ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO ĐO – PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ TRÌNH BÀY ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO ĐO
Uncertainty of measurement – Part 1: Introduction to the expression of uncertainty in measurement
Lời nói đầu
TCVN 9595-1:2013 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC Guide 98-1:2009 (JCGM 104:2009);
TCVN 9595-1:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/M2 Đo lường và các vấn đề liên quan biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 9595, chấp nhận bộ tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 98, gồm các tiêu chuẩn dưới đây có tên chung “Độ không đảm bảo đo”:
- TCVN 9595-1:2013 (ISO/IEC Guide 98-1:2009), Phần 1: Giới thiệu về trình bày độ không đảm bảo đo
- TCVN 9595-3:2013 (ISO/IEC Guide 98-3:2008), Phần 3: Hướng dẫn trình bày độ không đảm bảo đo (GUM:1995)
Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 98 còn có tiêu chuẩn sau:
- ISO/IEC Guide 98-4:2012, Uncertainty of measurement – Part 4: Role of measurement uncertainty in conformity assessment
Lời giới thiệu
Công bố về độ không đảm bảo đo là không thể thiếu trong việc đánh giá sự phù hợp với mục đích của giá trị đại lượng đo được. Tại cửa hàng rau quả, khách hàng có thể hài lòng nếu, khi mua một kilogram trái cây, thang đo đưa ra giá trị nằm trong khoảng 2 gam khối lượng thực tế của trái cây. Tuy nhiên, kích thước các thành phần con quay hồi chuyển trong hệ thống định vị quán tính của máy bay thương mại được kiểm tra bằng phép đo chính xác đến phần triệu.
Độ không đảm bảo đo là một khái niệm chung đi kèm với mọi phép đo và có thể sử dụng trong các quá trình quyết định chuyên môn cũng như đánh giá các thuộc tính trong nhiều lĩnh vực, cả lý thuyết lẫn thực nghiệm. Khi dung sai áp dụng trong sản xuất công nghiệp ngày càng trở nên khắt khe, vai trò của độ không đảm bảo đo càng trở nên quan trọng khi đánh giá sự phù hợp với dung sai này. Độ không đảm bảo đo đóng vai trò trung tâm trong đánh giá chất lượng và tiêu chuẩn chất lượng.
Phép đo hiện hữu trong hầu hết mọi hoạt động của con người, như công nghiệp, thương mại, khoa học, chăm sóc sức khỏe, an toàn, môi trường…Đo lường hỗ trợ quá trình quyết định trong tất cả các hoạt động này. Độ không đảm bảo đo cho phép người sử dụng các giá trị đại lượng đo được đưa ra những so sánh, trong ngữ cảnh đánh giá sự phù hợp, để có được xác suất đưa ra quyết định không đúng dựa trên cơ sở phép đo và để quản lý các rủi ro hệ quả.
Tiêu chuẩn này giới thiệu về độ không đảm bảo đo, GUM và các tài liệu liên quan khác. Cơ sở xác suất đối với độ không đảm bảo đo cũng được sử dụng. Phụ lục A cung cấp từ viết tắt được sử dụng trong tiêu chuẩn này.
ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO ĐO – PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ TRÌNH BÀY ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO ĐO
Uncertainty of measurement – Part 1: Introduction to the expression of uncertainty in measurement
Tiêu chuẩn này nhằm thúc đẩy việc đánh giá đúng đắn độ không đảm bảo đo thông qua việc sử dụng GUM (xem Điều 2) và cung cấp hướng dẫn về các phần bổ sung của GUM cũng như các tài liệu khác nêu trong Điều 2 và Tài liệu tham khảo [3, 4, 5, 6, 7].
Như trong GUM, tiêu chuẩn này chủ yếu liên quan đến việc trình bày độ không đảm bảo đo một đại lượng được xác định rõ – đại lượng đo [TCVN 6165 (VIM) 2.3] – có thể được đặc trưng bởi giá trị thực cơ bản duy nhất [TCVN 6165 (VIM) 2.11, Chú thích 3]. GUM đưa lý giải cho việc không sử dụng thuật ngữ “thực” nhưng thuật ngữ này vẫn được dùng trong tiêu chuẩn này khi có khả năng gây ra sự nhầm lẫn hay không rõ ràng.
Mục đích của các phần bổ trợ cho GUM và các tài liệu khác là nhằm giúp giải tích cho GUM và tăng cường khả năng áp dụng GUM. Các phần bổ trợ của GUM và các tài liệu khác đều có phạm vi áp dụng rộng hơn đáng kể so với phạm vi của GUM.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7298:2003 (ISO 497: 1973) về Hướng dẫn lựa chọn dãy số ưu tiên và dãy các giá trị quy tròn của số ưu tiên
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11863:2017 (ISO/TS 17503:2015) về Phương pháp thống kê đánh giá độ không đảm bảo - Hướng dẫn đánh giá độ không đảm bảo sử dụng thiết kế chéo hai yếu tố
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7298:2003 (ISO 497: 1973) về Hướng dẫn lựa chọn dãy số ưu tiên và dãy các giá trị quy tròn của số ưu tiên
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11863:2017 (ISO/TS 17503:2015) về Phương pháp thống kê đánh giá độ không đảm bảo - Hướng dẫn đánh giá độ không đảm bảo sử dụng thiết kế chéo hai yếu tố
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9595-1:2013 (ISO/IEC GUIDE 98-1:2009) về Độ không đảm bảo đo – Phần 1: Giới thiệu về trình bày độ không đảm bảo đo
- Số hiệu: TCVN9595-1:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực