Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7956 : 2008

NGHĨA TRANG ĐÔ THỊ - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

Urban cemetery - Design standards

Lời nói đầu

TCVN 7956 : 2008 do Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

NGHĨA TRANG ĐÔ THỊ - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

Urban cemetery - Design standards

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn thiết kế nghĩa trang đô thị này áp dụng để lựa chọn địa điểm; quy hoạch xây dựng nghĩa trang mới; cải tạo xây dựng công trình trong nghĩa trang cho các đô thị và vùng đô thị trên phạm vi toàn quốc.

1.2. Các nghĩa trang ở vùng nông thôn cũng có thể sử dụng tiêu chuẩn thiết kế này.

1.3. Đối với các nghĩa trang đặc biệt có các yêu cầu đặc biệt sẽ được Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt trước khi xây dựng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả bản sửa đổi (nếu có).

- TCXD 33 : 2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình.

- TCVN 5945 : 2005 - Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.

3. Giải thích thuật ngữ

3.1. Nghĩa trang đô thị:

Là nơi an táng thi hài, hài cốt được sử dụng cho mọi đối tượng dân cư sinh sống tại đô thị và khu vực lân cận khi có nhu cầu và được chính quyền địa phương đồng ý.

3.2. Nghĩa trang thành phần:

Là nghĩa trang sử dụng một hình thức táng.

3.3. Táng:

Là công việc thực hiện lưu giữ thi hài, hoặc hài cốt.

3.4. Hỏa táng:

Là công nghệ dùng nhiệt độ cao, để thiêu đốt thi hài.

3.5. Hậu hỏa táng:

Là công việc thực hiện sau khi hỏa táng thi hài, hài cốt.

3.6. Nước rỉ:

Nước sinh ra từ huyệt mộ trong quá trình phân hủy tự nhiên của thi hài, hài cốt.

3.7. Địa táng:

Là hình thức chôn thi hài, hài cốt xuống mặt đất.

3.8. Địa hỏa táng:

Là hình thức chôn tro thi hài, hài cốt sau khi đã hỏa táng thi hài, hài cốt.

3.9. Nhà lưu tro:

Công trình kiến trúc lưu giữ tro thi hài, hài cốt sau khi hỏa táng.

3.10. Hung táng:

Là hình thức địa táng lần đầu thi hài (3 - 5 năm) để quá trình phân hủy các tổ chức tế bào phần mềm cơ thể người chết xảy ra hoàn toàn.

3.11. Cát táng:

Là hình thức địa táng hài cốt sau hung táng. Hài cốt sau hung táng sẽ được chuyển sang vị trí huyệt mộ khác (còn gọi là cải táng, sang cát).

3.12. Chôn một lần:

Là hình thức địa táng vĩnh viễn thi hài không phải qua giai đoạn cải táng.

3.13. Lưu táng:

Là hình thức táng sử dụng các chất hóa học để giữ gìn lâu dài hình hài của người đã chết.

3.14. Đa hình táng:

Là dùng nhiều hình thức mai táng khác nhau (từ 2 hình thức mai táng trở lên).

3.15. Địa tĩnh:

Là phần đất thuộc mộ phần xung quanh huyệt mộ.

3.16. Mộ phần:

Là phần đất an táng thi hài bao gồm có huyệt mộ và phần địa tĩnh xung

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7956:2008 về Nghĩa trang đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế

  • Số hiệu: TCVN7956:2008
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản