Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4887 : 1989

(ST SEV 3014 - 1981)

SẢN PHẨM THỰC PHẨM VÀ GIA VỊ CHUẨN BỊ MẪU ĐỂ PHÂN TÍCH VI SINH VẬT

 

Cơ quan biên soạn: Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng

Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt:

Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số 695/QĐ ngày 25 tháng 12 năm 1989.

 

TCVN 4887 : 1989

SẢN PHẨM THỰC PHẨM VÀ GIA VỊ - CHUẨN BỊ MẪU ĐỂ PHÂN TÍCH VI SINH VẬT

Food products - Proparation of test samples for microbiclogical anaysis

Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ST SEV 3014 - 81.

1. Yêu cầu chung

1.1. Nhiệt độ giữ mẫu và thời hạn cho phép để đưa mẫu đến phòng thử nghiệm theo quy định trong TCVN 4886 - 89.

1.2. Mẫu đưa đến phòng thử nghiệm phải được bảo quản ở nhiệt độ phòng, trong tủ lạnh, buồng lạnh hay giữ trong tủ ấm tương ứng theo các yêu cầu đối với điều kiện bảo quản hoặc giữ ở nhiệt độ ổn định theo đúng yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn đối với sản phẩm đó.

1.3. Đối với những sản phẩm chóng hỏng và nước giải khát, nếu không có những chỉ dẫn nào khác quy định trong tiêu chuẩn đối với sản phẩm cụ thể thì bảo quản ở nhiệt độ 00C đến 50C.

1.4. Từ mỗi đơn vị sản phẩm được lấytheo TCVN 4886 - 89 tùy theo số chỉ tiêu cần xác định, cần chuẩn bị một hay một số mẫu cần để chuẩn bị pha loãng và (hay) nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng.

2. Trình tự chuẩn bị mẫu để phân tích

2.1. Nếu thử đem đến phòng thử nghiệm trước hết phải được kiểm tra xem xét về sự phù hợp của nhãn và số đăng ký so với tài liệu kèm theo.

2.2. Cần ghi vào số thời gian (ngày, giờ) đưa mẫu đến phòng thử tài liệu làm cơ sở để phân tích; thời gian (ngày, giờ) bắt đầu phân tích; những chỉ tiêu cần xác định; số đơn vị sản phẩm dùng để phân tích theo từng chỉ tiêu ; phương pháp chuẩn bị sản phẩm để phân tích và khối lượng (thể tích) mẫu cân được chuẩn bị để nuôi cấy trực tiếp trong môi trường dinh dưỡng hay dùng để pha loãng; hệ số pha loãng và mức pha loãng cần thiết của mẫu cân.

2.3. Bỏ bao gói bẩn hay tẩy sạch chỗ bẩn trên bao gói. Đối với bao bì thủy tinh, kim loại hay chất dẻo đựng kín sản phẩm, cần dùng nước tẩy rửa để làm sạch, sau đó tráng qua bằng nước sạch rồi sấy khô. Đối với bao bì không kín thì dùng miếng tăm pông tẩm cồn lau sạch.

2.4. Việc phân tích vi sinh các sản phẩm có dạng bên ngoài đạt yêu cầu cần được tiến hành ở nơi đảm bảo vô trùng, đối với các sản phẩm qua xem xét dạng bên ngoài bị nghi ngờ là hư hỏng do vi sinh vật hoặc bị hư hỏng thì phân tích ở trong phòng riêng.

2.5. Nếu sản phẩm đem phân tích được bao gói kín thì cần phải tiến hành kiểm tra độ kín của bao bì và bao gói.

2.6. Đối với sản phẩm lạnh đông trước lúc chuẩn bị để lấy mẫu cân cần phải làm tan đá, ở nhiệt độ từ 20C đến 50C ở ngay trong bao bì dùng để chứa mẫu khi đem đến phòng thử nghiệm. Mẫu cân cần được chuẩn bị trực tiếp sau khi làm tan đá, nhưng không được chậm quá 18 giờ kể từ khi bắt đầu làm tan đá.

Đối với sản phẩm đồng nhất, có thể làm tan đá ở trong tủ ấm ở nhiệt độ 350C trong điều kiện đảm bảo sự tan đá hoàn toàn kéo dài không quá 15 phút.

3. Thiết bị, dụng cụ, thuốc thử

3.1. Khi chuẩn bị mẫu để phân tích, cần sử dụng.

1. Nồi cách thủy;

2. Máy nghiền dùng cho phòng thí nghiệm;

3. Màng lọc;

4. Đèn cồn hay đèn khí;

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4887:1989 (ST SEV 3014 - 1981) về sản phẩm thực phẩm và gia vị - Chuẩn bị mẫu để phân tích vi sinh vật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN4887:1989
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 25/12/1989
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản