Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 1693 : 2008

ISO 18283 : 2006

THAN ĐÁ VÀ CỐC - LẤY MẪU THỦ CÔNG

Hard coal and coke - Manual sampling

Lời nói đầu

TCVN 1693 : 2008 thay thế cho TCVN 1693 : 1995.

TCVN 1693 : 2008 hoàn toàn tương đương với ISO 18283 : 2006.

TCVN 1693 : 2008 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC27/SC3 "Nhiên liệu khoáng rắn - Than" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Lấy mẫu cơ giới từ dòng mẫu chuyển động là phương pháp ưu tiên để lấy mẫu nhiên liệu. Tuy nhiên, phương tiện cơ giới thường không có sẵn. Hơn nữa, đối với than hoặc cốc dạng cục, lấy mẫu cơ giới có thể làm vỡ các cục (cỡ hạt) trong hệ thống lấy mẫu.

Yêu cầu cơ bản của lấy mẫu là các dụng cụ lấy mẫu có thể tiếp cận được đến tất cả các cấp hạt nhiên liệu trong lô và mỗi cấp hạt riêng lẻ đều có xác suất như nhau trong mẫu thử.

Khi lấy mẫu thủ công, các điều kiện thường là không lý tưởng. Mục đích của các phương pháp nêu trong tiêu chuẩn này là để thu được mẫu có tính đại diện nhất. Chỉ áp dụng phương pháp lấy mẫu thủ công khi không có khả năng thực hiện lấy mẫu bằng phương pháp cơ giới.

Mục đích của lấy mẫu và chuẩn bị mẫu nhiên liệu là cung cấp một mẫu thử, khi phân tích cho kết quả thử đại diện cho lô đã lấy mẫu.

Giai đoạn thứ nhất của lấy mẫu, gọi là lấy mẫu ban đầu, là việc lấy mẫu từ các vị trí phân bố trên toàn bộ lô với số lượng thích hợp của các phần nhiên liệu. Các mẫu ban đầu sau đó được gộp thành một mẫu, hoặc là "như đã lấy" hoặc sau khi đã được phân chia, để giảm khối lượng mẫu đến khối lượng quy định. Mẫu thử với số lượng và loại theo yêu cầu được chuẩn bị bằng một loạt các quá trình, còn gọi là chuẩn bị mẫu.

Trong việc lập quy trình lấy mẫu, điều quan trọng là phải ngăn ngừa độ chệch khi lấy mẫu đơn. Độ chệch có thể nảy sinh từ:

a) không chuẩn xác về vị trí/thời điểm lấy mẫu đơn;

b) không chuẩn xác về việc phân định và lấy mẫu đơn;

c) hao hụt tính nguyên vẹn của mẫu đơn sau khi lấy.

Các phương pháp đo độ chệch được mô tả trong tiêu chuẩn này.

 

THAN ĐÁ VÀ CỐC - LẤY MẪU THỦ CÔNG

Hard coal and coke - Manual sampling

CHÚ Ý        Lấy mẫu có thể liên quan đến các vật liệu, thao tác thiết bị và các trạng thái nguy hại. Trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này đề cập đến những vấn đề về an toàn liên quan đến việc sử dụng tiêu chuẩn này. Trách nhiệm của người sử dụng tiêu chuẩn này là phải thiết lập các quy tắc phù hợp về sức khỏe, an toàn và xác định các giới hạn cho phép trước khi sử dụng.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ cơ bản sử dụng trong lấy mẫu thủ công của than đá và cốc và mô tả nguyên tắc chung về lấy mẫu. Tiêu chuẩn này quy định quy trình và yêu cầu để lập sơ đồ lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu thủ công, dụng cụ lấy mẫu, xử lý và bảo quản mẫu, chuẩn bị mẫu và hồ sơ lấy mẫu.

Tiêu chuẩn này áp dụng để lấy mẫu thủ công từ dòng nhiên liệu chuyển động. Hướng dẫn lấy mẫu thủ công nhiên liệu ở trạng thái tĩnh được nêu trong Phụ lục B, nhưng phương pháp lấy mẫu này không cung cấp mẫu đại diện và trong báo cáo lấy mẫu cần nêu rõ điều này.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho việc lấy mẫu than nâu và linhit, như nêu trong ISO 5069-1 và ISO 5069-2. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho việc lấy mẫu từ vỉa than, như nêu trong ISO 14180. Lấy mẫu cơ học than và cốc quy định trong ISO 13909 (tất cả các phần).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bả

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1693:2008 (ISO 18283 : 2006) về Than đá - Lấy mẫu thủ công

  • Số hiệu: TCVN1693:2008
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2008
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản