- 1Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 205:1998 về móng cọc - tiêu chuẩn thiết kế
- 2Tiêu chuẩn ngành 22TCN 248:1998 về vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5729:1997 về đường ôtô cao tốc - Yêu cầu thiết kế
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4199:1995 về đất xây dựng - phương pháp xác định sức chống cắt trong phòng thí nghiệm ở máy cắt phẳng
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2683:1991 về đất xây dựng - phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN 5747:1993 về đất xây dựng - Phân loại
- 7Tiêu chuẩn ngành 22TCN 221:1995 về công trình giao thông trong vùng có động đất - tiêu chuẩn thiết kế do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4054:1998 về đường ô tô - Yêu cầu thiết kế
- 9Tiêu chuẩn ngành 22TCN 244:1998 về Quy trình thiết kế xử lý đất yếu bằng bấc thấm trong xây dựng nền đường
QUY TRÌNH KHẢO SÁT THIẾT KẾ NỀN ĐƯỜNG Ô TÔ ĐẮP TRÊN ĐẤT YẾU - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
(Ban hành theo Quyết định số 1398/QĐ-BGTVT ngày 1/ 6/ 2000 của Bộ trưởng Bộ GTVT)
I.1 Quy trình này được áp dụng khi tiến hành khảo sát thiết kế nền đường ôtô đắp trên đất yếu, bao gồm cả nền đắp đường cao tốc và nền đắp đường ôtô các cấp. Ngoài ra cũng có thể được tham khảo áp dụng đối với nền đắp của sân bay trên vùng đất yếu.
Trong quy trình này quy định rõ các yêu cầu cần phải thực hiện đối với việc khảo sát địa hình, điều tra và thử nghiệm địa kỹ thuật trên vùng đất yếu có tuyến đường đi qua; đồng thời cũng quy định rõ các yêu cầu và tiêu chuẩn thiết kế cần phải đảm bảo đạt được khi thiết kế nền đắp trên đất yếu cùng với các yêu cầu cấu tạo và các phương pháp tính toán tương ứng, cũng như việc lựa chọn giải pháp và phạm vi áp dụng của mỗi giải pháp thường dùng để xây dựng nền đắp trên đất yếu (không đề cập đến các giải pháp đặc biệt như xử lý đất yếu bằng điện thấm, bằng cọc vôi, cọc xi măng, cọc bê tông, cọc cát …)
I.2 Khi tiến hành khảo sát thiết kế nền đường qua vùng đất yếu, ngoài việc phải tuân theo các quy định ở quy trình này còn cần phải tuân theo các tiêu chuẩn và quy định chung về thiết kế nền đường trong các TCVN 4054-1998 “Đường ôtô - Yêu cầu thiết kế”, TCVN 5729-1997 “Đường ôtô cao tốc - Yêu cầu thiết kế”.
Các quy định trong tiêu chuẩn này về giải pháp sử dụng bấc thấm và vải địa kỹ thuật về cơ bản là không khác với các quy định ở “Quy trình thiết kế xử lý đất yếu bằng bấc thấm trong xây dựng nền đường - 22TCN 244-98” và ở “Tiêu chuẩn thiết kế thi công và nghiệm thu vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu - 22TCN 248-98”. Trong trường hợp có những yêu cầu khác nhau về khảo sát thiết kế nền đắp trên đất yếu thì nên thống nhất áp dụng các quy định ở tiêu chuẩn này.
I.3 Trong quy trình này, đất yếu được xác định ở điều I.4 là chỉ các loại đất có sức chống cắt nhỏ và tính biến dạng (ép lún) lớn, do vậy nền đắp trên đất yếu, nếu không có các biện pháp xử lý thích hợp thường dễ bị mất ổn định toàn khối hoặc lún nhiều, lún kéo dài ảnh hưởng đến mặt đường, công trình trên đường và cả mố cầu lân cận. Chính vì thế mà mục tiêu của các quy định trong quy trình này là nhằm đảm bảo cho kích thước và các yếu tố hình học của nền đường trên vùng đất yếu (kể cả cao độ nền) luôn duy trì được đúng thiết kế trong quá trình thi công nền đắp cũng như trong quá trình khai thác đường sau đó.
I.4 Tùy theo nguyên nhân hình thành, đất yếu có thế có nguồn gốc khoáng vật hoặc nguồn gốc hữu cơ.
I.4.1 Loại có nguồn gốc khoáng vật thường là sét hoặc á sét trầm tích trong nước ở ven biển, vùng vịnh, đầm hồ, đồng bằng tam giác châu; loại này có thể lẫn hữu cơ trong quá trình trầm tích (hàm lượng hữu cơ có thể tới 10 - 12 %) nên có thể có mầu nâu đen, xám đen, có mùi. Đối với loại này, được xác định là đất yếu nếu ở trạng thái tự nhiên, độ ẩm của chúng gần bằng hoặc cao hơn giới hạn chảy, hệ số rỗng lớn (sét e ≥ 1,5 , á sét e ≥ 1), lực dính C theo kết quả cắt nhanh không thoát nước từ 0,15 daN/cm2 trở xuống, góc nội ma sát j từ 0 - 10o hoặc lực dính từ kết quả thí nghiệm cắt cánh hiện trường Cu ≤ 0,35 daN/cm2.
Ngoài ra ở các vùng thung lũng còn có thể hình thành đất yếu dưới dạng bùn cát, bùn cát mịn (hệ số rỗng e > 1,0, độ bão hòa G > 0,8).
I.4.2 Loại có nguồn gốc hữu cơ thường hình thành từ đầm lầy, nơi nước tích đọng thường xuyên, mực nước ngầm cao, tại đây các loài thực vật phát triển, thối rữa và phân hủy, tạo ra các vật lắng hữu cơ lẫn với các trầm tích khoáng vật. Loại này thường gọi là đất đầm lầy than bùn, hàm lượng hữu cơ chiếm tới 20 - 80%, thường có màu đen hay nâu sẫm, cấu trúc không mịn (vì lẫn các tàn dư thực vật). Đối với loại này được xác định là đất yếu nếu hệ số rỗng và các đặc trưng sức chống cắt của chúng cũng đạt các trị số như nói ở I.4.1.
Đất yếu đầm lầy than bùn còn được phân theo tỷ lệ lượng hữu cơ có trong chúng:
Lượng hữu cơ có từ 20 - 30%: Đất nhiễm than bùn
Lượng hữu cơ có từ 30 - 60%: Đất than bùn
Lượng hữu cơ trên 60%: Than bùn
I.5 Phân loại trạng thái tự nhiên của đất yếu
Để đánh giá sơ bộ về tính chất công trình của đất yếu, từ đó bước đầu xem xét các giải pháp thiết kế nền đường tương ứng, đất yếu được phân loại theo trạng thái tự nhiên của chúng như dưới đây:
I.5.1 Đất yếu loại sét hoặc á sét được phân loại theo độ sệt B:
Trong đó: W, Wd, Wnh là độ ẩm ở trạng thái tự nhiên, giới hạn
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8810:2011 về Đường cứu nạn ô tô - Yêu cầu Thiết kế
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9362:2012 về Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9842:2013 về Xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cố kết hút chân không có màng kín khí trong xây dựng các công trình giao thông – Thi công và nghiệm thu
- 1Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 205:1998 về móng cọc - tiêu chuẩn thiết kế
- 2Tiêu chuẩn ngành 22TCN 248:1998 về vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5729:1997 về đường ôtô cao tốc - Yêu cầu thiết kế
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4199:1995 về đất xây dựng - phương pháp xác định sức chống cắt trong phòng thí nghiệm ở máy cắt phẳng
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2683:1991 về đất xây dựng - phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN 5747:1993 về đất xây dựng - Phân loại
- 7Tiêu chuẩn ngành 22TCN 221:1995 về công trình giao thông trong vùng có động đất - tiêu chuẩn thiết kế do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4054:1998 về đường ô tô - Yêu cầu thiết kế
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8810:2011 về Đường cứu nạn ô tô - Yêu cầu Thiết kế
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9362:2012 về Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9842:2013 về Xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cố kết hút chân không có màng kín khí trong xây dựng các công trình giao thông – Thi công và nghiệm thu
- 12Tiêu chuẩn ngành 22TCN 244:1998 về Quy trình thiết kế xử lý đất yếu bằng bấc thấm trong xây dựng nền đường
Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 262:2000 về quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên nền đất yếu do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 22TCN262:2000
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 01/06/2000
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 07/10/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định