AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM - PHẦN 1: CÁC KHÍA CẠNH AN TOÀN LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH CHẤT CƠ LÝ
Safety of toys - Part 1: Safety aspects related to mechanical and physical properties
Các yêu cầu trong tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại đồ chơi, nghĩa là bất kỳ sản phẩm hoặc vật liệu nào được thiết kế hoặc được nêu rõ để cho trẻ nhỏ hơn 14 tuổi sử dụng khi chơi. Trừ khi có các quy định đặc biệt khác, tiêu chuẩn này áp dụng cho cả đồ chơi mới và đồ chơi đã trải qua các điều kiện sử dụng bình thường cũng như sử dụng sai có thể dự đoán trước do các hành vi thông thường của trẻ.
Tiêu chuẩn này quy định các chuẩn mực có thể chấp nhận được đối với các đặc tính về cấu trúc của đồ chơi như hình dáng, kích cỡ, đường nét, khoảng trống (ví dụ lúc lắc, các chi tiết nhỏ, đầu nhọn và cạnh sắc, khe hở của đường bản lề) cũng như các chuẩn mực có thể chấp nhận được đối với các tính chất riêng biệt của một số nhóm đồ chơi (ví dụ giá trị động năng lớn nhất cho các vật phóng có đầu bịt không đàn hồi, góc lật tối thiểu của một số đồ chơi do trẻ điều khiển và/hoặc mang khối lượng của trẻ).
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và phương pháp thử đối với đồ chơi dành cho trẻ em ở các nhóm lứa tuổi khác nhau từ mới sinh cho đến 14 tuổi. Các yêu cầu này khác nhau tùy thuộc vào nhóm tuổi sử dụng đồ chơi. Các yêu cầu đối với một nhóm tuổi riêng biệt phản ánh bản chất của các nguy cơ và khả năng thể chất và/hoặc tinh thần có thể trông chờ được của trẻ để đối phó với các nguy cơ đó.
Tiêu chuẩn này cũng quy định rằng các cảnh báo và/hoặc hướng dẫn sử dụng phù hợp phải được đưa ra trên một số loại đồ chơi hoặc bao gói của chúng. Do các vấn đề về ngôn ngữ có thể xảy ra tại các quốc gia khác nhau nên tiêu chuẩn không quy định cách diễn đạt các cảnh báo và hướng dẫn, mà chỉ cung cấp dưới dạng thông tin tổng quát trong Phụ lục B. Cũng cần lưu ý rằng có các yêu cầu pháp lý khác nhau liên quan đến việc ghi nhãn này tại nhiều quốc gia.
Tiêu chuẩn này không nhằm mục đích bao trùm hoặc bao gồm mọi nguy cơ tiềm ẩn có thể nhận thức được của một đồ chơi hoặc một loại đồ chơi. Ngoại trừ yêu cầu về dán nhãn chỉ ra các nguy cơ thuộc về chức năng và lứa tuổi thích hợp sử dụng đồ chơi, tiêu chuẩn này không đưa ra các yêu cầu đối với các đặc tính vốn có và các nguy cơ gắn liền với chức năng của đồ chơi.
CHÚ THÍCH Ví dụ về một nguy cơ như thế là một đầu nhọn cần thiết cho chức năng của một cây kim. Người mua bộ đồ chơi khâu và hiểu rõ về nguy cơ gây ra bởi cây kim và nguy cơ gây ra bởi đầu nhọn chức năng này tương tác với người sử dụng như là một phần của quá trình học hỏi thông thường cũng như khi mua hàng thông qua nhãn cảnh báo trên bao bì của sản phẩm.
Một ví dụ nữa là xe hẩy đồ chơi có các nguy cơ hiển nhiên và nhận thấy được liên quan đến việc sử dụng xe (ví dụ tính không ổn định trong khi sử dụng, đặc biệt là khi tập chơi). Các nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến các đặc tính về cấu trúc của xe đồ chơi (cạnh sắc, nguy cơ kẹp, v.v.) sẽ được giảm thiểu bởi sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Các sản phẩm sau đây không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn:
a) xe đạp, trừ các xe được coi là đồ chơi, nghĩa là có chiều cao yên tối đa là 435 mm (xem E.1);
b) súng cao su;
CHÚ THÍCH "Ná bắn đá" cũng được coi là "súng cao su".
c) mũi tên có đầu nhọn kim loại;
d) thiết bị trong các sân chơi gia đình và công cộng;
e) súng và súng ngắn hoạt động bằng hơi và khí nén (xem E.1);
f) diều (loại trừ độ cách điện của dây diều có được quy định trong tiêu chuẩn);
g) bộ mô hình lắp ráp, bộ sưu tập hay mô hình máy bay, tàu thủy không dùng chủ yếu để chơi;
h) thiết bị và
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6238-4:1997 (EN 71-4 : 1990) về An toàn đồ chơi trẻ em - Bộ đồ chơi thực nghiệm về hoá học và các hoạt động liên quan
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6238-5:1997 (EN 71-5 : 1993) về An toàn đồ chơi trẻ em - Bộ đồ chơi hoá học ngoài bộ đồ chơi thực nghiệm
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6238-6:1997 (EN 71-6:1994) về An toàn đồ chơi trẻ em - Yêu cầu về biểu tượng cảnh báo tuổi trẻ em không được sử dụng
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6238-3:1997 (EN 71 – 3 : 1988) về An toàn đồ chơi trẻ em - Yêu cầu giới hạn mức xâm nhập của các độc tố do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-6:2015 (ISO 8124-6:2014) về An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 6: Một số este phtalat trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em
- 1Quyết định 1144/QĐ-BKHCN năm 2011 hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6238-4:1997 (EN 71-4 : 1990) về An toàn đồ chơi trẻ em - Bộ đồ chơi thực nghiệm về hoá học và các hoạt động liên quan
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6238-5:1997 (EN 71-5 : 1993) về An toàn đồ chơi trẻ em - Bộ đồ chơi hoá học ngoài bộ đồ chơi thực nghiệm
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6238-6:1997 (EN 71-6:1994) về An toàn đồ chơi trẻ em - Yêu cầu về biểu tượng cảnh báo tuổi trẻ em không được sử dụng
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6238-3:1997 (EN 71 – 3 : 1988) về An toàn đồ chơi trẻ em - Yêu cầu giới hạn mức xâm nhập của các độc tố do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-1:2011 (ISO 8124-1:2009) về An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 1: Các khía cạnh an toàn liên quan đến tính chất cơ lý
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-6:2015 (ISO 8124-6:2014) về An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 6: Một số este phtalat trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6238-1:2008 (ISO 8124-1 : 2000, Amd. 1 : 2007, Amd. 2 : 2007) về an toàn đồ chơi trẻ em - Phần 1 - Các khía cạnh an toàn liên quan đến tính chất cơ lý
- Số hiệu: TCVN6238-1:2008
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2008
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực