Điều 3 Thông tư 40/2024/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Tài khoản đảm bảo thanh toán là tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam (sau đây gọi là tài khoản đồng Việt Nam) của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử, tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ mở tại ngân hàng hợp tác để đảm bảo cho việc cung ứng dịch vụ ví điện tử, dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ.
2. Tổ chức chủ trì Hệ thống bù trừ điện tử (sau đây gọi là tổ chức chủ trì bù trừ điện tử) là tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử và được tham gia, kết nối trực tiếp vào Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia (sau đây gọi là Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng) để thực hiện quyết toán bù trừ điện tử.
3. Hệ thống bù trừ điện tử là hệ thống thanh toán do tổ chức chủ trì bù trừ điện tử xây dựng, sở hữu và tổ chức vận hành để cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử.
4. Thành viên của Hệ thống bù trừ điện tử (sau đây gọi là thành viên) là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và tổ chức khác đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn thành viên theo quy định của tổ chức chủ trì bù trừ điện tử và được kết nối với Hệ thống bù trừ điện tử để gửi, nhận và xử lý giao dịch thanh toán. Thành viên gồm thành viên quyết toán và thành viên không quyết toán.
5. Thành viên quyết toán là thành viên có thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán bù trừ điện tử quy định tại Điều 10 Thông tư này để thực hiện giao dịch thanh toán qua Hệ thống bù trừ điện tử và mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước để quyết toán bù trừ điện tử.
6. Thành viên không quyết toán là thành viên thực hiện các nghĩa vụ thanh toán, quyết toán trong giao dịch chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử thông qua thành viên quyết toán.
7. Hạn mức nợ ròng trong thanh toán bù trừ điện tử (sau đây gọi là hạn mức bù trừ điện tử) là mức giới hạn giá trị thanh toán tối đa đối với khoản chênh lệch bù trừ phải trả của thành viên quyết toán trong phiên giao dịch bù trừ điện tử.
8. Kết quả quyết toán ròng bù trừ điện tử (sau đây gọi là kết quả bù trừ điện tử) là bảng số liệu do tổ chức chủ trì bù trừ điện tử lập sau khi kết thúc mỗi phiên giao dịch bù trừ điện tử, phản ánh tổng hợp chênh lệch phải thu, phải trả cuối cùng của từng thành viên quyết toán trong phiên giao dịch đó.
9. Quyết toán bù trừ điện tử là việc thực hiện thanh toán các khoản chênh lệch phải thu, phải trả theo kết quả quyết toán ròng thông qua tài khoản thanh toán của các thành viên quyết toán tại Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng) kết quả bù trừ điện tử để thực hiện việc xử lý quyết toán bù trừ điện tử.
10. Khả năng chi trả của thành viên quyết toán (sau đây gọi là khả năng chi trả) bao gồm toàn bộ số dư Có trên tài khoản thanh toán của thành viên quyết toán tại Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm xử lý quyết toán bù trừ điện tử và hạn mức thấu chi được cấp để xử lý quyết toán bù trừ điện tử.
11. Ngân hàng hợp tác là ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có ký hợp đồng hoặc thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán về việc hợp tác cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
12. Ngân hàng liên kết là ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi khách hàng sử dụng ví điện tử mở tài khoản đồng Việt Nam, thẻ ghi nợ và tài khoản đồng Việt Nam, thẻ ghi nợ này được khách hàng sử dụng để liên kết với ví điện tử của chính khách hàng.
13. Giấy phép là Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức không phải là ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Văn bản của Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung Giấy phép là một bộ phận không tách rời của Giấy phép.
Thông tư 40/2024/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 40/2024/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/07/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phạm Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 885 đến số 886
- Ngày hiệu lực: 17/07/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Lệ phí cấp Giấy phép
- Điều 5. Sử dụng Giấy phép
- Điều 6. Phạm vi sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán
- Điều 7. Đồng tiền sử dụng trong giao dịch
- Điều 8. Hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và ngân hàng hợp tác
- Điều 9. Đảm bảo an toàn trong cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
- Điều 10. Thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử
- Điều 11. Hạn mức bù trừ điện tử
- Điều 12. Ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử
- Điều 13. Xử lý giao dịch thanh toán qua Hệ thống bù trừ điện tử
- Điều 14. Quyết toán bù trừ điện tử
- Điều 17. Đối tượng khách hàng sử dụng ví điện tử
- Điều 18. Hồ sơ mở ví điện tử
- Điều 19. Thỏa thuận mở và sử dụng ví điện tử
- Điều 20. Thông tin về khách hàng mở ví điện tử
- Điều 21. Trình tự, thủ tục mở ví điện tử
- Điều 22. Mở ví điện tử bằng phương tiện điện tử
- Điều 23. Xác thực thông tin khách hàng mở ví điện tử
- Điều 24. Việc liên kết ví điện tử với tài khoản đồng Việt Nam, thẻ ghi nợ của chính khách hàng tại ngân hàng liên kết
- Điều 25. Sử dụng dịch vụ ví điện tử
- Điều 26. Hạn mức giao dịch qua ví điện tử
- Điều 27. Sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử
- Điều 28. Đảm bảo an toàn, bảo mật trong mở và sử dụng ví điện tử
- Điều 29. Các biện pháp đảm bảo an toàn khi cung ứng dịch vụ ví điện tử cho khách hàng
- Điều 30. Cung cấp thông tin
- Điều 31. Giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam
- Điều 32. Giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ nước ngoài
- Điều 33. Quy định nội bộ khi hợp tác cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có yếu tố nước ngoài
- Điều 34. Quyền của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
- Điều 35. Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế và dịch vụ bù trừ điện tử
- Điều 36. Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ, tổ chức cung ứng dịch vụ cổng thanh toán điện tử
- Điều 37. Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử
- Điều 38. Quyền của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Điều 39. Trách nhiệm của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Điều 40. Trách nhiệm của thành viên quyết toán
- Điều 41. Trách nhiệm phối hợp trong quy trình cấp Giấy phép
- Điều 42. Trách nhiệm phối hợp trong quy trình cấp lại Giấy phép
- Điều 43. Trách nhiệm phối hợp trong quy trình sửa đổi, bổ sung Giấy phép
- Điều 44. Trách nhiệm phối hợp trong quy trình thu hồi Giấy phép
- Điều 45. Trách nhiệm phối hợp trong quy trình triển khai hoạt động sau khi được cấp Giấy phép