- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6238-1:2008 (ISO 8124-1 : 2000, Amd. 1 : 2007, Amd. 2 : 2007) về an toàn đồ chơi trẻ em - Phần 1 - Các khía cạnh an toàn liên quan đến tính chất cơ lý
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6238-5:1997 (EN 71-5 : 1993) về An toàn đồ chơi trẻ em - Bộ đồ chơi hoá học ngoài bộ đồ chơi thực nghiệm
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 6238-2 : 2008
ISO 8124-2 : 2007
AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM - PHẦN 2: YÊU CẦU CHỐNG CHÁY
Safety of toys - Part 2: Flammability
1. Phạm vi áp dụng
(Xem A.2)
Tiêu chuẩn này quy định các loại vật liệu dễ cháy bị cấm dùng trong tất cả các loại đồ chơi, những yêu cầu có liên quan đến tính dễ bốc cháy của một số loại đồ chơi nhất định khi đặt chúng vào một nguồn cháy nhỏ.
Các phương pháp thử mô tả trong Điều 5 được dùng để xác định tính dễ bốc cháy của đồ chơi trong các điều kiện thử đã được quy định cụ thể. Bởi vậy không thể xem các kết quả thu được như là một chỉ dẫn có tính đến tất cả về nguy cơ cháy tiềm ẩn của đồ chơi hoặc vật liệu khi đặt chúng vào nguồn cháy khác.
Tiêu chuẩn này bao gồm những yêu cầu chung liên quan đến tất cả các loại đồ chơi, yêu cầu và phương pháp thử được quy định đối với các đồ chơi được coi là đồ chơi có nguy cơ lớn nhất sau đây:
- đồ chơi mang trên đầu như: râu, ria, tóc giả v.v, được làm từ tóc, lông hoặc vật liệu có những đặc điểm tương tự, mặt nạ đúc và mặt nạ bằng vải; mũ trùm đầu, mũ kiểu v.v, các chi tiết rủ xuống của đồ chơi mang trên đầu, loại trừ các loại mũ làm bằng giấy hay được dùng trong lễ hội pháo;
- quần áo hóa trang đồ chơi và đồ chơi để trẻ mặc vào khi chơi;
- đồ chơi để trẻ chui vào;
- đồ chơi nhồi mềm (con thú hoặc búp bê, v.v.) có bề mặt có lông tuyết hoặc bề mặt bằng vải.
CHÚ THÍCH 1: Những yêu cầu bổ sung cho tính dễ bốc cháy của các đồ chơi chạy bằng điện được quy định trong IEC 62115, Đồ chơi chạy bằng điện - Yêu cầu an toàn.
CHÚ THÍCH 2: Có rất ít số liệu về tai nạn đề cập đến những nguy cơ có liên quan đến tính dễ bốc cháy của đồ chơi.
4. Yêu cầu
4.1. Quy định chung (xem A.3)
Không được dùng các vật liệu sau đây trong sản xuất đồ chơi:
- Xenluloit (nitrat xenluloza), trừ khi các vật liệu này dùng trong vécni, sơn hoặc keo, hoặc trong quả bóng, loại được dùng cho trò chơi bóng bàn hoặc những trò chơi tương tự và các vật liệu có đặc tính cháy giống như xenluloit. Các vật liệu cụ thể chịu tác động của ngọn lửa thử để kiểm tra sự phù hợp của đồ chơi với các yêu cầu trong 4.2 đến 4.5 được coi là phù hợp với yêu cầu này nếu đồ chơi đó phù hợp với các yêu cầu tương ứng trong 4.2 đến 4.5.
- Vật liệu có lông tuyết trên bề mặt gây ra bùng cháy bề mặt khi tiếp cận ngọn lửa. Bề mặt có lông tuyết không có bất kỳ vùng cháy tức thời nào trên toàn bộ vùng bề mặt có lông tuyết ở cách xa ngọn lửa thử được coi như đáp ứng yêu cầu này.
- Chất rắn rất dễ cháy.
Ngoài ra, đồ chơi không được chứa khí dễ cháy, chất lỏng dễ cháy và rất dễ cháy, gel dễ cháy, trừ các trường hợp dưới đây.
- Chất lỏng dễ cháy, gel dễ cháy và chế phẩm chứa trong các bình chứa được gắn kín, có thể tích tối đa của mỗi bình chứa là 15 ml.
- Chất lỏng rất dễ cháy và chất lỏng dễ cháy được giữ toàn bộ trong vật liệu xốp trong các ống mao dẫn của dụng cụ viết.
- Chất lỏng dễ cháy có độ nhớt lớn hơn 260 x 10-6 m2/s tương ứng với thời gian chảy hơn 38 s khi xác định theo ISO 2431 : 1993, sử dụng cốc số 6.
- Chất lỏng rất dễ cháy được chứa trong đồ chơi thuộc phạm vi của TCVN 6238-5 (EN 71-5).
4.2. Đồ chơi mang trên đầu (xem A.4)
4.2.1. Quy định chung
Yêu cầu trong 4.2 áp dụng cho:
- râu, ria, tóc giả v.v, được làm từ tóc, lông hoặc vật liệu có những đặc điểm tương tự;
- mặt nạ được đúc và mặt nạ bằng vải;
- mũ trùm đầu, mũ kiểu v.v;
- chi tiết rủ xuống của đồ chơi mang trên đầu.
Nhưng không bao gồm các loại mũ làm bằng giấy hay được dùng trong lễ hội pháo (xem A.4).
Khi trên cùng một sản phẩm kết hợp nhiều chi tiết, ví dụ một cái mũ có gắn mặt nạ và tóc thì mỗi chi tiết phải được thử riêng theo quy định tại điều c
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6238-3:2008 (ISO 8124-3 : 1997) về an toàn đồ chơi trẻ em - Phần 3: Mức giới hạn xâm nhập của các độc tố
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6238-4:1997 (EN 71-4 : 1990) về An toàn đồ chơi trẻ em - Bộ đồ chơi thực nghiệm về hoá học và các hoạt động liên quan
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6238-6:1997 (EN 71-6:1994) về An toàn đồ chơi trẻ em - Yêu cầu về biểu tượng cảnh báo tuổi trẻ em không được sử dụng
- 1Quyết định 3884/QĐ-BKHCN năm 2017 hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6238-3:2008 (ISO 8124-3 : 1997) về an toàn đồ chơi trẻ em - Phần 3: Mức giới hạn xâm nhập của các độc tố
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6238-1:2008 (ISO 8124-1 : 2000, Amd. 1 : 2007, Amd. 2 : 2007) về an toàn đồ chơi trẻ em - Phần 1 - Các khía cạnh an toàn liên quan đến tính chất cơ lý
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6238-4:1997 (EN 71-4 : 1990) về An toàn đồ chơi trẻ em - Bộ đồ chơi thực nghiệm về hoá học và các hoạt động liên quan
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6238-5:1997 (EN 71-5 : 1993) về An toàn đồ chơi trẻ em - Bộ đồ chơi hoá học ngoài bộ đồ chơi thực nghiệm
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6238-6:1997 (EN 71-6:1994) về An toàn đồ chơi trẻ em - Yêu cầu về biểu tượng cảnh báo tuổi trẻ em không được sử dụng
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-2:2017 (ISO 8124-2:2014) về An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 2: Tính cháy
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6238-2:2008 (ISO 8124-2 : 2007) về an toàn đồ chơi trẻ em - Phần 2 - Yêu cầu chống cháy
- Số hiệu: TCVN6238-2:2008
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2008
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực