Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11367-1:2016

ISO/IEC 18033-1:2015

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - CÁC KỸ THUẬT AN TOÀN - THUẬT TOÁN MẬT MÃ - PHẦN 1: TỔNG QUAN

Information technology - Security techniques - Encryption algorithms - Part 1: General

Lời nói đầu

TCVN 11367-1:2016 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 18033-1:2015.

TCVN 11367-1:2016 do Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã biên soạn, Ban Cơ yếu Chính phủ đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11367 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Thuật toán mật mã gồm 04 phần:

- TCVN 11367-1:2016 (ISO/IEC 18033-1:2015) Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Thuật toán mật mã - Phần 1: Tổng quan.

- TCVN 11367-2:2016 (ISO/IEC 18033-2:2006) Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Thuật toán mật mã - Phần 2: Mật mã phi đối xứng.

- TCVN 11367-3:2016 (ISO/IEC 18033-3:2010) Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Thuật toán mật mã - Phần 3: Mã khối.

- TCVN 11367-4:2016 (ISO/IEC 18033-4:2011) Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Thuật toán mật mã - Phần 4: Mã dòng.

Giới thiệu

Các phần của tiêu chuẩn này xác định các hệ mật nhằm mục đích bảo mật dữ liệu. Việc đưa các hệ mật vào tiêu chuẩn này nhằm đẩy mạnh việc sử dụng chúng với “chất lượng tốt nhất" hiện nay trong các kỹ thuật mật mã.

Mục tiêu chính của các kỹ thuật mã hóa là bảo vệ tính bí mật của dữ liệu được lưu trữ hoặc truyền đi. Thuật toán mã hóa được áp dụng vào dữ liệu (thường được gọi là bản rõ), từ đó nhận được dữ liệu được mã hóa (hay gọi là bản mã). Quá trình này được biết đến như là mã hóa. Thuật toán mã hóa cần được thiết kế sao cho bản mã không cung cấp thông tin về bản rõ, ngoại trừ có thể độ dài của nó. Gắn liền với thuật toán mã hóa là thuật toán giải mã, biến đổi ngược bản mã thành bản rõ gốc.

Mật mã làm việc kết hợp với khóa. Trong hệ mật đối xứng, khóa được sử dụng để mã hóa và giải mã là như nhau. Trong hệ mật phi đối xứng, khóa để mã hóa và giải mã khác nhau nhưng liên quan với nhau. Trong các phần của bộ tiêu chuẩn này, TCVN 11367-2:2016 (ISO/IEC 18033-2) và ISO/IEC 18033-5 dành cho hai lớp hệ mật phi đối xứng khác nhau là hệ mật phi đối xứng tiêu chuẩn (hay hệ mật phi đối xứng), và mật mã dựa trên định danh. TCVN 11367-3:2016 (ISO/IEC 18033-3) và TCVN 11367-4:2016 (ISO/IEC 18033-4) dành cho hai lớp mật mã đối xứng khác nhau là mã khối và mã dòng.

 

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - CÁC KỸ THUẬT AN TOÀN - THUẬT TOÁN MẬT MÃ - PHN 1: TNG QUAN

Information technology - Security techniques - Encryption algorithms - Part 1: General

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này cung cấp các định nghĩa sẽ được dùng trong các phần tiếp theo của bộ tiêu chuẩn TCVN 11367 (ISO/IEC 18033). Tiêu chuẩn này đưa ra bản chất của mã hóa, mô tả các khía cạnh chung của việc áp dụng mật mã và các tính chất của mã hóa. Các tiêu chí sử dụng để lựa chọn thuật toán mật mã được đặc tả trong các phần tiếp theo của bộ TCVN 11367 (ISO/IEC 18033) được xác định tại Phụ lục A, Phụ lục B.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây:

2.1. Mật mã phi đi xứng (asymmetric cipher)

Thuật ngữ tương đương “H mật phi đối xứng” (2.3)

2.2. Kỹ thuật mật mã phi đối xứng (asymmetric cryptographic technique)

Kỹ thuật mật mã sử dụng hai phép biến đổi liên quan với nhau, phép biến đổi công khai (được xác định bởi khóa công khai) và phép biến đổi riêng (được

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11367-1:2016 (ISO/IEC 18033-1:2015) về Công nghệ thông tin – Các kỹ thuật an toàn – Thuật toán mật mã – Phần 1: Tổng quan

  • Số hiệu: TCVN11367-1:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản