Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 4891:2013

ISO 927 : 2009

GIA VỊ - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TẠP CHẤT VÀ TẠP CHẤT NGOẠI LAI

Spices and condiments - Determination of extraneous matter and foreign matter content

Lời nói đầu

TCVN 4891:2013 thay thế TCVN 4891:1989;

TCVN 4891:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 927:2009 và Đính chính kỹ thuật 1:2012;

TCVN 4891:2013  do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F4 Gia vị và phụ gia thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIA VỊ - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TẠP CHẤT VÀ TẠP CHẤT NGOẠI LAI

Spices and condiments - Determination of extraneous matter and foreign matter content

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chung kiểm tra bằng mắt thường hoặc dùng kính có độ phóng đại không quá 10 lần để xác định tạp chất lớn có trong các loại gia vị.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho gia vị và thảo mộc khô.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4889 (ISO 948), Gia vị - Lấy mẫu.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Tạp chất ngoại lai lớn (macro foreign matter)

Tất cả các chất không phải là phần của cây gia vị hoặc thảo mộc có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc ở độ phóng đại tối đa 10 lần.

VÍ DỤ: Tạp chất ngoại lai lớn có thể không có nguồn gốc từ động vật (ví dụ cuống lá, sỏi đá, đất, nấm mốc có thể nhìn thấy được) hoặc có nguồn gốc từ động vật (ví dụ chất bài tiết, côn trùng và sản phẩm của côn trùng).

3.2. Tạp chất lớn (macro extraneous matter)

Tất cả các chất là phần bỏ đi của cây gia vị hoặc thảo mộc có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc ở độ phóng đại tối đa 10 lần.

VÍ DỤ: Tạp chất lớn có thể là phần bỏ đi của hoa.

Hình 1 tóm tắt các định nghĩa này.

Hình 1 - Minh họa định nghĩa

4. Nguyên tắc

Phương pháp này nên được sử dụng trong tất cả các phòng thử nghiệm thực hiện phân tích tạp chất lớn và tạp chất ngoại lai lớn như: khi nghi ngờ có nấm mốc trên hạt và lá, phân của động vật, côn trùng và/hoặc các mảnh xác của côn trùng, thân cây, cuống lá, sỏi đá, thủy tinh, v.v…

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1. Bàn và ánh sáng thích hợp.

5.2. Tấm giấy, to, trắng sạch (có thể là giấy bóng kính).

5.3. Dao trộn, cỡ nhỏ và cỡ lớn.

5.4. Bộ chia mẫu, bộ chia có rãnh hoặc máng chia mẫu.

5.5. Cân phân tích, có thể đọc chính xác đến 0,001 g.

5.6. Dao hoặc dụng cụ bất kỳ thích hợp khác.

5.7. Kính lúp.

6. Lấy mẫu

Lấy mẫu theo phương pháp quy định trong TCVN 4889 (ISO 948).

7. Cách tiến hành

7.1. Cỡ mẫu phòng thử nghiệm và chuẩn bị mẫ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4891:2013 (ISO 927 : 2009) về gia vị - Xác định hàm lượng tạp chất và tạp chất ngoại lai

  • Số hiệu: TCVN4891:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản