Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6274 : 2003

QUI PHẠM Ụ NỔI

Rules for Floating Docks

 

CHƯƠNG 1 QUI ĐỊNH CHUNG

1.1. Qui định chung

1.1.1. Phạm vi áp dụng

1 Việc kiểm tra và đóng mới các ụ nổi phải thỏa mãn Qui phạm này.

2 Qui phạm này xây dựng trên cơ sở coi ụ nổi chỉ chịu tải trọng phù hợp và chỉ làm việc trong vùng nước được bảo vệ; không áp dụng cho trường hợp có sự tập trung hoặc phân bố tải trọng đặc biệt. Đăng kiểm có thể yêu cầu gia cường bổ sung đối với ụ nổi bất kỳ, mà theo ý kiến của Đăng kiểm, có thể phải chịu ứng suất lớn do đặc tính riêng khi thiết kế hoặc do ụ nổi được thiết kế theo điều kiện tải trọng hoặc dằn khác thường. Trong các trường hợp này, các tài liệu tính toán phải được trình cho Đăng kiểm xét duyệt.

3 Đối với các kết cấu, máy và trang thiết bị quan trọng chưa được quy định ở Qui phạm này, phải áp dụng các quy định liên quan của TCVN 6259 : 2003 "Qui phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép" (từ sau đây được gọi tắt là "Qui phạm đóng tàu").

1.1.2. Thay thế tương đương

Kết cấu thân ụ nổi, trang thiết bị, bố trí và kích thước cơ cấu khác so với những quy định ở Qui phạm này có thể được Đăng kiểm chấp nhận với điều kiện chứng minh được rằng kết cấu thân ụ nổi, trang thiết bị, bố trí và kích thước cơ cấu ấy tương đương với những yêu cầu ở Qui phạm này.

1.1.3. Các quy định khác

Ngoài những quy định về phân cấp và đóng mới các ụ nổi ở Qui phạm này, chủ tàu, nhà máy đóng tàu và người thiết kế phải tuân theo các quy định của nhà nước hay chính quyền địa phương hoặc của các tổ chức khác về an toàn, vệ sinh lao động hoặc các tiêu chuẩn khác áp dụng cho ụ nổi.

1.1.4. Giấy chứng nhận lai dắt

Khi chủ tàu, nhà máy đóng tàu đề nghị Đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận lai dắt cho ụ nổi hành trình trên biển thì độ bền, mạn khô, ổn định và các phần khác có thể được Đăng kiểm xem xét đặc biệt, nếu cần.

1.1.5. Cần trục

Khi nhà máy đóng tàu hoặc chủ tàu đề nghị xác định tải trọng làm việc an toàn của cần trục, Đăng kiểm sẽ tiến hành xác định tải trọng làm việc an toàn của cần trục theo TCVN 6272 : 2003 - "Qui phạm thiết bị nâng hàng tàu biển".

1.2. Định nghĩa

1.2.1. Chiều dài

Chiều dài (L) là khoảng cách, mét, giữa các mặt ngoài của vách trước và vách sau của kết cấu phần nổi của ụ nổi đo trên đường nước ứng với trạng thái khi ụ nổi nâng một con tàu có lượng chiếm nước bằng sức nâng của ụ nổi.

1.2.2. Chiều rộng

Chiều rộng (B) là chiều rộng thiết kế, mét, do tại khoảng cách lớn nhất theo phương ngang giữa hai mặt phía trong của tôn mạn ngoài cùng.

1.2.3. Chiều cao

Chiều cao (D) là chiều cao thiết kế, mét, do tại mặt phẳng dọc tâm từ mặt trên của tôn đáy đến mặt dưới của tôn boong nóc.

1.2.4. Boong an toàn

Boong an toàn là boong kín nước bao phủ trên toàn bộ chiều dài của các vách mạn và nằm dưới boong nóc.

1.2.5. Boong nóc

Boong nóc là boong bao phủ trên toàn bộ chiều dài của các vách mạn tạo thành đỉnh của các vách mạn.

1.2.6. Pông tông

Pông tông là phần kết cấu của ụ nổi ở giữa các vách mạn, đi từ đáy ụ nổi đến mặt dưới của vách mạn.

1.2.7. Nước đọng

Nước đọng là nước không thể dùng bơm để hút ra khỏi các khoang dằn.

1.2.8. Nước dằn bù

Nước dằn bù là nước dằn dùng để giảm ứng suất và biến dạng trong kết cấu ụ nổi và dùng để điều chỉnh độ nghiêng và chúi của ụ nổi.

1.2.9. Sức nâng của ụ nổi

Sức

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6274:2003 về Quy phạm ụ nổi

  • Số hiệu: TCVN6274:2003
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 31/12/2004
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản