Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9663:2013

ISO 21543:2006

SẢN PHẨM SỮA – HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐO PHỔ HỒNG NGOẠI GẦN

Milk products – Guidelines for the application of near infrared spectrometry

Lời nói đầu

TCVN 9663:2013 hoàn thành tương đương với ISO 21543:2006;

TCVN 9663:2013 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

SẢN PHẨM SỮA – HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐO PHỔ HỒNG NGOẠI GẦN

Milk products – Guidelines for the application of near infrared spectrometry

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn sử dụng phép đo phổ hồng ngoại gần để xác định:

- hàm lượng chất khô tổng số, chất béo và protein trong phomat;

- độ ẩm, hàm lượng chất béo, protein và lactose trong sữa bột, whey bột và buttermilk bột;

- độ ẩm, hàm lượng chất béo, chất khô không béo và muối trong bơ;

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1. Thiết bị đo phổ hồng ngoại gần (near infrared instrument)

Thiết bị NIR (NIR instrument)

Thiết bị chuyên dụng được sử dụng trong các điều kiện quy định trong tiêu chuẩn này để ước tính các phần khối lượng của các chất quy định trong Điều 1.

2.2. Hàm lượng chất khô tổng số, độ ẩm, chất khô không béo, chất béo, protein, lactose và muối

(total solids, moisture, non-fat solids, fat, protein, lactose and salt contents)

Phần khối lượng của các chất xác định được bằng phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH: Các hàm lượng này được biểu thị bằng phần trăm khối lượng.

3. Nguyên tắc

Mẫu được xử lý sơ bộ để thu được mẫu thử đồng nhất có thành phần hóa học đặc trưng của nguyên liệu mẫu thử. Cho phần mẫu thử đồng nhất vào hộp đựng mẫu của máy đo phổ NIR. Đo độ hấp thụ tại các bước sóng trong vùng hồng ngoại gần và dữ liệu quang phổ được chuyển về các nồng độ thành phần các mẫu hiệu chuẩn được xây dựng trên các mẫu đại diện từ lượng được thử nghiệm.

4. Thuốc thử

Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích và sử dụng nước cất hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có chất lượng tương đương, trừ khi có quy định khác.

4.1. Etanol hoặc dung môi thích hợp khác hoặc hỗn hợp chất tẩy rửa, để làm sạch cốc đựng mẫu sử dụng nhiều lần.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1. Thiết bị đo phổ hồng ngoại gần (NIR), dựa trên phép đo sự truyền hoặc phản xạ khuếch tán trong toàn bộ vùng bước sóng hồng ngoại gần từ 700 nm đến 2500 nm hoặc các phân đoạn của chúng hoặc tại các bước sóng được chọn.

Nguyên tắc hoạt động quang học có thể là phân tán (ví dụ: máy đơn sắc cách tử), đo giao thoa hoặc không nhiệt (ví dụ: diot phát quang, diot laze hoặc laze). Thiết bị này cần được trang bị hệ thống thử chẩn đoán độ nhiễu của hệ thống đo quang, độ chính xác của bước sóng và độ chụm của bước sóng (máy quang phổ quét). Độ chính xác của bước sóng cần lớn hơn 0,5 nm và độ lệch chuẩn lặp lại lớn hơn 0,02 nm.

Thiết bị này cần được trang bị hộp đựng mẫu, cho phép đo một thể tích mẫu hoặc có bề mặt đủ lớn để loại trừ được mọi ảnh hưởng do thành phần hóa học hoặc các đặc tính vật lý của mẫu thử không đồng đều. Chiều dài đường quang của mẫu (bề dày của mẫu) trong các phép đo đường truyền cần được tối ưu hóa theo hướng dẫn của nhà sản xuất liên quan đến cường độ tín hiệu để thu được tuyến tính và tỷ lệ tín hiệu/nhiễu lớn nhất. Trong các phép đo phản xạ, để l

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9663:2013 (ISO 21543:2006) về Sản phẩm sữa - Hướng dẫn áp dụng đo phổ hồng ngoại gần

  • Số hiệu: TCVN9663:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản