Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9362:2012

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ NỀN NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH

Specifications for design of foundation for buildings and structures

Lời nói đầu

TCVN 9362:2012 được chuyển đổi từ TCXD 45:1978 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9362:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo Iường Chất ượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ NỀN NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH

Specifications for design of foundation for buildings and structures

1 Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này được dùng để thiết kế nền nhà và công trình.

1.2 Tiêu chuẩn này không dùng để thiết kế nền của công trình thủy lợi, cầu đường, sân bay, móng cọc cũng như nền móng chịu tải trọng động.

2 Quy định chung

2.1Nền nhà và công trình phải được thiết kế trên cơ sở:

a) Kết quả điều tra địa chất công trình và địa chất thủy văn và những số Iiệu về điều kiện khí hậu của vùng xây dựng;

b) Kinh nghiệm xây nhà và công trình trong các điều kiện địa chất công trình tương tự;

c) Các tài Iiệu đặc trưng cho nhà hoặc công trình định xây, kết cấu của nó và tải trọng tác dụng lên móng cũng như các điều kiện sử dụng sau này;

d) Điều kiện xây dựng địa phương;

e) So sánh kinh tế kỹ thuật các phương án của giải pháp thiết kế để chọn giải pháp tối ưu nhằm tận dụng đầy đủ nhất các đặc trưng bền và biến dạng của đất và các tính chất cơ Iý của vật liệu làm móng (hoặc các phần ngầm khác của kết cấu).

2.2 Việc nghiên cứu địa chất công trình của đất nền nhà và công trình phải thực hiện theo yêu cầu của các tiêu chuẩn áp dụng về khảo sát xây dựng cũng như phải tính đến đặc điểm kết cấu và đặc điểm sử dụng nhà và công trình.

2.3 Kết quả nghiên cứu địa chất công trình phải gồm các tài Iiệu cần thiết để giải quyết các vấn đề:

a) Chọn kiểu nền và móng, xác định chiều sâu đặt móng và kích thước móng có dự kiến đến những thay đổi có thể xảy ra (trong quá trình xây dựng và sử dụng), về điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn và tính chất của đất;

b) Trong trường hợp cần thiết, chọn các phương pháp cải tạo tính chất đất nền;

c) Quy định dạng và khối lượng các biện pháp thi công.

2.4 Không cho phép thiết kế nền nhà và công trình mà không có hoặc không đầy đủ căn cứ địa chất công trình tương ứng để giải quyết các vấn đề ở 2.3.

2.5 Trong điều kiện cho phép, khi lập phương án nền và móng cần quy định việc ủi lớp đất trồng trọt để sau này sử dụng lại cho nông nghiệp (trồng trọt lại) hoặc đối với đất ít có giá trị nông nghiệp thì dùng để trồng cây xanh cho khu xây dựng ...

2.6 Trong phương án nền và móng của nhà và công trình của những trường hợp nêu ở 4.6.29 nên tiến hành đo biến dạng của nền theo các điểm mốc đặt sẵn.

3 Phân loại đất nền

3.1 Khi mô tả kết quả khảo sát trong thiết kế nền móng và các phần khác nằm dưới mặt đất của nhà và công trình phải quy định tên đất theo phần này của tiêu chuẩn.

Trong trường hợp cần thiết, cho phép đưa thêm vào các tên gọi và đặc trưng phụ khác (thành phần hạt của đất sét, mức độ và tính chất đất nhiễm muối, dạng đất đã hình thành nền đất êluvi, tính bền vững khi chịu phong hóa khí quyển, độ cứng khi đào ...) chú ý đến loại và đặc điểm xây dựng cũng như các điều kiện địa chất địa phương. Tên gọi và đặc trưng phụ không được mâu thuẫn với tên đất của tiêu chuẩn này.

3.2 Đất đá được chia ra đá và đất

3.2.1 Đá gồm

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9362:2012 về Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình

  • Số hiệu: TCVN9362:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản