Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6238-1:2011

ISO 8124-1:2009

AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM - PHẦN 1: CÁC YÊU CẦU AN TOÀN LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH CHẤT CƠ LÝ

Safety of toys - Part 1: Safety aspects related to mechanical and physical properties

Lời nói đầu

TCVN 6238-1:2011 thay thế TCVN 6238-1:2008 (ISO 8124-1:2000) và TCVN 6238-6:1997 (EN 71-6:1994).

TCVN 6238-1:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 8124-1:2009.

TCVN 6238-1:2011 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 181 An toàn đồ chơi trẻ em biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 6238, An toàn đồ chơi trẻ em, gồm các phần sau:

- TCVN 6238-1:2011 (ISO 8124-1:2009), Phần 1: Các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý;

- TCVN 6238-2:2008 (ISO 8124-2:2007), Phần 2: Yêu cầu chống cháy;

- TCVN 6238-3:2011 (ISO 8124-3:2010), Phần 3: Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại;

- TCVN 6238-4A:2011 (ISO 8124-4:2010), Phần 4A: Đu, cầu trượt và các đồ chơi vận động tương tự sử dụng tại gia đình;

- TCVN 6238-4:1997 (EN 71-4:1990), Phần 4: Bộ đồ chơi thực nghiệm về hóa học và các hoạt động liên quan;

- TCVN 6238-5:1997 (EN 71-5:1993), Phần 5: Bộ đồ chơi hóa học ngoài bộ đồ chơi thực nghiệm;

- TCVN 6238-9:2010 (EN 71-9:2005), Phần 9: Hợp chất hóa học hữu cơ - Yêu cầu chung;

- TCVN 6238-10:2010 (EN 71-10:2005), Phần 10: Hợp chất hóa học hữu cơ - Chuẩn bị và chiết mẫu;

- TCVN 6238-11:2010 (EN 71-11:2005), Phần 11: Hợp chất hóa học hữu cơ - Phương pháp phân tích.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn quốc tế này được xây dựng dựa phần lớn vào tiêu chuẩn EN 71-1 và ASTM F963.

Tuy nhiên, một đồ chơi được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn này không có nghĩa là sẽ hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu quốc gia về an toàn đồ chơi tại thị trường mà sản phẩm đó được phân phối. Vì vậy người sử dụng tiêu chuẩn này cần phải tham khảo thêm các yêu cầu quốc gia có liên quan.

Việc phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này sẽ làm giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến đồ chơi khi đồ chơi được sử dụng đúng với cách thức đã định (sử dụng bình thường) cũng như khi đồ chơi được sử dụng không đúng cách thức đã định (sử dụng sai có thể dự đoán trước do các hành vi thông thường của trẻ).

Tiêu chuẩn này không loại trừ cũng như không có mục đích loại trừ trách nhiệm của cha mẹ trong việc lựa chọn đồ chơi một cách phù hợp. Ngoài ra, tiêu chuẩn này không loại trừ việc cần thiết phải có sự giám sát của cha mẹ trong các trường hợp mà trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau có thể tiếp xúc với cùng một (các) đồ chơi.

Các phụ lục A, B, C, D và E chỉ có mục đích để tham khảo nhưng rất quan trọng vì phụ lục này cung cấp các giải thích chính xác cho nội dung của tiêu chuẩn.

An toàn của đồ chơi điện được nêu trong IEC 62115.

Khi có yêu cầu chỉ ra tuổi sử dụng trên nhãn an toàn thì có thể thể hiện theo năm hoặc theo tháng tuổi.

 

AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM - PHẦN 1: CÁC YÊU CẦU AN TOÀN LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH CHẤT CƠ LÝ

Safety of toys - Part 1: Safety aspects related to mechanical and physical properties

1. Phạm vi áp dụng

Các yêu cầu trong tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại đồ chơi, là sản phẩm hoặc vật liệu bất kỳ được thiết kế hoặc được nêu rõ để cho trẻ nhỏ hơn 14 tuổi sử dụng khi chơi. Trừ khi có các quy định đặc biệt khác, các yêu cầu này áp dụng cho cả đồ chơi mới và đồ chơi đã trải qua các điều kiện sử dụng thông thường cũng như sử dụng sai có thể dự đoán trước do các hành vi thông thường của trẻ.

Các yêu cầu của tiêu chuẩn này quy định các chuẩn mực có thể chấp nhận được đối với c

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-1:2011 (ISO 8124-1:2009) về An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 1: Các khía cạnh an toàn liên quan đến tính chất cơ lý

  • Số hiệu: TCVN6238-1:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản