Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN ISO/TS 22002-4:2018

ISO/TS 22002-4:2013

CHƯƠNG TRÌNH TIÊN QUYẾT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM - PHẦN 4: SẢN XUẤT BAO BÌ THỰC PHẨM

Prerequisite programmes on food safety - Part 4: Food packaging manufacturing

Lời nói đầu

TCVN ISO/TS 22002-4:2018 hoàn toàn tương đương với ISO/TS 22002-4:2013;

TCVN ISO/TS 22002-4:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

Bộ TCVN ISO/TS 22002 Chương trình tiên quyết về an toàn thực phẩm gồm các phần sau đây:

- TCVN ISO/TS 22002-1:2013 (ISO/TS 22002-1:2009), Phần 1: Chế biến thực phm;

- TCVN ISO/TS 22002-2:2014 (ISO/TS 22002-2:2013), Phn 2: Cung cấp thực phẩm;

- TCVN ISO/TS 22002-3:2013 (ISO/TS 22002-3:2011), Phần 3: Nuôi trồng;

- TCVN ISO/TS 22002-4:2018 (ISO/TS 22002-4:2013), Phần 4: Sản xuất bao bì thực phẩm;

- TCVN ISO/TS 22002-6:2018 (ISO/TS 22002-6:2016), Phần 6: Sản xuất thức ăn chăn nuôi.

 

Lời giới thiệu

TCVN ISO 22000 đưa ra các yêu cầu cụ thể về an toàn thực phẩm đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm. Một trong những yêu cầu này là các tổ chức phải thiết lập, áp dụng và duy trì các chương trình tiên quyết (PRP) để hỗ trợ kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm [8.2 của TCVN ISO 22000:2018 (ISO 22000:2018)1)]. Ngoài việc đáp ứng các yêu cầu nêu trong 8.2 của TCVN ISO 22000:2018 (ISO 22000:2018), tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu về trao đổi thông tin nêu trong 7.4 của TCVN ISO 22000:2018 (ISO 22000:2018)2).

Tiêu chuẩn này được sử dụng để hỗ trợ các hệ thống quản lý được thiết kế nhằm đáp ứng các yêu cầu nêu trong TCVN ISO 22000 và đưa ra các yêu cầu chi tiết cho các chương trình này.

Tiêu chuẩn này không lặp lại các yêu cầu trong TCVN ISO 22000 mà được sử dụng cùng với TCVN ISO 22000, ví dụ: hiệu lực của các biện pháp thực hiện theo tiêu chuẩn này để bảo vệ khỏi ô nhiễm bao bì thực phẩm được xem xét.

Việc sử dụng bao bì thực phẩm cần phải được hiểu đầy đủ sao cho mọi mối nguy về an toàn thực phẩm có thể xác định được và được xử lý thông qua thiết kế bao bì thực phẩm phù hợp, được bao gồm trong tiêu chuẩn này tại 4.14 (Thông tin về bao bì thực phẩm và trao đổi thông tin đối với khách hàng) kết hợp với các điều trong TCVN ISO 22000 như trong Phụ lục A.

 

CHƯƠNG TRÌNH TIÊN QUYẾT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM - PHẦN 4: SẢN XUẤT BAO BÌ THỰC PHẨM

Prerequisite programmes on food safety - Part 4: Food packaging manufacturing

CẢNH BÁO - Nội dung của tiêu chuẩn này giả định rằng việc thực hiện các điều khoản của tiêu chuẩn được giao cho những người có trình độ và kinh nghiệm thích hợp để sản xuất. Tiêu chuẩn này không bao gồm tất cả các điều khoản cần thiết của một hợp đồng. Người s dụng có trách nhiệm áp dụng đúng theo tiêu chuẩn. Việc tuân th tiêu chuẩn này không tự miễn trừ khi các nghĩa vụ pháp lý.

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu để thiết lập, áp dụng và duy trì các chương trình tiên quyết (PRP) nhằm giúp kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm trong việc sản xuất bao bì thực phẩm.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi tổ chức, không phân biệt quy mô và mức độ phức tạp của việc sản xuất bao bì thực phẩm và/hoặc các sản phẩm trung gian. Tiêu chuẩn này không được thiết kế hoặc dự định sử dụng trong các bộ phận khác hoặc các hoạt động khác của chuỗi cung ứng thực phẩm.

CHÚ THÍCH 1: Tổ chức tự sản xuất bao bì thực phẩm (ví dụ: tự thổi chai và định hình/rót/làm kín các thùng/túi vô trùng) có

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 22002-4:2018 (ISO/TS 22002-4:2013) về Chương trình tiên quyết an toàn thực phẩm - Phần 4: Sản xuất bao bì thực phẩm

  • Số hiệu: TCVNISO/TS22002-4:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản