Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TCVN ISO 4890 - 89
(ISO 3588 – 1977)
GIA VỊ
XÁC ĐỊNH ĐỘ MỊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SÀNG TAY
(PHƯƠNG PHÁP CHUẨN)
Spices and condiments. Determination of degree of finenesa of grinding Hand sieving method (Reference method)
Cơ quan biên soạn:
Trung tâm Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng khu vực I
Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt:
Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng
Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước
Cơ quan xét duyệt và ban hành:
Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.
Quyết định ban hành số 695/QĐ ngày 25 tháng 12 năm 1989
TCVN 4890-89
GIA VỊ
XÁC ĐỊNH ĐỘ MỊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SÀNG TAY
(PHƯƠNG PHÁP CHUẨN)
Spices and condiments. Determination of degree of finenesa of grinding Hand sieving method (Reference method)
1. Các dụng cụ.
1.1. Bộ sàng.
Tùy theo cỡ hạt của gia vị, độ mịn được xác định nhờ một sàng, một bộ hai hay nhiều sàng có kích thước danh nghĩa của mắt sàng khác nhau.
Những chi tiết cụ thể và bộ sàng được sử dụng và về kích thước danh nghĩa của mắt sàng được quy định trong quy cách phẩm chất của mỗi loại gia vị, hoặc được các bên có liên quan thỏa thuận.
1.1.1. Mặt sàng.
Mặt sàng (lưới kim loại) phải phù hợp với văn bản quy định hiện hành.
1.1.2. Kích thước và hình dạng của sàng
Sàng có hình tròn, đường kính danh nghĩa 200 mm, đồng thời phải phù hợp với các yêu cầu đối với sàng 200mm quy định phải theo văn bản hiện hành.
Những quy định về ghi nhãn, chuẩn bị, bảo dưỡng và về các phụ tùng thay thế được quy định theo văn bản hiện hành.
2. Tiến hành thử.
2.1. Mẫu thử.
Để đảm bảo kết quả chính xác, phải sàng ít nhất 100g bột gia vị.
2.2. Phương pháp sàng.
Phương pháp sàng được thực hiện theo phụ lục tiêu chuẩn này.
2.3. Thời gian sàng.
Đối với các gia vị không dễ bị vụn nát, có thể kết thúc quá trình sàng khi tốc độ lót sàng thấp hơn 0,1 % lượng nạp/1 phút (nhỏ hơn 0,1 g mẫu)
Đối với các gia vị dễ bị vụn nát, thời sàng được quy định trong quy cách phẩm chất của gia vị đó, hoặc khi tốc độ lọt sàng xấp xỉ 0,1 % lượng nạp/phút.
2.4. Đánh giá kết quả.
2.4.1. Cân và tính toán.
Việc cân và tính toán được thực hiện theo văn bản hiện hành đã quy định.
2.4.2. Độ lặp lại cho phép giữa các lần thử nhắc lại.
Tiến hành ít nhất hai lần thử trên cùng một mẫu thử. Đánh giá kết quả thử theo văn bản hiện hành đã quy định.
3. Tính toán kết quả
Kết quả thử được trình bày theo phương pháp thích hợp quy định theo văn bản hiện hành đã quy định.
PHỤ LỤC
NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA BỘT GIA VỊ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH SÀNG.
A.1. Nguồn gốc và kích thước.
Gia vị đem thử nghiệm được chế biến từ những phần khác nhau của thực vật (quả, hạt, lá, vỏ, thân, rễ… ). Kích thước hạt dao động trong khoảng 2 mm đến vài micromet. Các loại bột gia vị, tùy theo nguồn gốc, có tính chất lý hóa rất khác nhau.
A.2. Các tính chất vật lý và hóa học.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5486:2002 (ISO 1108 : 1992) về gia vị - xác định chất chiết ete không bay hơi do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4889:1989 (ISO 948 - 1988)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4888:1989 về gia vị - tên gọi - danh mục đầu tiên do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4892:1989 về gia vị - xác định tạp chất do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5485:1991 (ISO 941:1980) về gia vị - xác định chất chiết tan trong nước lạnh do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4888:2007 (ISO 676 : 1995) về gia vị - Tên gọi
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4891:1989 (ISO 927:1982) về Gia vị - Xác định hàm lượng chất ngoại lai do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7039:2013 (ISO 6571:2008) về Gia vị và thảo mộc - Xác định hàm lượng dầu dễ bay hơi (phương pháp chưng cất bằng hơi nước)
- 1Quyết định 2920/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5486:2002 (ISO 1108 : 1992) về gia vị - xác định chất chiết ete không bay hơi do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4889:1989 (ISO 948 - 1988)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4888:1989 về gia vị - tên gọi - danh mục đầu tiên do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4892:1989 về gia vị - xác định tạp chất do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5485:1991 (ISO 941:1980) về gia vị - xác định chất chiết tan trong nước lạnh do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4888:2007 (ISO 676 : 1995) về gia vị - Tên gọi
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4891:1989 (ISO 927:1982) về Gia vị - Xác định hàm lượng chất ngoại lai do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7039:2013 (ISO 6571:2008) về Gia vị và thảo mộc - Xác định hàm lượng dầu dễ bay hơi (phương pháp chưng cất bằng hơi nước)
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4890:1989 về gia vị - xác định độ mịn bằng phương pháp sàng tay do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN4890:1989
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 25/12/1989
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra