Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC
TCVN 251 - 67
THAN ĐÁ, ANTRAXIT VÀ NỬA ANTRAXIT
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CỠ HẠT BẰNG SÀNG
1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc phân tích cỡ hạt bằng sàng, nhằm phân chia và xác định tỉ lệ thu hoạch của từng cấp hạt, cho các loại than đá, antraxit và nửa antraxit.
2. Mẫu đem phân tích cỡ hạt là mẫu khai thác, lấy trong thời gian một ngày làm việc liên tục.
3. Số lượng các mẫu đơn trong mẫu khai thác, phải phân chia thế nào để số mẫu lấy đó, có đủ loại than hợp với tỉ lệ than khai thác trong thời gian lấy mẫu.
4. Không được lấy mẫu ở nơi bị phay phá hay than dọn lò.
5. Khối lượng mẫu bảo đảm theo quy định sau:
a) Khi độ tro nhỏ hơn 10% khối lượng mẫu khoảng 5 - 6 tấn
b) Khi độ tro từ 10 đến dưới 20% khối lượng mẫu khoảng 7 - 8 tấn
c) Khi độ tro từ 20 trở lên khối lượng mẫu khoảng 9 - 10 tấn
6. Mẫu chuẩn bị đưa phân tích cỡ hạt, đựng vào thùng hay túi. Trên mỗi thùng hay túi đó phải dán nhãn có ghi: số hiệu mẫu, tên vỉa, tên mỏ, nơi lấy mẫu và ngày tháng lấy mẫu.
7. Tất cả mọi công việc lấy mẫu, chuẩn bị mẫu, vận chuyển mẫu, phải làm rất cẩn thận để tránh than bị vỡ vụn.
8. Nơi để phân tích cỡ hạt phải đảm bảo cho mẫu không bị hao hụt trong quá trình phân tích.
9. Mẫu phân tích cỡ hạt được phân chia ra các cấp hạt sau: lớn hơn 250, 250 - 120, 120 - 80, 80 - 50, 50 - 30, 30 - 15, 15 - 8, 8 - 3, 3 - 1 và 1 - 0 mm.
10. Phải cân mẫu trước và sau khi sàng. Khối lượng tổng cộng của các cấp hạt sau khi sàng, so với khối lượng mẫu trước khi sàng, không được hụt quá 2%. Khối lượng hao hụt này, căn cứ vào tỷ lệ thu hoạch của hai cấp 3 - 1 và 1 - 0 mm mà phân bổ cho hợp lý. Trường hợp hao hụt quá 2% thì làm lại mẫu khác.
11. Khi độ ẩm trong mẫu cao gây trở ngại cho việc sàng, thì được phép sấy các cấp hạt nhỏ hơn 15 mm trước lúc sàng. Trường hợp này, phải cân mẫu trước và sau khi sấy để biết khối lượng hao hụt, Khối lượng hao hụt này đem phân bổ theo tỷ lệ thu hoạch của những cấp hạt đã đem sấy.
12. Các mặt sàng dùng để phân chia mẫu thành các cấp hạt như đã nêu trong điều 9 của tiêu chuẩn này, là mặt sàng kim loại lỗ tròn, có đường kính phù hợp với cỡ hạt của các cấp đã quy định.
13. Tiến hành sàng, lấy những cấp có cỡ hạt lớn trước, rồi đến những cấp có cỡ hạt nhỏ sau.
14. Chiều dày lớp than trên mặt sàng từ 30 mm trở lên, nhưng không được dày quá kích thước hạt than lớn nhất trong mẫu.
15. Sàng lắc đều đặn theo phương nằm ngang, cho đến khi không còn thấy hạt than nào lọt qua sàng và lắc thêm 10 lần nữa thì kết thúc một lần sàng.
Chú thích: Những quy định trong điều 14 và 5 áp dụng cho sàng thủ công.
16. Mỗi cấp hạt sau khi sàng xong đem cân và cho vào thùng hay túi. Trên mỗi thùng hay túi đó đều có dán nhãn ghi: số hiệu mẫu, tên vỉa, tên mỏ, nơi lấy mẫu, ngày tháng lấy mẫu, kích thước giới hạn trên và dưới của cấp hạt, và khối lượng (kg). Tất cả các lần cân chính xác đến 0,1 kg.
17. Kết quả cân các cấp hạt sau khi sàng xong, được tính ra tỷ lệ phần trăm so với toàn bộ mẫu ban đầu và ghi vào biên bản (phụ lục).
PHỤ LỤC
Biên bản số ………………………………….
Kết quả phân tích sàng
Đơn vị phân tích sàng ...........................................................................
Số hiệu mẫu ................... vỉa .................... mỏ......................................
Lấy mẫu ngày ................tháng ...................năm ..................................
Kích thước hạt lớn nhất trong mẫu ................................................ mm,
Khối lượng mẫu ............................... kg
Phân tích sàng ngày ........... tháng ............. năm...............
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 172:1997 (ISO 589:1981) về than đá – xác định hàm lượng ẩm toàn phần
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6257:1997 (ISO 1018 : 1975) về Than đá - Xác định độ ẩm lưu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 172:2007 (ISO 589 : 2003) về Than đá - Xác định độ ẩm toàn phần
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 174:1995 (ISO 562-1981 (E)) về Than đá và cốc - Xác định hàm lượng chất bốc do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 251:2007 (ISO 1953 : 1994) về Than đá - Phân tích cỡ hạt bằng sàng
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1693:1995 về Than đá - Lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 318:1997 về Than và cốc – Tính kết quả phân tích trên những cơ sở khác nhau
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8910:2011 về Than thương phẩm - Yêu cầu kỹ thuật
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 172:1997 (ISO 589:1981) về than đá – xác định hàm lượng ẩm toàn phần
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6257:1997 (ISO 1018 : 1975) về Than đá - Xác định độ ẩm lưu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 172:2007 (ISO 589 : 2003) về Than đá - Xác định độ ẩm toàn phần
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 174:1995 (ISO 562-1981 (E)) về Than đá và cốc - Xác định hàm lượng chất bốc do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 251:1997 (ISO 1953 : 1972) về Than đá - Phân tích cỡ hạt
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 251:2007 (ISO 1953 : 1994) về Than đá - Phân tích cỡ hạt bằng sàng
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1693:1995 về Than đá - Lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 318:1997 về Than và cốc – Tính kết quả phân tích trên những cơ sở khác nhau
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8910:2011 về Than thương phẩm - Yêu cầu kỹ thuật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 251:1967 về Than đá, antraxit, nửa antraxit - Phương pháp phân tích cỡ hạt bằng sàng do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN251:1967
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1967
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra