Điều 37 Thông tư 40/2024/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Điều 37. Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử
1. Đối với khách hàng:
a) Thực hiện lệnh thanh toán của chủ ví điện tử sau khi đã kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của lệnh thanh toán;
b) Lưu giữ và cập nhật đầy đủ các mẫu chữ ký, mẫu dấu (nếu có) của khách hàng đã đăng ký để kiểm tra, đối chiếu trong quá trình sử dụng ví điện tử;
c) Kịp thời ghi Có vào ví điện tử của khách hàng các lệnh thanh toán chuyển tiền đến, nạp tiền vào ví điện tử; hoàn trả các khoản tiền do sai sót đã ghi Nợ đối với ví điện tử của khách hàng; phối hợp hoàn trả các khoản tiền đã được xác định chuyển nhầm vào ví điện tử của khách hàng theo đề nghị của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện lệnh chuyển tiền;
d) Thông tin đầy đủ, kịp thời cho chủ ví điện tử về số dư, các giao dịch, chứng từ của các giao dịch phát sinh trên ví điện tử và chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với những thông tin mà mình cung cấp;
đ) Cập nhật thông tin khách hàng định kỳ hoặc khi khách hàng thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ mở ví điện tử và kịp thời cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng khi xác định khách hàng có mức độ rủi ro cao theo tiêu chí do tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử ban hành; bảo quản lưu trữ hồ sơ ví điện tử và các chứng từ giao dịch qua ví điện tử theo đúng quy định của pháp luật;
e) Bảo mật các thông tin, dữ liệu cá nhân của khách hàng hoặc dữ liệu cá nhân do khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến ví điện tử và các giao dịch trên ví điện tử của khách hàng theo quy định của pháp luật;
g) Hướng dẫn khách hàng sử dụng ví điện tử an toàn, thông báo, giải thích cho khách hàng về hành vi bị cấm trong mở, sử dụng ví điện tử và giải đáp, xử lý kịp thời thắc mắc, khiếu nại của khách hàng trong mở và sử dụng ví điện tử theo quy định tại Thông tư này và thỏa thuận giữa chủ ví điện tử với tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử;
i) Ban hành quy định nội bộ về mở và sử dụng ví điện tử tại tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử; hướng dẫn, thông báo công khai để khách hàng biết và thực hiện. Quy định nội bộ phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
(i) Quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục mở ví điện tử, trong đó bao gồm trường hợp mở ví điện tử bằng phương tiện điện tử và việc mở ví điện tử đối với các khách hàng là người khuyết tật, người không đủ năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
(ii) Quy định về thỏa thuận mở và sử dụng ví điện tử;
(iii) Quy định về việc sử dụng ví điện tử;
(iv) Quy định về xử lý tra soát, khiếu nại, mẫu giấy đề nghị tra soát khiếu nại;
(v) Quy định về quản lý rủi ro trong việc mở, sử dụng ví điện tử phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư này;
(vi) Yêu cầu khách hàng phải có tài khoản đồng Việt Nam mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước khi sử dụng dịch vụ; yêu cầu khách hàng phải hoàn thành việc liên kết ví điện tử với tài khoản đồng Việt Nam và/hoặc thẻ ghi nợ (có gắn với tài khoản đồng Việt Nam) của chính khách hàng trước khi sử dụng và trong suốt thời gian sử dụng ví điện tử.
2. Đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
a) Đối với ngân hàng hợp tác:
(i) Đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ phát sinh đối với các giao dịch theo thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử với ngân hàng hợp tác và phù hợp với các quy định pháp luật;
(ii) Có hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng hợp tác tuân thủ quy định tại Điều 8 Thông tư này;
(iii) Phối hợp với ngân hàng hợp tác và các đối tác thực hiện kiểm tra, đối soát dữ liệu giao dịch hàng ngày phát sinh trên tài khoản của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử mở tại ngân hàng hợp tác theo thỏa thuận giữa các bên;
b) Đối với ngân hàng liên kết:
Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử có trách nhiệm phối hợp với ngân hàng liên kết và/hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch và bù trừ điện tử để kiểm tra, đối chiếu thông tin khách hàng mở ví điện tử theo thỏa thuận giữa các bên, đảm bảo khách hàng mở ví điện tử là chủ tài khoản đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ liên kết với ví điện tử.
3. Chịu trách nhiệm về những thiệt hại phát sinh trong trường hợp:
a) Thiệt hại do sai sót hoặc do lỗi của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử bao gồm việc không tuân thủ đúng quy định pháp luật về an toàn, bảo mật trong cung cấp dịch vụ;
b) Khách hàng, ví điện tử của khách hàng đã được cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo liên quan đến gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật nhưng tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử không có biện pháp xử lý kịp thời.
4. Tuân thủ quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố và không thực hiện những hành vi bị cấm về mở và sử dụng ví điện tử theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP.
5. Đối với việc sử dụng ví điện tử để thực hiện giao dịch thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử có trách nhiệm:
a) Quy định về giấy tờ, chứng từ liên quan đến các giao dịch thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài bằng ví điện tử và thực hiện kiểm tra, lưu giữ giấy tờ, chứng từ tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và giao dịch điện tử;
b) Giám sát chặt chẽ và chịu trách nhiệm đảm bảo việc thực hiện giao dịch thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài bằng ví điện tử đúng mục đích, hạn mức sử dụng ví điện tử quy định tại Thông tư này và phù hợp với quy định của pháp luật.
6. Trường hợp người không cư trú, người cư trú là cá nhân nước ngoài sử dụng ví điện tử, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải có biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ để đảm bảo ví điện tử chỉ được thực hiện các giao dịch thu, chi tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối về việc sử dụng tài khoản đồng Việt Nam của người không cư trú, người cư trú là cá nhân nước ngoài và quy định tại Thông tư này.
7. Các trách nhiệm khác theo hợp đồng hoặc thỏa thuận ký với ngân hàng hợp tác, đơn vị chấp nhận thanh toán, đối tác khác và khách hàng, phù hợp với quy định của pháp luật.
Thông tư 40/2024/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 40/2024/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/07/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phạm Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 885 đến số 886
- Ngày hiệu lực: 17/07/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Lệ phí cấp Giấy phép
- Điều 5. Sử dụng Giấy phép
- Điều 6. Phạm vi sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán
- Điều 7. Đồng tiền sử dụng trong giao dịch
- Điều 8. Hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và ngân hàng hợp tác
- Điều 9. Đảm bảo an toàn trong cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
- Điều 10. Thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử
- Điều 11. Hạn mức bù trừ điện tử
- Điều 12. Ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử
- Điều 13. Xử lý giao dịch thanh toán qua Hệ thống bù trừ điện tử
- Điều 14. Quyết toán bù trừ điện tử
- Điều 17. Đối tượng khách hàng sử dụng ví điện tử
- Điều 18. Hồ sơ mở ví điện tử
- Điều 19. Thỏa thuận mở và sử dụng ví điện tử
- Điều 20. Thông tin về khách hàng mở ví điện tử
- Điều 21. Trình tự, thủ tục mở ví điện tử
- Điều 22. Mở ví điện tử bằng phương tiện điện tử
- Điều 23. Xác thực thông tin khách hàng mở ví điện tử
- Điều 24. Việc liên kết ví điện tử với tài khoản đồng Việt Nam, thẻ ghi nợ của chính khách hàng tại ngân hàng liên kết
- Điều 25. Sử dụng dịch vụ ví điện tử
- Điều 26. Hạn mức giao dịch qua ví điện tử
- Điều 27. Sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử
- Điều 28. Đảm bảo an toàn, bảo mật trong mở và sử dụng ví điện tử
- Điều 29. Các biện pháp đảm bảo an toàn khi cung ứng dịch vụ ví điện tử cho khách hàng
- Điều 30. Cung cấp thông tin
- Điều 31. Giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam
- Điều 32. Giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ nước ngoài
- Điều 33. Quy định nội bộ khi hợp tác cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có yếu tố nước ngoài
- Điều 34. Quyền của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
- Điều 35. Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế và dịch vụ bù trừ điện tử
- Điều 36. Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ, tổ chức cung ứng dịch vụ cổng thanh toán điện tử
- Điều 37. Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử
- Điều 38. Quyền của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Điều 39. Trách nhiệm của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Điều 40. Trách nhiệm của thành viên quyết toán
- Điều 41. Trách nhiệm phối hợp trong quy trình cấp Giấy phép
- Điều 42. Trách nhiệm phối hợp trong quy trình cấp lại Giấy phép
- Điều 43. Trách nhiệm phối hợp trong quy trình sửa đổi, bổ sung Giấy phép
- Điều 44. Trách nhiệm phối hợp trong quy trình thu hồi Giấy phép
- Điều 45. Trách nhiệm phối hợp trong quy trình triển khai hoạt động sau khi được cấp Giấy phép