Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5485:1991
(ISO 941-1980)
GIA VỊ - XÁC ĐỊNH CHẤT CHIẾT TAN TRONG NƯỚC LẠNH
Spices and condiments Determination of cold Water – soluble extract
Lời nói đầu
TCVN 5485-1991 phù hợp với ISO 941-1980.
TCVN 5485-1991 do Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng khu vực 1 biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành theo quyết định số 487/QĐ ngày 8 tháng 8 năm 1991.
GIA VỊ - XÁC ĐỊNH CHẤT CHIẾT TAN TRONG NƯỚC LẠNH
Spices and condiments Determination of cold Water – soluble extract
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định chất chiết tan trong nước lạnh áp dụng cho hầu hết các loại gia vị.
Tiêu chuẩn này phù hợp với ISO 941-1980.
1. Định nghĩa.
Chất chiết tan trong nước lạnh là toàn bộ chất được chiết xuất ra bằng nước lạnh ở các điều kiện đã được quy định trong tiêu chuẩn này.
2. Nguyên tắc
Chiết xuất một lượng mẫu cân với nước lạnh, lọc làm khô chất chiết thu được, cân.
3. Dụng cụ thử.
Các dụng cụ thí nghiệm thông thường, không có quy định khác, và dụng cụ sau:
3.1. Bình định mức dung tích 100ml.
3.2. Pipet dung tích 50ml.
3.3. Đĩa đáy bằng
3.4. Giấy lọc độ mịn trung bình
3.5. Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ ở 103 ± 2oC.
3.6. Bếp cách thủy
3.7. Cân phân tích
4. Lấy mẫu
Lấy mẫu bằng phương pháp quy định ở TCVN 4889-89 (ISO 948-80)
5. Trình tự thử
5.1. Chuẩn bị mẫu thử: Chuẩn bị mẫu thử bằng phương pháp quy định.
5.2. Lượng mẫu cân: Cân chính xác tới 0,001g khoảng 2g mẫu thử (5.1.).
5.3. Tiến hành thử.
Chỉ sử dụng nước cất hoặc nước ít nhất có độ tinh khiết tương đương.
Dùng nước chuyển toàn bộ lượng mẫu cân sang bình định mức (3.1.) và đổ đầy tới vạch bằng nước lạnh: Đậy nút bình định mức và lắc, chừng 30 phút một lần trong khoảng 8 giờ và để yên không lắc trong 16 giờ. Lọc chất chiết qua giấy lọc khô (3.4.) làm bay hơi 1 phần ước số 50ml cho đến khô trong đĩa (3.3.) đã được làm khô trước và cân chính xác đến 0,001g trên bếp cách thủy (3.6.) và giữ trong tủ sấy (3.5.) ở nhiệt độ 103 ± 2oC cho đến khi khối lượng ổn định tức là cho tới khi hai lần cân liên tiếp cách nhau 1 giờ sấy, khác nhau là không quá 0,002g. Ghi lại khối lượng cuối cùng.
6. Tính kết quả
Chất chiết tan trong nước lạnh (X) biểu thị bằng phần trăm khối lượng chất khô tính theo công thức sau:
X = m1 x x x .
Trong đó:
mO – Khối lượng tính bằng gam của lượng mẫu cân.
m1 – Khối lượng tính bằng gam của chất chiết thu được.
M – Hàm lượng nước biểu thị bằng phần trăm khối lượng mẫu nhận được.
7. Biên bản thử
Biên bản thử phải chỉ ra được phương pháp được dùng và kết quả đạt được. Nó cũng đề cập tới tất cả các điều kiện tiến hành không quy định trong tiêu chuẩn này hoặc được coi như không bắt buộc và bất kỳ điều kiện nào có thể ảnh hưởng tới kết quả.
Biên bản thử cần phải bao gồm các chi tiết cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4889:1989 (ISO 948 - 1988)
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4890:1989 về gia vị - xác định độ mịn bằng phương pháp sàng tay do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4892:1989 về gia vị - xác định tạp chất do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4888:2007 (ISO 676 : 1995) về gia vị - Tên gọi
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4891:1989 (ISO 927:1982) về Gia vị - Xác định hàm lượng chất ngoại lai do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4891:2013 (ISO 927 : 2009) về gia vị - Xác định hàm lượng tạp chất và tạp chất ngoại lai
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8960:2011 (ISO 2825:1981) về Gia vị - Chuẩn bị mẫu nghiền để phân tích
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4889:1989 (ISO 948 - 1988)
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4890:1989 về gia vị - xác định độ mịn bằng phương pháp sàng tay do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4892:1989 về gia vị - xác định tạp chất do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4888:2007 (ISO 676 : 1995) về gia vị - Tên gọi
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4891:1989 (ISO 927:1982) về Gia vị - Xác định hàm lượng chất ngoại lai do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4891:2013 (ISO 927 : 2009) về gia vị - Xác định hàm lượng tạp chất và tạp chất ngoại lai
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8960:2011 (ISO 2825:1981) về Gia vị - Chuẩn bị mẫu nghiền để phân tích
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5485:1991 (ISO 941:1980) về gia vị - xác định chất chiết tan trong nước lạnh do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN5485:1991
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 08/08/1991
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra