Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ĐẤT XÂY DỰNG – PHƯƠNG PHÁP LẤY, BAO GÓI, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN MẪU
Soils - Sampling, packing, transportation and curing of samples
Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 2683: 1978
Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu về phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản các mẫu đất đá để xác định thành phần, các tính chất vật lí và cơ học khi dùng làm nền và môi trường phân bố công trình xây dựng.
1.1. Mẫu đất đá được lấy thành hai loại: mẫu nguyên trạng (giữ nguyên kết cấu) và mẫu không nguyên trạng (kết cấu bị phá hoại).
1.2. Mẫu đất đá được coi là nguyên trạng, nếu khi lấy xong vẫn giữ được nguyên kết cấu, thành phần, trạng thái và các tính chất như trong thiên nhiên (quy ước bỏ qua ảnh hưởng của sự thay đổi trạng thái ứng suất khi tách mẫu ra khỏi môi trường). Mẫu không giữ nguyên được kết cấu, thành phần, trạng thái và tính chất là mẫu không nguyên trạng.
Trong khảo sát xây dựng thường chỉ lấy mẫu nguyên trạng và mẫu có kết cấu không nguyên vẹn nhưng giữ được thành phần hạt hoặc độ ẩm. Ngoài ra, còn lấy mẫu lưu để mô tả và lưu hồ sơ.
1.3. Mẫu đất đá được lấy từ các công trình thăm dò đã làm sạch (hố đào, hồ móng, hào, vết lộ, lỗ khoan v.v...) hoặc đáy bồn nước.
1.4. Các công trình khoan đào phải được bảo vệ không cho nước mặt và nước mưa thấm vào.
1.5. Số lượng và kích thước mẫu đất đá phải đủ để tiến hành toàn bộ các thí nghiệm trong phòng theo quy định của phương án khảo sát.
2.1. Lấy mẫu nguyên trạng.
2.1.1. Mẫu nguyên trạng được lấy từ hố khai đào và từ lỗ khoan. Để lấy mẫu, dùng dao, xẻng, ống có đế vát phía ngoài (ống vát), cung dây v.v... hoặc ống mẫu nguyên trạng.
2.1.2. Mẫu giữ nguyên trạng mà không cần đóng hộp thì lấy thành dạng khối lập phương hoặc khối chữ nhật (thường có kích thước 25 x 25 x 25 cm).
2.1.3. Mẫu phải đóng hộp mới giữ được nguyên trạng thì lấy bằng ống vát, đảm bảo theo yêu cầu của điều 2- 1.5. Chiều cao ống vát không được nhỏ hơn đường kính ống.
2.1.4. Cho phép lấy mẫu nguyên trạng của đất loại sét cứng và nửa cứng, cũng như đất hòn lớn, bằng cách chụp và ấn đầu hộp chứa mẫu vào khối đất.
2.1.5. Khi khoan, ống mẫu nguyên trạng phải đảm bảo lấy được mẫu có độ ẩm tự nhiên với đường kính (cạnh) tương ứng với thiết bị thí nghiệm. Khi chọn kích thước ống mẫu, cần xét đến phạm vi phá hủy xung quanh mẫu nguyên trạng. Bề rộng của phạm vi này được lấy bằng 3mm đối với đá bền vũng, 5mm đối với đất loại sét có trạng thái từ dẻo chảy đến chảy, 10mm đối với đất loại cát và đất loại sét có trạng thái từ dẻo mềm đền cứng, 20mm đối với đất hòn lớn.
Đường kính tối thiểu của mẫu nguyên trạng nêu như sau: đối với đá - 50mm, đất loại cát và loại sét - 90mm, đất hòn lớn - 200mm. Chiều cao mẫu không nhỏ hơn đường kính và nên lớn hơn 200mm.
2.1.6. Khi lấy mẫu từ lỗ khoan bằng ống mẫu nguyên trạng, chiều dài của ống không vượt quá 2,0 đối với đá, l,5m đối với đất hòn lớn và 0,7m đói với đất loại sét và đất loại cát
2.1.7. Mẫu nguyên trạng của đá bền vững không bị phá hủy do tác động cơ học của dụng cụ khoan và của dung dịch rửa thì được lấy bằng phương pháp khoan xoáy, với ống mẫu đơn. Cho phép sử dụng nước là hoặc dung dịch sét làm nước rửa, rửa.
Mẫu nguyên trạng của các loại dát khác phải lấy bằng ống mẫu kép, có ống trong không quay mà chỉ tịnh tiến, với điều kiện chỉ dùng dung dịch sét làm nước rửa và đảm bảo chế độ khoan như sau:
- Tải trọng dọc trục: 600 – 1000kG.
- Tốc độ quay nhỏ hơn l00 vòng/phút.
2.1.8. Mẫu có thành phần, trạng thái và tính chất đặc biệt (thường yếu về mặt chịu lực) phải được lấy trong quá trình khoan không dùng nước rửa, không đổ nước vào lỗ khoan và phải dùng biện pháp cách li với những lớp đất chứa nước hoặc không ổn định.
2.1.9. Mẫu nguyên trạng của đất cát chặt và chặt vừa, đất loại sét có trạng thái cứng và nửa cứng phải lấy bằ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4197:1995 về đất xây dựng - phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy trong phòng thí nghiệm
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4200:1995 về đất xây dựng - phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4202:1995 về đất xây dựng - các phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí nghiệm
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN 5747:1993 về đất xây dựng - Phân loại
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4195:2012 về Đất xây dựng - Phương pháp xác định - Khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4200:2012 về Đất xây dựng - Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4197:1995 về đất xây dựng - phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy trong phòng thí nghiệm
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4200:1995 về đất xây dựng - phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4202:1995 về đất xây dựng - các phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí nghiệm
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN 5747:1993 về đất xây dựng - Phân loại
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2683:2012 về Đất xây dựng - Lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4195:2012 về Đất xây dựng - Phương pháp xác định - Khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4200:2012 về Đất xây dựng - Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2683:1991 về đất xây dựng - phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu
- Số hiệu: TCVN2683:1991
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1991
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra