Điều 9 Thông tư 212/2012/TT-BTC hướng dẫn về thành lập, tổ chức và hoạt động công ty quản lý quỹ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
1. Công ty quản lý quỹ là công ty đại chúng hoặc quản lý các quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ.
2. Bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc hội đồng quản trị hoặc hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty.
3. Bộ phận kiểm toán nội bộ có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, đánh giá cơ cấu tổ chức, hoạt động quản trị công ty, hoạt động điều hành, phối hợp của từng bộ phận, từng vị trí công tác nhằm ngăn ngừa các xung đột lợi ích, bảo vệ quyền lợi của khách hàng;
b) Kiểm tra, đánh giá mức độ đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả, mức độ tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định tại điều lệ công ty; hệ thống kiểm soát nội bộ; các chính sách, quy trình nội bộ, bao gồm quy tắc về đạo đức nghề nghiệp, quy trình nghiệp vụ, quy trình và hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống công nghệ thông tin, kế toán, quy trình và hệ thống báo cáo, công bố thông tin, quy trình tiếp nhận và xử lý tố cáo, khiếu kiện từ khách hàng, và các quy định nội bộ khác;
c) Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, tính trung thực, mức độ cẩn trọng, tuân thủ các quy trình nghiệp vụ và quản trị rủi ro;
d) Thực hiện việc kiểm toán toàn bộ hoạt động của tất cả các bộ phận trong công ty quản lý quỹ tối thiểu mỗi năm một lần;
đ) Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của công ty; theo dõi kết quả thực hiện các kiến nghị sau kiểm toán đã được hội đồng quản trị hoặc hội đồng thành viên, chủ tịch công ty phê duyệt.
4. Hoạt động kiểm toán nội bộ phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Độc lập: bộ phận kiểm toán nội bộ và hoạt động của bộ phận này độc lập với các bộ phận và hoạt động khác của công ty quản lý quỹ, không chịu sự quản lý của ban điều hành công ty quản lý quỹ;
b) Khách quan: kiểm toán nội bộ phải khách quan, công bằng, không định kiến, không chịu sự tác động, can thiệp khi thực hiện nhiệm vụ của mình;
c) Trung thực: công tác kiểm toán nội bộ phải được thực hiện một cách trung thực, cẩn trọng và có trách nhiệm;
d) Phối hợp: bộ phận kiểm toán nội bộ được toàn quyền tiếp cận không hạn chế các thông tin, tài liệu của công ty. Thành viên ban điều hành và mọi nhân viên của công ty quản lý quỹ có trách nhiệm phối hợp, cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác mọi thông tin, tài liệu liên quan, theo yêu cầu của bộ phận kiểm toán nội bộ. Các bộ phận trong công ty có trách nhiệm thông báo cho bộ phận kiểm toán nội bộ khi phát hiện những yếu kém, tồn tại, các sai phạm, rủi ro hoặc thất thoát lớn về tài sản của công ty hoặc của khách hàng;
đ) Bảo mật: bộ phận kiểm toán nội bộ, nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ không được tiết lộ các thông tin có được trong quá trình kiểm toán, trừ trường hợp cung cấp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
5. Nhân sự, cơ cấu nhân sự của bộ phận kiểm toán nội bộ phải đáp ứng điều kiện sau:
a) Có năng lực hành vi dân sự và pháp luật đầy đủ, không thuộc trường hợp đang chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh;
b) Không bị xử phạt từ mức phạt tiền trở lên đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm trong thời hạn hai (02) năm, tính tới thời điểm được bổ nhiệm;
c) Đáp ứng quy định tại
d) Không kiêm nhiệm làm việc tại các bộ phận khác của công ty quản lý quỹ;
đ) Có tối thiểu một nhân viên có chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên, hoặc chứng chỉ quốc tế về kế toán, kiểm toán như ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountants), CA (Chartered Accountants), ACA (Associate Chartered Accountants); hoặc đã thi đạt một số môn của chương trình đào tạo thi lấy chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên bao gồm Pháp luật về kinh tế; tài chính; tiền tệ, tín dụng; kế toán; kiểm toán; phân tích hoạt động tài chính theo quy định pháp luật liên quan; hoặc đã có thời gian công tác từ ba (03) năm trở lên ở bộ phận pháp chế, thanh tra, quản lý, giám sát hoạt động các tổ chức tài chính tại các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán nhà nước.
6. Trong thời hạn bảy (07) ngày, kể từ ngày bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay đổi các nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ, công ty quản lý quỹ thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và gửi kèm các tài liệu sau:
a) Thông báo về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay đổi nhân viên kiểm toán nội bộ;
b) Biên bản họp và nghị quyết của hội đồng quản trị hoặc hội đồng thành viên hoặc quyết định của chủ tịch công ty về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay đổi nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ;
c) Danh sách kèm theo hồ sơ cá nhân, lý lịch tư pháp (đối với nhân viên mới) được cấp trong thời hạn (06) sáu tháng, kể từ ngày bổ nhiệm và các tài liệu hợp lệ chứng minh nhân viên và cơ cấu nhân sự của bộ phận kiểm toán nội bộ đáp ứng quy định liên quan tại khoản 5 Điều này.
Thông tư 212/2012/TT-BTC hướng dẫn về thành lập, tổ chức và hoạt động công ty quản lý quỹ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 212/2012/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 05/12/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Xuân Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 95 đến số 96
- Ngày hiệu lực: 01/03/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 4. Điều kiện về năng lực tài chính đối với cổ đông, thành viên góp vốn
- Điều 5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động của công ty quản lý quỹ
- Điều 6. Trình tự cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 7. Tên, điều lệ, nguyên tắc quản trị công ty quản lý quỹ
- Điều 8. Hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, ban kiểm soát
- Điều 9. Kiểm toán nội bộ
- Điều 10. Kiểm soát nội bộ
- Điều 11. Cơ cấu tổ chức
- Điều 12. Văn phòng đại diện
- Điều 13. Chi nhánh
- Điều 14. Thay đổi tên công ty, trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, trụ sở văn phòng đại diện, người đại diện theo pháp luật
- Điều 15. Tạm ngừng hoạt động, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của công ty quản lý quỹ
- Điều 16. Giao dịch và các hoạt động phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận
- Điều 17. Quy định chung về hợp nhất, sáp nhập công ty quản lý quỹ
- Điều 18. Trình tự, thủ tục hợp nhất, sáp nhập
- Điều 19. Trình tự, thủ tục chuyển đổi loại hình công ty
- Điều 20. Quy định chung về giải thể công ty quản lý quỹ
- Điều 21. Trình tự giải thể, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của công ty quản lý quỹ
- Điều 22. Điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ công ty quản lý quỹ
- Điều 23. Cổ phiếu quỹ
- Điều 24. Quy định chung về trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ
- Điều 25. Hạn chế đối với hoạt động của công ty quản lý quỹ và nhân viên của công ty quản lý quỹ
- Điều 26. Ủy quyền hoạt động
- Điều 27. Chấm dứt quyền, nghĩa vụ đối với khách hàng ủy thác và thay thế công ty quản lý quỹ
- Điều 28. Lập quỹ, giải thể quỹ theo pháp luật nước ngoài
- Điều 29. Lập quỹ, quản lý quỹ theo pháp luật Việt Nam
- Điều 30. Quản lý danh mục đầu tư và hợp đồng quản lý đầu tư
- Điều 31. Chính sách đầu tư
- Điều 32. Thực hiện đầu tư
- Điều 33. Lưu ký, quản lý tài sản của khách hàng ủy thác danh mục
- Điều 34. Nhận và hoàn trả tài sản cho khách hàng
- Điều 35. Tư vấn đầu tư chứng khoán
- Điều 36. Quy định về nghiệp vụ tư vấn đầu tư của công ty quản lý quỹ
- Điều 37. Bổ sung nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán