TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4202 : 1995
ĐẤT XÂY DỰNG - CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM.
Soils – Laboratory methods of determination of volume weight
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp xác định khối lượng thể tích của đất trong phòng thí nghiệm dùng cho xây dựng.
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đối với đất loại cát và đất loại sét, không áp dụng đối với các loại đất có chứa dăm sạn lớn.
1. Quy định chung
1.1. Khối lượng thể tích của đất ẩm (γw) (gọi tắt là khối lượng thể tích) là khối lượng của một đơn vị thể tích đất có kết cấu và độ ẩm tự nhiên, tính bằng gam trên centimét khối.
Về trị số, khối lượng thể tích bằng tỉ số giữa khối lượng của mẫu đất và thể tích của nó theo công thức (1):
Trong đó:
m- khối lượng của mẫu thí nghiệm, tính bằng gam;
V – thể tích của mẫu thí nghiệm, tính bằng centimét khối.
1.2. Khối lượng thể tích của cốt đất (γc) (còn gọi là khối lượng thể tích khô) là khối lượng của một đơn vị thể tích khô (kể cả lỗ rỗng) có kết cấu tự nhiên, tính bằng gam trên centimét khối.
Về trị số, khối lượng thể tích khô bằng tỉ số giữa khối lượng đất khô (mk) và thể tích của mẫu đất có kết cấu tự nhiên (v).
Đối với các loại đất không thay đổi thể tích khi sấy khô, thì có thể xác định trực tiếp khối lượng thể tích khô bằng cách cân mẫu đất khô tuyệt đối (sấy ở 100 đến 1050C đến khối lượng không đổi). Đối với đất bị co ngót khi sấy khô thì khối lượng thể tích khô được tính toán theo công thức (2):
Trong đó:
W- độ ẩm của đất, tính bằng phần trăm;
1.3. Căn cứ vào thành phần và trạng thái của đất, các phương pháp thí nghiệm sau đây được dùng để xác định khối lượng thể tích của đất:
- Phương pháp dao vòng;
- Phương pháp bọc sáp;
- Phương pháp đo thể tích.
Phương pháp dao vòng được tiến hành nhờ dao vòng bằng kim loại không rỉ, áp dụng cho đất dính dễ cắt bằng dao, khi cắt không bị vỡ và trong các trường hợp thể tích và hình dạng của mẫu chỉ có kết cấu không bị phá hoại và độ ẩm tự nhiên tại hiện trường, cũng có thể dùng phương pháp dao vòng.
Phương pháp bọc sáp dùng để xác định khối lượng thể tích của đất dính có cỡ hạt không lớn hơn 5mm, đất khó cắt bằng dao vòng, khi cắt dễ bị vỡ vụn, nhưng đất có thể tự giữ nguyên được hình dáng mà không cần hộp cứng.
Phương pháp đo thể tích bằng dầu hoả dùng để xác định khối lượng thể tích cho các loại đất dính, đất than bùn, đất có chứa nhiều tàn tích thực vật ít phân huỷ hoặc khó lấy mẫu theo hai phương pháp trên. Phương pháp này bao gồm việc xác định thể tích của mẫu đất có khối lượng đã biết trong môi trường chất lỏng (dầu hoả) nhờ dụng cụ đo dung tích.
1.4. Phép cân để xác định khối lượng đất ẩm và đất khô được tiến hành với độ chính xác đến 0,1% khối lượng của mẫu thí nghiệm ở trạng thái ẩm.
1.5. Số lần xác định song song khối lượng thể tích cho mỗi mẫu đất nguyên trạng được quy định tuỳ thuộc vào mức độ không đồng nhất của loại đất, nhưng mọi trường hợp không được ít hơn hai.
Sai lệch kết quả giữa các lần xác định song song đối với đất đồng nhất không được quy lớn hơn 0,03g/cm3. Trường hợp đất bão hoà và đất không đồng nhất thì sự chênh lệch này cho phép vượt quá 0,03g/cm3, nhưng khi thuyết minh giá trị trung bình cộng, phải viết kèm theo các giá trị biên.
1.6. Trị số trung bình cộng của kết quả các lần xác định song song được lấy làm khối lượng thể tích của mẫu đất nguyên trạng. Các kết quả tính toán được biểu diễn với độ chính xác đến 0,01g/cm3.
1.7. Các kết quả xác định khối lượng thể tích phải kèm theo phương pháp xác định, cấu trúc và trạng thái của đất thí nghiệm (đất tự nhiên
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3115:1993 về bê tông nặng - phương pháp xác định khối lượng thể tích
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4195:1995 về đất xây dựng - phương pháp xác định khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 340:1986 về cát xây dựng - phương pháp xác định khối lượng thể tích xốp và độ xốp
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2683:1991 về đất xây dựng - phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4195:2012 về Đất xây dựng - Phương pháp xác định - Khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4200:2012 về Đất xây dựng - Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3115:1993 về bê tông nặng - phương pháp xác định khối lượng thể tích
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4195:1995 về đất xây dựng - phương pháp xác định khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 340:1986 về cát xây dựng - phương pháp xác định khối lượng thể tích xốp và độ xốp
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2683:1991 về đất xây dựng - phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4195:2012 về Đất xây dựng - Phương pháp xác định - Khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4200:2012 về Đất xây dựng - Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4202:2012 về Đất xây dựng - Phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí nghiệm
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4202:1995 về đất xây dựng - các phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí nghiệm
- Số hiệu: TCVN4202:1995
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1995
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực