- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6400:1998 (ISO 707 : 1997 (E)) về sữa và sản phẩm sữa – hướng dẫn lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6508:1999 (ISO 1211 : 1984 (E)) về sữa - xác định hàm lượng chất béo - phương pháp khối lượng (Phương pháp chuẩn) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
ISO 9622 : 1999
SỮA NGUYÊN CHẤT – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MILKFAT, PROTEIN VÀ LACTOZA – HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH THIẾT BỊ ĐO VÙNG HỒNG NGOẠI GIỮA
Whole milk – Determination of milkfat, protein and lactose content – Guidance on the operation of mid-infrared instruments
Lời nói đầu
TCVN 6835 : 2001 hoàn toàn tương đương với ISO 9622 : 1999;
TCVN 6835 : 2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
SỮA NGUYÊN CHẤT – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MILKFAT, PROTEIN VÀ LACTOZA – HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH THIẾT BỊ ĐO VÙNG HỒNG NGOẠI GIỮA
Whole milk – Determination of milkfat, protein and lactose content – Guidance on the operation of mid-infrared instruments
Tiêu chuẩn này mô tả các điều kiện thao tác thiết bị đo để xác định hàm lượng chất béo, protein và lactoza của sữa ngoài nông trại, trên cơ sở đo hấp thụ bức xạ vùng hồng ngoại giữa ở các bước sóng đại diện cho từng thành phần cần phân tích.
Chú thích 1 – Trong thực tế, để thực hiện các phép đo này thường sử dụng các thiết bị tự động hoặc bán tự động bán sẵn như quy định trong điều 5 và trong tiêu chuẩn này được gọi là “thiết bị đo hồng ngoại”.
Bất kỳ loại thiết bị nào không phù hợp với nguyên tắc phân tích được quy định trong tiêu chuẩn này hoặc các thiết bị đo có lắp các bộ sửa đổi mà có thể làm thay đổi các đặc trưng nguyên lý của thiết bị (độ lặp lại, độ chính xác, các điều kiện sử dụng), cũng như dùng phương tiện điều chỉnh chuẩn, thì phải cần đến tiêu chuẩn cụ thể.
Chú thích 2 – không phải tất cả các thiết bị đều cho phép xác định hàm lượng lactoza. Hơn nữa, một số thiết bị cho phép đo trực tiếp hàm lượng nước. Hàm lượng tổng chất khô hòa tan có thể đánh giá được bằng cách bổ sung chất béo, protein, lactoza, đồng thời sử dụng một hằng số để hiệu chỉnh hàm lượng muối.
Phương pháp mô tả trên có thể áp dụng để xác định hàm lượng chất béo, protein và nếu thích hợp để xác định lactoza của sữa ngoài nông trại. Phương pháp này cũng dùng để phân tích các loại sữa khác (sữa dê, sữa cừu, sữa trâu…) và sữa đã chế biến với điều kiện là thiết bị phải được hiệu chuẩn (điều 7).
TCVN 6508 : 1999 (ISO 1211) Sữa – Xác định hàm lượng chất béo – Phương pháp khối lượng (phương pháp chuẩn).
TCVN 5765-1 Sữa bột, hỗn hợp sữa bột dùng để làm kem lạnh và phomat chế biến – Xác định hàm lượng lactoza – Phần 1: Phương pháp enzyme sử dụng glucoza nửa lactoza.
TCVN 5765-2 Sữa bột, hỗn hợp sữa bột dùng để làm kem lạnh và phomat chế biến – Xác định hàm lượng lactoza – Phần 2: Phương pháp enzyme sử dụng galactoza nửa lactoza.
ISO 8968-1 Sữa – Xác định hàm lượng nitơ – Phần 1: Phương pháp Kjeldahl.
ISO 8968-2 Sữa – Xác định hàm lượng nitơ – Phần 2: Phương pháp thủy phân khối (phương pháp vĩ mô).
ISO 8968-4 Sữa – Xác định hàm lượng nitơ – Phần 4 : Xác định hàm lượng nitơ phi protein.
ISO 8968-5 Sữa – Xác định hàm lượng nitơ – Phần 4 : Xác định hàm lượng nitơ – protein.
Trong tiêu chuẩn này áp dụng định nghĩa sau đây:
3.1. Thiết bị đo hồng ngoại: Thiết bị đặc thù được sử dụng dưới các điều kiện quy định trong tiêu chuẩn này để đánh giá phần khối lượng chất béo, protein và lactoza trong sữa nguyên chất.
3.2 Hàm lượng chất béo, protein và lactoza: Phần khối lượng của các chất xác định được bằng phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này.
Chú thích – Hàm lượng chất béo, protein và lactoza được biểu thị bằng phần trăm khối lượng [% (m/m)].
Sau khi đồng hóa mẫu sữa, dùng thiết bị đo hồng ngoại để đo
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6400:1998 (ISO 707 : 1997 (E)) về sữa và sản phẩm sữa – hướng dẫn lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6508:1999 (ISO 1211 : 1984 (E)) về sữa - xác định hàm lượng chất béo - phương pháp khối lượng (Phương pháp chuẩn) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6838:2001 (ISO 12081 : 1998) về sữa - xác định hàm lượng canxi - phương pháp chuẩn độ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6835:2015 (ISO 9622:2013) về Sữa và sản phẩm sữa dạng lỏng - Hướng dẫn đo phổ hồng ngoại giữa
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6835:2001 (ISO 9622 : 1999) về sữa nguyên chất - xác định hàm lượng milkfat, protein và lactoza - hướng dẫn vận hành thiết bị đo vùng hồng ngoại giữa do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6835:2001
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2001
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực