoài phạm vi của tiêu chuẩn này.
ISO 565, Sàng lưới đan và sàng dập lỗ trong các loại sàng thử nghiệm – Kích thước danh nghĩa của lỗ sàng.
ISO/R 1213 , Thuật ngữ về nhiên liệu khoáng rắn.
TCVN 1693 : 1995 (ISO 1988) Than đá – Lấy mẫu
4. Mục đích và công dụng của việc phân tích cỡ hạt
Mục đích phân tích cỡ hạt than là xác định sự phân bố khối lượng giữa các cỡ hạt khác nhau. Kết quả được biểu thị bằng khối lượng của than còn lại trên mặt sàng có lỗ sàng khác nhau.
Sử dụng phân tích cỡ hạt để xác định lượng thu hoạch của các sản phẩm từ than nguyên khai, để cung cấp những số liệu thiết kế cho nhà máy tuyển than, để chọn những sản phẩm đạt quy cách từ các nhà máy sàng tuyển và đánh giá hiệu quả của nhà máy dập nghiền than. Tiêu chuẩn cũng giúp để lựa chọn các loại than cho các quá trình và thiết bị đặc biệt.
Các Thuật ngữ dùng trong tiêu chuẩn này phù hợp với TCVN 4826 – 89 (ISO 1213/1).
Các loại lỗ sàng dùng thử nghiệm được ban kỹ thuật ISO 24 mô tả và chấp nhận, đặc biệt đã tham khảo tiêu chuẩn ISO 565. Cần tránh việc sử dụng không có sự phân biệt giữa sàng lỗ vuông và sàng lỗ tròn và do vậy nên dùng thang sàng của cùng một loại. Sự chuyển đổi gần đúng từ lỗ sàng tròn sang lỗ sàng vuông bằng cách nhân đường kính với 0,9, nhưng sự chuyển đổi như vậy chỉ nhằm mục đích so sánh thô và nếu sử dụng phải nói rõ trong các kết quả.
Điều quan trọng là thỉnh thoảng kiểm tra lỗ sàng theo các phương pháp đã mô tả để đảm bảo kích thước nằm trong giới hạn dung sai ghi trong ấn phẩm thích hợp của ISO.
7. Lấy mẫu để phân tích cỡ hạt
Mẫu để phân tích cỡ hạt được lấy theo TCVN 1693 : 1995 (ISO 1988). Cần chú ý đến điều 2.9 của tài liệu này về những chú ý đặc biệt và những sự biến đổi về khối lượng và số lượng nhỏ nhất của mẫu đơn khi lấy mẫu dùng cho phép thử vật lý. Các điều dự phòng đặc biệt áp dụng cho việc lấy mẫu than để phân tích cỡ hạt được trình bày chi tiết ở dưới (xem phụ lục A).
7.2. Các chuẩn về độ chính xác
Việc phân tích cỡ hạt một mẫu than được xác định như một nhóm các tỷ lệ phần trăm khối lượng của vật liệu còn lưu lại ở trên, ở giữa, hoặc lọt qua một dẫy lưới sàng thí nghiệm và không phải tất cả các tỷ lệ phần trăm này sẽ có cùng độ chính xác. Các thí nghiệm trên phạm vi rộng với các loại và cỡ hạt của than đã chỉ ra rằng độ chính xác của từng tỷ lệ phần trăm này có liên quan tới trị số của chính nó và có liên quan đến lượng vật liệu lũy tích còn lưu lại t
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 172:1997 (ISO 589:1981) về than đá – xác định hàm lượng ẩm toàn phần
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6257:1997 (ISO 1018 : 1975) về Than đá - Xác định độ ẩm lưu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 172:2007 (ISO 589 : 2003) về Than đá - Xác định độ ẩm toàn phần
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 174:1995 (ISO 562-1981 (E)) về Than đá và cốc - Xác định hàm lượng chất bốc do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 252:1967 về Than đá, antraxit và nửa antraxit - Phương pháp phân tích chìm nổi do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 318:1997 về Than và cốc – Tính kết quả phân tích trên những cơ sở khác nhau
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1693:2008 (ISO 18283 : 2006) về Than đá - Lấy mẫu thủ công
- 1Quyết định 726/QĐ-BKHCN năm 2007 hủy bỏ tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 172:1997 (ISO 589:1981) về than đá – xác định hàm lượng ẩm toàn phần
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6257:1997 (ISO 1018 : 1975) về Than đá - Xác định độ ẩm lưu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 172:2007 (ISO 589 : 2003) về Than đá - Xác định độ ẩm toàn phần
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 174:1995 (ISO 562-1981 (E)) về Than đá và cốc - Xác định hàm lượng chất bốc do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 251:2007 (ISO 1953 : 1994) về Than đá - Phân tích cỡ hạt bằng sàng
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 251:1967 về Than đá, antraxit, nửa antraxit - Phương pháp phân tích cỡ hạt bằng sàng do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 252:1967 về Than đá, antraxit và nửa antraxit - Phương pháp phân tích chìm nổi do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1693:1995 về Than đá - Lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 318:1997 về Than và cốc – Tính kết quả phân tích trên những cơ sở khác nhau
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1693:2008 (ISO 18283 : 2006) về Than đá - Lấy mẫu thủ công
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 251:1997 (ISO 1953 : 1972) về Than đá - Phân tích cỡ hạt
- Số hiệu: TCVN251:1997
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1997
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra