Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10805:2015
ISO 19238:2014

BẢO VỆ BỨC XẠ - TIÊU CHÍ VỀ NĂNG LỰC THỰC HIỆN ĐỐI VỚI PHÒNG THỬ NGHIỆM DỊCH VỤ TIẾN HÀNH ĐO LIỀU SINH HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP DI TRUYỀN HỌC TẾ BÀO

Radiological protection - Performance criteria for service laboratories performing biological dosimetry by cytogenetics

Lời nói đầu

TCVN 10805:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 19238:2014

TCVN 10805:2015 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 85 Năng lượng hạt nhân biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố

 

Lời giới thiệu

Việc sử dụng rộng rãi bức xạ ion hóa cho các mục đích y tế, công nghiệp, nghiên cứu và quân sự làm tăng mức rủi ro phơi nhiễm quá liều đối với nhân viên bức xạ và các cá nhân sống trong cộng đồng. Phép đo liều sinh học dựa trên nghiên cứu về sai hình nhiễm sắc thể, chủ yếu là xét nghiệm xác định sai hình nhiễm sắc thể hai tâm động, đã trở thành một xét nghiệm thường thấy trong đánh giá liều tai nạn. Qua kinh nghiệm áp dụng xét nghiệm này trong hàng trăm trường hợp phơi nhiễm quá liều được xác nhận hoặc còn nghi ngờ, người ta đã chứng minh giá trị của phương pháp này và cũng chỉ rõ những giới hạn của phương pháp, cần nhấn mạnh rằng phân tích di truyền học tế bào được sử dụng như một loại liều kế và cung cấp dữ liệu đầu vào cho bản tóm tắt thông tin cần thiết để đánh giá sự cố phóng xạ.

Nhiều nghiên cứu trên động vật và con người đã chỉ ra rằng, có thể thiết lập mối tương quan tốt giữa các kết quả thu được trong cơ thể sống và trong phòng thử nghiệm để cho các mối tương quan hiệu ứng - liều từ các mẫu máu chiếu xạ được xác lập trong phòng thử nghiệm có thể được sử dụng như những đường chuẩn. Số lượng sai hình nhiễm sắc thể hai tâm phụ thuộc vào đặc tính bức xạ và suất liều với mục đích là thông tin về các sai lệch này cần phải được thiết lập cho mỗi lần điều tra. Nếu nhận biết được, các đặc điểm phơi nhiễm này là quan trọng để sàng lọc các kết quả đánh giá liều. Nhìn chung, thực tế đặc trưng của kỹ thuật này được nâng cao chỉ bởi một sai hình nhiễm sắc thể hai tâm động được quan sát thấy trên 1.000 lần phân bào nguyên phân giai đoạn kỳ giữa trong cộng đồng dân cư bình thường, và tần suất này gần như độc lập với độ tuổi và giới tính. Độ chụm của kỹ thuật này phụ thuộc vào số lượng tế bào được quan sát, mức phông nền và đường chuẩn được sử dụng. Về mặt lý thuyết, phương pháp này có thể phát hiện mức phơi nhiễm thấp khoảng 0,01 Gy. Tuy nhiên, đối với những liều rất thấp như thế này, cần phải phân tích đến hàng chục nghìn lần phân bào nguyên phân ở kỳ giữa. Thực tế, mức phát hiện này hoặc là không khả thi hoặc không cần thiết. Các giới hạn trên để phát hiện liều mở rộng hợp lý đến khoảng liều gây chết người.

Trước hết tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn cho tất cả các phòng thử nghiệm để thực hiện xét nghiệm sai hình nhiễm sắc thể hai tâm sử dụng các quy trình đã được chứng minh bằng tài liệu và được thẩm định. Thứ hai, tiêu chuẩn này có thể tạo điều kiện cho việc so sánh các kết quả thu được ở các phòng thử nghiệm khác nhau, đặc biệt đối với việc so sánh chéo hoặc phối hợp quốc tế. Cuối cùng, các phòng thử nghiệm vừa mới được ủy quyền thực hiện xét nghiệm sai hình hai tâm phải thích ứng với tiêu chuẩn này để thực hiện một cách chính xác và có thể tái lập.

Tiêu chuẩn này được viết dưới dạng các quy trình được chấp nhận áp dụng để đo liều sinh học đối với các trường hợp phơi nhiễm quá liều, chủ yếu liên quan đến một vài trường hợp thương vong. Các tiêu chí bắt buộc cho các phép đo này thường phụ thuộc vào cách áp dụng các kết quả: quản lý bảo vệ bức xạ, quản lý y tế khi cần, lưu giữ hồ sơ và các yêu cầu pháp lý. Trong trường hợp đặc biệt khi thương vong do bức xạ lớn và nguồn lực giới hạn, kỹ thuật này có thể được áp dụng để phân tích nhằm chọn để chữa trị khẩn cấp theo thứ tự ưu tiên. Tiêu chuẩn khuyến nghị ghi rõ các tiêu chí để sau đó sẽ tùy chỉnh cho phù hợp với tình huống.

Một phần thông tin trong tiêu chuẩn này có trong các hướng dẫn quốc tế và các ấn phẩm khoa học khác, chủ yếu trong Tuyển tập các Báo cáo Kỹ thuật của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) về Phép đo liều sinh học. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này mở rộng và chuẩn hóa việc b

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10805:2015 (ISO 19238:2014) về Bảo vệ bức xạ - Tiêu chí về năng lực thực hiện đối với phòng thử nghiệm dịch vụ tiến hành đo liều sinh học bằng phương pháp di truyền học tế bào

  • Số hiệu: TCVN10805:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản