Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6238-4 : 1997

EN 71-4 : 1990

AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM – BỘ ĐỒ CHƠI THỰC NGHIỆM VỀ HÓA HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN

Safety of toys – Experimental sets for chemistry and related activities

Lời nói đầu

TCVN 6238-4 : 1997 (EN71-4 : 1990) là một trong những tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn đồ chơi trẻ em.

Tiêu chuẩn này phải được áp dụng cùng với TCVN 6238-1 : 1997 (EN 71-1 : 1988), đặc biệt là lời giới thiệu và các điều 1 và 2.

Tiêu chuẩn này nhằm giảm bớt những rủi ro có thể gây nguy hiểm cho trẻ khi sử dụng bộ đồ chơi thực nghiệm bằng cách đưa ra những thông tin thích hợp để trẻ có thể nhận biết và kiểm soát được việc thí nghiệm.

 

AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM – BỘ ĐỒ CHƠI THỰC NGHIỆM VỀ HÓA HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN

Safety of toys – Experimental sets for chemistry and related activities

1. Đối tượng

Tiêu chuẩn này quy định lượng tối đa của một số chất và chế phẩm sử dụng trong bộ đồ chơi thực nghiệm về hóa học và các hoạt động liên quan (gọi tắt là bộ đồ chơi hóa học).

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các bộ đồ chơi hóa học và các bộ đồ chơi phụ trợ. Tiêu chẩn này cũng áp dụng cho đồ chơi thực nghiệm trong các lĩnh vực khoáng vật học, sinh học, vật lý, khoa học vi mô và khoa học môi trường, khi chúng có một hoặc nhiều chất và/hoặc chế phẩm hóa học.

Tiêu chuẩn này cũng đưa ra các yêu cầu về ghi nhãn, danh mục về nội dung, các hướng dẫn sử dụng và thiết bị để làm thí nghiệm.

2. Phạm vi áp dụng

Xem TCVN 6238-1 : 1997 (EN 71-1 : 1988).

Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu về:

- lượng tối đa các chất và chế phẩm được coi là nguy hiểm theo định nghĩa ghi trong chỉ thị 67/548/EEC và 88/379/EEC (bao gồm cả các sửa đổi và bổ sung tiếp theo); và

- lượng tối đa các chất và chế phẩm không được ghi trong các chỉ thị nêu trên mà nếu vượt quá giới hạn này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ;

- lượng tối đa của bất kỳ hóa chất nào khác được cung cấp cùng với đồ chơi.

3. Tiêu chuẩn và tài liệu trích dẫn

TCVN 6238-1 : 1997 (EN 71-1 : 1988) An toàn đồ chơi trẻ em – Yêu cầu cơ lý.

Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 67/548/EEC – Phân loại, bao gói và ghi nhãn các chất nguy hiểm (bao gồm cả các sửa đổi và bổ sung tiếp theo).

Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 88/379/EEC – Phân loại, bao gói và ghi nhãn các chế phẩm nguy hiểm (bao gồm cả các sửa đổi và bổ sung tiếp theo).

4. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa sau:

4.1. Bộ đồ chơi hóa học

Đồ chơi gồm có một hoặc nhiều hóa chất và/hoặc chế phẩm có hoặc không có thiết bị để tiến hành các thực nghiệm về hóa học.

Chú thích: Định nghĩa cũng bao gồm đồ chơi để làm thực nghiệm trong các lĩnh vực khoáng vật học, sinh học, vật lý, khoa học vi mô và khoa học môi trường khi chúng có một hoặc nhiều chất và/hoặc chế phẩm hóa học.

4.2. Bộ đồ chơi phụ trợ

Bộ đồ chơi hóa học để sử dụng cùng với bộ đồ chơi hóa học hoàn chỉnh.

5. Hóa chất

Chỉ các chất và chế phẩm với lượng giới hạn ghi trong bảng 1 mới được phép cung cấp cho bộ đồ chơi hóa học.

Chú thích – Chất lượng của hóa chất sử dụng phải thích hợp với các thí nghiệm mô tả. Đặc biệt hóa chất không được chứa tạp chất hoặc hỗn hợp gây ra các phản ứng không xác định được và nguy hiểm.

Các hóa chất khác không được cung cấp cho đồ chơi. Tuy nhiên hướng dẫn sử dụng có thể mô tả việc sử dụng các chất khác, không phải là chất hoặc

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6238-4:1997 (EN 71-4 : 1990) về An toàn đồ chơi trẻ em - Bộ đồ chơi thực nghiệm về hoá học và các hoạt động liên quan

  • Số hiệu: TCVN6238-4:1997
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1997
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản