Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13928:2023
MỰC IN BAO BÌ THỰC PHẨM - YÊU CẦU CHUNG
Printing ink for food packaging - General requirements
Lời nói đầu
TCVN 13928:2023 xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn IS 15495:2020 Printing ink for food packaging - Code of practice.
TCVN 13928:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 130 Công nghệ đồ họa biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Việc sản xuất các sản phẩm an toàn để bảo vệ người tiêu dùng khỏi nguồn ô nhiễm đi vào thực phẩm là một xu hướng tất yếu trong công nghiệp mực in và bao bì. Bao bì thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo quản và bảo vệ thực phẩm khỏi nguồn ô nhiễm. Mực in là một phần không thể tách rời khỏi bao bì và rất quan trọng vì chúng cung cấp các thông tin, nhận diện thương hiệu và trang trí cho bao bì. Mực in phải được sản xuất từ các hợp chất an toàn, không độc hại, do vậy cần phải có tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu cơ bản về mực in an toàn được sử dụng trong bao bì thực phẩm, kiểm soát chất lượng sản phẩm nhằm ngăn chặn mối nguy hại cho người sử dụng, cũng như giảm thiểu tác hại đối với môi trường, đảm bảo các lợi ích cho cộng đồng.
MỰC IN BAO BÌ THỰC PHẨM - YÊU CẦU CHUNG
Printing ink for food packaging - General requirements
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung đối với mực in sử dụng trên bao bì thực phẩm.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, (nếu có).
TCVN 6238-3 (ISO 8124-3) An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 3: Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại
3 Phân loại
Mực in sử dụng cho bao bì thực phẩm được chia thành hai loại như sau:
3.1 Mực in trên bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
Mực được in trên bề mặt của bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm được bao gói hoặc tờ in rời tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
3.2 Mực in trên bao bì không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
Mực được in trên các vị trí hoặc các phần không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm của bao bì thực phẩm.
4 Các yêu cầu
4.1 Mực in trên các bao bì thực phẩm phải được sản xuất sao cho trong điều kiện sử dụng bình thường hoặc dự kiến, các thành phần của chúng sẽ không thôi nhiễm vào thực phẩm với những lượng có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người, ảnh hưởng tiêu cực đến các đặc tính cảm quan hoặc thay đổi về bản chất, các chất và/hoặc chất lượng của thực phẩm.
4.2 Màng mực được sử dụng trên bao bì thường là rất mỏng và do vậy tổng lượng mực có trong đó là rất nhỏ. Tuy nhiên, để áp đặt biện pháp bảo vệ, mực in trên bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm cũng như mực in trên bao bì không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được pha chế bằng cách sử dụng các vật liệu an toàn, không độc hại, không được phân loại là chất gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư, gây biến đổi gen và độc hại cho sinh sản (CMR) như quy định trong A.1 và không sử dụng các hợp chất hóa học quy định tại trong Phụ lục A.
4.3 Tổng hàm lượng chì, cadimi, thủy ngân và crom (VI) trong mực in không được vượt quá 100 mg/kg.
5 Quy tắc thực hành
5.1 Các nhà sản xuất mực in phải đảm bảo mực được pha chế phù hợp vớ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 22002-4:2018 (ISO/TS 22002-4:2013) về Chương trình tiên quyết an toàn thực phẩm - Phần 4: Sản xuất bao bì thực phẩm
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13842-5:2023 (ISO/TS 20224-5:2020) về Phân tích dấu ấn sinh học phân tử - Phát hiện nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi bằng real-time PCR - Phần 5: Phương pháp phát hiện ADN của dê
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13842-4:2023 (ISO/TS 20224-4:2020) về Phân tích dấu ấn sinh học phân tử - Phát hiện nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi bằng real-time PCR - Phần 4: Phương pháp phát hiện ADN của gà
- 1Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-3:2011 (ISO 8124-3:2010) về An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 3: Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại
- 5Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-4:2015/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm do Bộ Y tế ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 22002-4:2018 (ISO/TS 22002-4:2013) về Chương trình tiên quyết an toàn thực phẩm - Phần 4: Sản xuất bao bì thực phẩm
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13842-5:2023 (ISO/TS 20224-5:2020) về Phân tích dấu ấn sinh học phân tử - Phát hiện nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi bằng real-time PCR - Phần 5: Phương pháp phát hiện ADN của dê
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13842-4:2023 (ISO/TS 20224-4:2020) về Phân tích dấu ấn sinh học phân tử - Phát hiện nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi bằng real-time PCR - Phần 4: Phương pháp phát hiện ADN của gà
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13928:2023 về Mực in bao bì thực phẩm - Yêu cầu chung
- Số hiệu: TCVN13928:2023
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2023
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra