Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11450:2016

ISO 1237:1981

HẠT MÙ TẠT - CÁC YÊU CẦU

Mustard Seed - Specification

 

Lời nói đầu

TCVN 11450:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 1237:1981;

TCVN 11450:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F4 Gia vị và phụ gia thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

HẠT MÙ TẠT - CÁC YÊU CẦU

Mustard Seed - Specification

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hạt mù tạt.

Các khuyến cáo liên quan đến điều kiện bảo quản và vận chuyển được nêu trong Phụ lục E.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4832:2015, Tiêu chuẩn chung đối với các chất nhiễm bẩn và các độc tố trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi

TCVN 4889 (ISO 948), Gia vị - Lấy mẫu

TCVN 4891 (ISO 927), Gia vị - Xác định hàm lượng tạp chất và tạp chất ngoại lai

TCVN 5484 (ISO 930), Gia vị - Xác định tro không tan trong axit

TCVN 5486 (ISO 1108), Gia vị - Xác định chất chiết ete không bay hơi

TCVN 7149 (ISO 385), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Buret

TCVN 7150 (ISO 835), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Pipet chia độ

TCVN 7151 (ISO 648), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Pipet một mức

TCVN 8960 (ISO 2825), Gia vị - Chuẩn bị mẫu nghiền để phân tích

ISO 928:1980*), Spices and condiments - Determination of total ash (Gia vị - Xác định tro tổng số)

3  Các yêu cầu

3.1  Mô tả

Hạt sạch khô của một hoặc nhiều loài thực vật sau:

- Sinapis alba Linnaeus (mù tạt trắng, mù tạt vàng);

- Brassica nigra (Linnaeus) W.D.J Koch (mù tạt đen);

- Brassica juncea (Linnaeus) Czernajew and Cosson in Czernajew (cải bẹ xanh, cải cay).

3.2  Mùi và hương

Hạt khi xay và khi được làm ẩm phải có mùi và hương của hạt tươi mới, hăng và không có mùi ôi, mốc.

3.3  Nấm mốc, côn trùng v.v...

Hạt không được có côn trùng sống, mọt, nấm mốc và hầu như không có xác côn trùng, mảnh xác của côn trùng và chất nhiễm bẩn của động vật gặm nhấm có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc dùng kính phóng đại khi cần đối với trường hợp đặc biệt. Nếu độ phóng đại vượt quá 10 lần thì phải nêu trong báo cáo thử nghiệm.

3.4  Tạp chất lạ, hạt nhăn và hạt bị hỏng

Hạt phải nguyên vẹn, chín và không chứa nhiều hơn 0,7 % (khối lượng) tạp chất lạ hoặc các phần của lá, được xác định theo phương pháp quy định trong TCVN 4891 (ISO 927). Các tạp chất dạng hạt bao gồm cả hạt mù tạt dại (Sinapis arvensis Linnaeus), hạt cải dầu (Brassica napus Linnaeus) và các loài Melilotus. Tỷ lệ các hạt mù tạt bị hỏng và nhăn không được vượt quá 2 % (khối lượng).

3.5  Yêu cầu hóa học

Giới hạn đối với các độc tố được quy định trong TCVN 4832:2015.

Hạ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11450:2016 (ISO 1237:1981) về Hạt mù tạt - Các yêu cầu

  • Số hiệu: TCVN11450:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản