Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
QUI TRÌNH THIẾT KẾ XỬ LÝ ĐẤT YẾU BẰNG BẤC THẤM TRONG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 887/1998/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT)
1.1. Quy trình này quy định các yêu cầu về tính toán thiết kế xử lý đất yếu bằng bấc thấm trong xây dựng nền đường trên đất yếu.
1.2. Phạm vi áp dụng biện pháp xử lý đất yếu bằng bấc thấm:
- Biện pháp này được sử dụng đối với các công trình xây dựng nền đường trên đất yếu có yêu cầu tăng nhanh tốc độ cố kết hoặc tăng nhanh cường độ của đất yếu để đảm bảo ổn định nền đắp.
- Khi sử dụng biện pháp này cần phải có đủ các điều kiện sau:
1.2.1. Nền đường đắp phải đủ cao hoặc đắp kết hợp với gia tải trước để có tải trọng đắp đủ gây ra áp lực (ứng suất) nén ở mọi độ sâu khác nhau trong phạm vi cố kết của đất yếu lớn hơn hoặc bằng 1,2 lần áp lực tiền cố kết vốn tồn tại trong đất yếu tương ứng ở mọi độ sâu đó (định nghĩa áp lực tiền cố kết và thuật ngữ gia tải trước xem ở điều 1.3).
1.2.2. Đất yếu phải là loại bùn có độ sệt B > 0,75 mới được xử lý bằng bấc thấm.
1.2.3. Giá thành công trình xử lý bằng bấc thấm hoặc bấc thấm kết hợp với gia tải trước không đắt hơn các phương pháp xử lý nền đất yếu khác.
1.2.4. Chỉ sử dụng bấc thấm ở công trình có kết cấu mặt đường cấp cao (trừ các công trình đặc biệt khác khi có quyết định của Chủ đầu tư).
1.3. Một số thuật ngữ nói trong quy trình:
- Áp lực tiền cố kết (ký hiệu là ) ở một điểm tại độ sâu nào đó là áp lực nén tại điểm đó mà đất yếu phải chịu đựng trong quá trình hình thành và tồn tại của nó.
Trị số áp lực tiền cố kết ở một độ sâu nào đó trong đất yếu được xác định bằng thí nghiệm cố kết theo TCVN 4200 – 95 và xử lý theo phụ lục I của qui trình này với mẫu đất yếu nguyên dạng lấy tại độ sâu đó.
- Áp lực (ứng suất nén tại một điểm ở một độ sâu nào đó trong đất yếu là ứng suất nén thẳng đứng gây ra do tác dụng của tải trọng đắp bao gồm nền đắp và phần đắp gia tải trước) và của tải trọng bản thân các lớp đất nằm trên điểm đó được tính như điểm 2.2.1.2 (xác định P .
- Bấc thấm là một băng có tiết diện hình chữ nhật, được dùng để dẫn nước từ dưới nền đất yếu lên tầng đệm cát phía trên và thoát ra ngoài, nhờ đó tăng tốc độ cố kết, tăng nhanh sức chịu tải do thay đổi một số chỉ tiêu cơ lý cơ bản (C,) của bản thân đất yếu, do đó làm tăng nhanh tốc độ lún của nền đắp trên đất yếu.
- Gia tải trước được hiểu là biện pháp đắp cao hơn chiều cao thiết kế của nền đắp để tăng tải trọng nén cố kết nhằm thỏa mãn các mục tiêu và điều kiện nói ở điều 1.2; phần đắp gia tải trước là phần đắp thêm sẽ được dỡ bỏ (dỡ tải) sau khi quá trình lún cố kết đã đạt yêu cầu (trước khi thi công áo đường).
- Tầng đệm cát: dùng để thoát nước ngang từ bấc thấm lên và để tạo mặt bằng cho xe máy thi công bấc thấm.
1.4. Để thiết kế xử lý đất yếu bằng bấc thấm cần khảo sát thu thập các số liệu sau:
- Khảo sát địa chất công trình theo 22 TCN 82 – 85 nhằm cung cấp chính xác phạm vi, chiều dầy và các chỉ tiêu đặc trưng của các lớp đất yếu.
- Thí nghiệm xác định sức chống cắt của mỗi lớp đất yếu đưa vào tính toán (C,) theo tiêu chuẩn TCVN 4199 – 95. Thí nghiệm xác định Cu bằng thiết bị cắt cánh hiện trường hoặc thí nghiệm cắt 3 trục.
- Thí nghiệm xác định hệ số cố kết Cv, hệ số nén lún a và mô đun biến dạng E0 theo tiêu chuẩn TCVN 4200 – 95 đối với mỗi lớp đất yếu đưa vào tính toán.
- Xác định áp lực tiền cố kết
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 22TCN 65:1984 về quy trình thí nghiệm xác định độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát
- 2Tiêu chuẩn ngành 22TCN 236:1997 về quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu bấc thấm trong xây dựng nền đường trên đất yếu
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4199:1995 về đất xây dựng - phương pháp xác định sức chống cắt trong phòng thí nghiệm ở máy cắt phẳng
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4200:1995 về đất xây dựng - phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm
Tiêu chuẩn ngành 22TCN 244:1998 về Quy trình thiết kế xử lý đất yếu bằng bấc thấm trong xây dựng nền đường
- Số hiệu: 22TCN244:1998
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 01/01/1998
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra