Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

22 TCN 221:1995

CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TRONG VÙNG CÓ ĐỘNG ĐẤT

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

Ban hành theo Quyết định số 3008 QĐ/KH-KT ngày 30/5/1995

Chương 1.

NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

1.1. Tiêu chuẩn này dùng để thiết kế các công trình giao thông (đường sá, cầu cống, tường chắn đất, đường hầm, bến cảng v.v…) xây dựng trong các vùng có cấp động đất 7,8 và 9 (sau đây gọi là các vùng có động đất). Việc xác định loại công trình có tính đến tải trọng động đất sẽ do Bộ Giao thông vận tải quyết định đối với từng đối tượng cụ thể.

Ghi chú:

1. Các công trình khác của ngành xây dựng giao thông không nói đến trong tiêu chuẩn này như: nhà ga, bến ô tô, nhà máy, nhà kho, trạm, bưu điện, đài phát sóng, v.v…. được thiết kế theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng

2. Cấp động đất ở đây lấy theo thang MSK-64

1.2. Khi thiết kế công trình giao thông xây dựng trong vùng có động đất cần phải:

- Sử dụng vật liệu, kết cấu và sơ đồ kết cấu sao cho tải trọng do động đất gây nên có giá trị nhỏ nhất;

- Nên dùng sơ đồ kết cấu đối xứng, phân bố đều độ cứng kết cấu và khối lượng (của kết cấu và tải trọng trên công trình);

- Khi dùng kết cấu lắp ghép thì bố trí các mối nối ở ngoài vùng có nội lực lớn nhất, sử dụng các cấu kiện lắp ghép cỡ lớn để đảm bảo tính liền khối và sự đồng nhất của kết cấu;

- Tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển biến dạng dẻo trong các cấu kiện và các liên kết giữa các cấu kiện công trình, đồng thời phải đảm bảo tính ổn định tổng thể của công trình.

1.3. Khi thiết kế công trình giao thông xây dựng trong vùng có động đất phải xét đến:

a) Cấp động đất và chu kỳ động đất.

b) Quy mô khai thác công trình và hậu quả khi công trình bị hư hỏng do động đất đối với xã hội

c) Mức độ hư hỏng cho phép khi có động đất và khả năng khôi phục

Ghi chú:

1. Cấp động đất và chu kỳ động đất xác định theo bản đồ phân vùng động đất lãnh thổ Việt Nam do Nhà nước ban hành. Khi chưa có tài liệu chính thức của Nhà nước về bản đồ phân vùng động đất có thể tham khảo số liệu ở các phụ lục 1 và 2, đồng thời cần có ý kiến tư vấn của Viện vật lý địa cầu

2. Cấp động đất ghi ở các phụ lục 1 và 2 được quy định cho trường hợp khu vực có đất thuộc loại II (loại trung bình) theo tính chất địa chấn của đất (xem bảng 1)

1.4. Cấp động đất của địa điểm xây dựng phải xác định theo các bản đồ phân vùng động đất theo khu vực nhỏ. Nếu thiếu các bản đồ này cho phép xác định cấp động đất của địa điểm xây dựng theo bảng 1

1.5. Những địa điểm xây dựng thuộc các loại sau đây được coi là bất lợi về phương diện động đất: các sườn dốc với độ dốc lớn hơn 15o, vùng lân cận các mặt phay thuận, đất đá bị phá hủy mạnh do các quá trình địa vật lý, đất lún ướt, lở tích, đất sụt, đất chảy, đất trượt, castơ, hầm lò khai thác mỏ, dòng bùn đá.

Khi cần phải xây dựng trên những địa điểm như vậy phải bổ sung các biện pháp gia cố nền và tăng cường kết cấu công trình.

1.6. Việc xây dựng công trình giao thông trên các địa điểm có cấp động đất trên cấp 9 phải có luận cứ riêng và phải được sự phê chuẩn của Bộ chủ quản về qui mô xây dựng và khả năng chấp nhận sự thiệt hại do động đất gây ra

1.7. Xét tải trọng động đất trong tổ hợp đặc biệt tiến hành theo quy định của nhiệm vụ thiết kế công trình. Cấu tạo kháng chấn phải thỏa mãn yêu cầu của tiêu chuẩn này

XÁC ĐỊNH CẤP ĐỘNG ĐẤT CỦA ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG THEO CẤP ĐỘNG ĐẤT CỦA VÙNG

Bảng 1

(Phụ điều 1.4 và 4.2)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 221:1995 về công trình giao thông trong vùng có động đất - tiêu chuẩn thiết kế do Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 22TCN221:1995
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 30/05/1995
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản