Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Durian
Lời nói đầu
TCVN 10739:2015 được xây dựng trên cơ sở tham khảo ASEAN Standard 2006;
TCVN 10739:2015 do Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
SẦU RIÊNG QUẢ TƯƠI
Durian
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các giống sầu riêng thương phẩm, thuộc loài Durio, họ Bombacaeae, được tiêu thụ dưới dạng quả tươi, sau khi sơ chế và đóng gói.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho sầu riêng quả tươi dùng trong chế biến công nghiệp.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1 Thịt quả (Pulp) là phần bọc xung quanh hạt.
2.2 Thịt quả bị sượng (hardened pulp) là một phần hoặc nhiều phần thịt quả bị sượng do quả chín không đều hoặc do sự phát triển không thích hợp của thịt quả trong quá trình tăng trưởng và phát triển của quả.
2.3 Nám đầu múi quả (tip burn) - thịt quả, đặc biệt là phần đầu bị nám nâu hoặc nâu đậm.
2.4 Ruột quả chảy nước (water core or wet core) - lõi quả bị chảy nước ảnh hưởng đến thịt quả.
2.5 Ngăn quả đầy (fertile locule) - ngăn quả đầy suốt chiều dài quả.
3.1 Yêu cầu tối thiểu
3.1.1 Tùy theo các yêu cầu cụ thể của từng hạng và sai số cho phép, sầu riêng quả tươi phải:
- nguyên vẹn, núm chắc, có hoặc không có cuống;
- lành lặn, không bị thối hỏng hoặc dập nát đến mức không phù hợp để sử dụng; sạch, không có tạp chất lạ nhìn thấy bằng mắt thường;
- không bị sinh vật hại gây ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm;
- không bị hư hỏng bởi sinh vật hại;
- không bị ẩm bất thường ở ngoài vỏ, trừ khi bị ngưng tụ nước do vừa đưa ra khỏi kho lạnh;
- không có mùi và/hoặc vị lạ;
- rắn chắc;
- không bị hư hỏng do nhiệt độ thấp và/hoặc nhiệt độ cao;
- khi chín, không cho phép những bất thường của thịt quả như: thịt quả bị sượng, bị nám, ruột quả chảy nước. Nếu có một hay nhiều hư hỏng thì tổng hư hỏng không quá 5 % tỷ lệ ăn được của quả.
3.1.2 Sầu riêng quả tươi phải đạt được độ phát triển và độ chín thích hợp, tương ứng với các đặc tính của giống và/hoặc loại thương phẩm và vùng trồng. Quả có thể chín sau thu hoạch với chất lượng được chấp nhận.
Mức độ phát triển và trạng thái của sầu riêng quả tươi phải đảm bảo:
- chịu được vận chuyển và bốc dỡ;
- đến được nơi tiêu thụ với trạng thái tốt.
3.2 Phân hạng
Sầu riêng quả tươi được phân thành 3 hạng như sau:
3.2.1 Hạng “đặc biệt”
Sầu riêng quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng cao nhất theo đặc trưng của mỗi giống. Mỗi quả phải có tối thiểu 4 ngăn múi. Đối với các giống Kanyao và Pradumtong, mỗi quả phải có tối thiểu 5 ngăn múi. Các gai phải phát triển đầy đủ và không bị nứt ở chân gai. Quả không có khuyết tật, trừ các khuyết tật rất nhỏ trên vỏ quả không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì.
3.2.2 Hạng I
Sầu riêng quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng tốt với những đặc trưng của giống. Mỗi quả phải có tối thiểu 3 ngăn múi, nhưng không ảnh hưởng đến hình dáng quả. Đối với các giống K
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10748:2015 (CODEX STAN 217-1999 WITH AMENDMENT 2011) về Chanh quả tươi
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12994:2020 (ASEAN STAN 33:2013) về Đậu đũa quả tươi
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12995:2020 (CXS 318-2014) về Đậu bắp quả tươi
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12996:2020 (CXS 303-2011) về Cà chua thân gỗ quả tươi
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12356:2018 (ASEAN STAN 18:2010) về Dưa quả tươi
- 1Quyết định 2717/QĐ-BKHCN năm 2015 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4832:2009 (CODEX STAN 193-1995, Rev.3-2007) về Tiêu chuẩn chung đối với các chất nhiễm bẩn và các độc tố trong thực phẩm
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003) về Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5624-1:2009 (Volume 2B-2000, Section 1) về Danh mục giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật và giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật ngoại lai - Phần 1: Theo hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5624-2:2009 (Volume 2B-2000, Section 2) về Danh mục giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật và giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật ngoại lai - Phần 2: Theo nhóm sản phẩm
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Sửa đổi 2010) về Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9632:2013 (CAC/GL 21-1997) về Nguyên tắc thiết lập và áp dụng các tiêu chí vi sinh đối với thực phẩm
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2013 (CAC/RCP 53-2003, REV 2010) về Quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9770:2013 (CAC/RCP 44-1995, sửa đổi 1:2004) về Quy phạm thực hành bao gói và vận chuyển rau, quả tươi
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10748:2015 (CODEX STAN 217-1999 WITH AMENDMENT 2011) về Chanh quả tươi
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12994:2020 (ASEAN STAN 33:2013) về Đậu đũa quả tươi
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12995:2020 (CXS 318-2014) về Đậu bắp quả tươi
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12996:2020 (CXS 303-2011) về Cà chua thân gỗ quả tươi
- 14Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12356:2018 (ASEAN STAN 18:2010) về Dưa quả tươi