Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12854-1:2020
ISO/IEC 29192-1:2012

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - CÁC KỸ THUẬT AN TOÀN - MẬT MÃ HẠNG NHẸ - PHẦN 1: TỔNG QUAN

Information technology - Security techniques - Lightweight cryptography - Part 1: General

 

Lời nói đầu

TCVN 12854-1 : 2020 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 29192-1:2012.

TCVN 12854-1 : 2020 do Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã biên soạn, Ban Cơ yếu Chính phủ đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 12854 (ISO/IEC 29192) Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Mật mã hạng nhẹ gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 12854-1 : 2020 (ISO/IEC 29192-1:2012) Phần 1: Tổng quan

- TCVN 12854-2 : 2020 (ISO/IEC 29192-2:2012) Phần 2: Mã khối

- TCVN 12854-3 : 2020 (ISO/IEC 29192-3:2012) Phần 3: Mã dòng

- TCVN 12854-4 : 2020 (ISO/IEC 29192-4:2013) Phần 4: Các cơ chế sử dụng kỹ thuật phi đối xứng.

 

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - CÁC KỸ THUẬT AN TOÀN - MẬT MÃ HẠNG NHẸ - PHẦN 1: TỔNG QUAN

Information technology - Security techniques - Lightweight cryptography - Part 1: General

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này cung cấp các thuật ngữ và định nghĩa được áp dụng trong các phần tiếp theo của bộ tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này thiết lập các yêu cầu an toàn, yêu cầu phân loại và yêu cầu thực thi cho các cơ chế được đưa ra trong các phần tiếp theo của bộ tiêu chuẩn này.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

2.1

Tiết diện chip (chip area)

Vùng bị chiếm bởi một mạch bán dẫn.

2.2

Băng thông liên lạc/ Băng thông trao đổi thông tin (communication bandwidth)

Số bit mỗi giây có thể được truyền qua một kênh liên lạc cụ thể.

2.3

Năng lượng tiêu thụ (energy consumption)

Năng lượng tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định.

CHÚ THÍCH Trong TCVN 12854, mức năng lượng tiêu thụ trong quá trình mã hóa được đánh giá. Trong một số thiết bị hạn chế, tổng năng lượng yêu cầu để thực hiện phép mã hóa rất quan trọng, ví dụ như trong RFID và cảm biến.

2.4

Cổng tương đương (gate equivalent)

Đơn vị đo lường cho phép xác định sự phức tạp của các mạch điện tử số, thường là diện tích silicon của hai đầu vào cùng mức của một cổng NAND.

2.5

Độ trễ (Latency)

Độ trễ sinh ra bởi các cơ chế mã hóa trong thời gian thực của các hệ thống liên lạc.

2.6

Mật mã hạng nhẹ (lightweight cryptography)

Mật mã được thiết kế riêng cho việc triển khai trong một số môi trường hạn chế.

CHÚ THÍCH Các hạn chế có thể là các khía cạnh như khu vực chip, năng lượng tiêu thụ, kích cỡ bộ nhớ, hoặc băng thông liên lạc.

2.7

Kích cỡ mã chương trình (program code size)

Kích cỡ tiêu chuẩn của một cơ chế mật mã tính theo byte.

2.8

Kích cỡ RAM (RAM size)

Kích cỡ của không gian lưu trữ tạm thời một cơ chế mật mã, yêu cầu trong bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên bao gồm các thanh ghi trong bộ vi xử lý.

2.9

Độ an toàn (security strength)

Số được liên kết với số lượng công việc (ví dụ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12854-1:2020 (ISO/IEC 29192-1:2012) về Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Mật mã hạng nhẹ - Phần 1: Tổng quan

  • Số hiệu: TCVN12854-1:2020
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2020
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản