Điều 21 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 21. Bảo lãnh số tiền thuế phải nộp
1. Việc bảo lãnh số tiền thuế phải nộp được thực hiện theo một trong hai hình thức: bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung.
a) Bảo lãnh riêng là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho một tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp đã được tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp tiền thuế và tiền chậm nộp (nếu có) thì tổ chức nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp thay người nộp thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13; khoản 2 Điều 114 Luật Quản lý thuế.
b) Bảo lãnh chung là việc cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho hai tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trở lên tại một hoặc nhiều Chi cục hải quan. Bảo lãnh chung được trừ lùi, được khôi phục mức bảo lãnh tương ứng với số tiền thuế đã nộp. Việc áp dụng bảo lãnh chung tại nhiều Chi cục hải quan được thực hiện khi cơ quan hải quan triển khai hệ thống thông quan điện tử và cơ chế một cửa hải quan VNACCS/VCIS.
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh đối với từng tờ khai mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp (nếu có), thì tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp thay người nộp thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13; khoản 2 Điều 114 Luật Quản lý thuế.
2. Cơ quan hải quan chấp nhận áp dụng bảo lãnh nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Điều kiện người nộp thuế được áp dụng bảo lãnh:
a.1) Người nộp thuế có vốn chủ sở hữu 10 tỷ đồng trở lên (theo báo cáo tài chính của năm trước liền kề năm đăng ký tờ khai hải quan), có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tối thiểu 365 ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Trong thời gian 365 ngày trở về trước, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được cơ quan hải quan xác định là:
a.1.1) Không có trong danh sách đã bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của cơ quan hải quan;
a.1.2) Không có trong danh sách đã bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế của cơ quan hải quan;
a.1.3) Không quá hai lần bị xử lý về các hành vi vi phạm khác về hải quan (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
a.2) Không có trong danh sách còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;
b) Có Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng ghi rõ số tiền thuế thực hiện bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh, cam kết với cơ quan hải quan liên quan về việc bảo đảm khả năng thực hiện và chịu trách nhiệm nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế khi hết thời hạn bảo lãnh nhưng người nộp thuế chưa nộp thuế;
3. Thủ tục đối với hình thức bảo lãnh riêng
a) Khi làm thủ tục cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, nếu thực hiện bảo lãnh người nộp thuế nộp Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh cho cơ quan hải quan.
b) Nội dung Thư bảo lãnh riêng thực hiện theo mẫu số 19/TBLR/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này.
c) Cơ quan hải quan kiểm tra các điều kiện bảo lãnh theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này, nội dung thư bảo lãnh theo mẫu và xử lý việc bảo lãnh như sau:
c.1) Xác định thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng không được quá thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13;
c.2) Trường hợp số tiền thuế bảo lãnh nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp, Chi cục trưởng Chi cục hải quan quyết định thông quan số lượng hàng hóa tương ứng với số tiền thuế được bảo lãnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xử lý này. Trường hợp người nộp thuế muốn thông quan cho toàn bộ lô hàng, người nộp thuế phải nộp số tiền thuế chênh lệch chưa được bảo lãnh trước khi nhận hàng;
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được bảo lãnh là hàng rời, hàng khí hóa lỏng có số tiền bảo lãnh ít hơn số tiền thuế phải nộp, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định thông quan số lượng hàng hóa tối đa không quá số lượng tương ứng với số tiền được bảo lãnh.
c.3) Trường hợp không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo lãnh, cơ quan hải quan có văn bản thông báo từ chối áp dụng bảo lãnh cho người nộp thuế biết. Trường hợp nghi ngờ tính trung thực của Thư bảo lãnh thì có văn bản trao đổi với tổ chức tín dụng bảo lãnh để xác minh.
d) Theo dõi, xử lý việc bảo lãnh:
d.1) Hết thời hạn nộp thuế nhưng người nộp thuế chưa nộp hết số tiền thuế được bảo lãnh thì tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế và tiền chậm nộp (nếu có) thay cho người nộp thuế.
d.2) Cơ quan hải quan có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc nhắc nhở người nộp thuế, tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh thực hiện nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định.
Cơ quan hải quan nơi phát hiện vi phạm của tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặc trên hệ thống dữ liệu điện tử (nếu đã có hệ thống dữ liệu điện tử) cho các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc để không chấp nhận Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng này và thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định.
d.3) Trường hợp người nộp thuế và tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh cùng đồng thời nộp thuế, tiền chậm nộp (nếu có) thì tiền thuế, tiền chậm nộp, nộp thừa được hoàn trả cho tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh.
4. Thủ tục đối với hình thức bảo lãnh chung
a) Trước khi làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, người nộp thuế có văn bản gửi Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai đề nghị được bảo lãnh chung cho hàng hoá nhập khẩu theo mẫu số 20/ĐBLC/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này;
b) Nội dung Thư bảo lãnh chung thực hiện theo mẫu số 21/TBLC/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này;
c) Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai kiểm tra các điều kiện bảo lãnh hướng dẫn tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện bảo lãnh thì chấp nhận bảo lãnh chung cho các tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của người nộp thuế đăng ký trong khoảng thời gian người nộp thuế đề nghị được bảo lãnh ghi trên Thư bảo lãnh, xác định thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh đối với từng lô hàng theo quy định.
Trường hợp không đáp ứng các điều kiện bảo lãnh, cơ quan hải quan có văn bản từ chối áp dụng bảo lãnh và thông báo cho người nộp thuế biết.
Trường hợp nghi ngờ tính trung thực của Thư bảo lãnh, cơ quan hải quan có văn bản trao đổi với tổ chức tín dụng bảo lãnh để xác minh, xử lý theo quy định.
d) Trường hợp số tiền bảo lãnh còn lại nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp được xử lý tương tự như quy định tại điểm c.2 khoản 3 Điều này;
đ) Việc theo dõi, xử lý bảo lãnh thực hiện tương tự như điểm d khoản 3 Điều này và phải theo dõi trừ lùi, đảm bảo số tiền thuế mỗi lần bảo lãnh phải nhỏ hơn hoặc bằng số dư của bảo lãnh chung và được khôi phục hạn mức bảo lãnh tương ứng với số thuế đã nộp của tờ khai sử dụng bảo lãnh. Hạn mức còn lại của thư bảo lãnh được căn cứ trên hạn mức ban đầu của thư bảo lãnh trừ (-) số tiền thuế đã thực hiện bảo lãnh cộng ( ) số tiền thuế đã nộp vào Ngân sách Nhà nước cho các tờ khai đã thực hiện bảo lãnh chung;
e) Trường hợp tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có văn bản đề nghị dừng sử dụng bảo lãnh chung (hủy ngang): Cơ quan hải quan khi nhận được văn bản đề nghị dừng bảo lãnh chung của tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh thì dừng ngay việc sử dụng bảo lãnh chung đó với điều kiện tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) của các tờ khai đã sử dụng bảo lãnh chung đó đã được nộp đủ vào ngân sách Nhà nước.
5. Trường hợp bảo lãnh thuế bằng phương thức điện tử của các ngân hàng thương mại đã ký kết, thỏa thuận phối hợp thu với Tổng cục Hải quan: Khi nhận được thông tin số tiền bảo lãnh thuế tại ngân hàng thương mại qua hệ thống thanh toán điện tử trên cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan, cơ quan Hải quan cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Tổng cục Hải quan và chấp nhận thông quan hàng hóa. Việc theo dõi, xử lý bảo lãnh thực hiện tương tự như điểm d khoản 3 và điểm đ khoản 4 Điều này.
Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 128/2013/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 10/09/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 689 đến số 690
- Ngày hiệu lực: 01/11/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Điều 3. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế
- Điều 4. Kiểm tra sau thông quan
- Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan, người nộp thuế; trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan, công chức hải quan
- Điều 6. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại
- Điều 7. Xác định trước mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là xác định trước mã số)
- Điều 8. Xác định trước trị giá hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là xác định trước trị giá)
- Điều 9. Xác định trước xuất xứ
- Điều 10. Xem hàng hoá trước khi khai hải quan
- Điều 11. Khai hải quan
- Điều 12. Hồ sơ hải quan
- Điều 13. Đăng ký tờ khai hải quan
- Điều 14. Sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan
- Điều 15. Thay tờ khai hải quan
- Điều 16. Kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan
- Điều 17. Lấy mẫu, lưu mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện khai báo hải quan; thực hiện yêu cầu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành; thực hiện phân tích hoặc giám định để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 18. Giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Điều 19. Đồng tiền nộp thuế
- Điều 20. Thời hạn nộp thuế
- Điều 21. Bảo lãnh số tiền thuế phải nộp
- Điều 22. Địa điểm, hình thức nộp thuế
- Điều 23. Nộp thuế đối với trường hợp phải giám định, phân tích, phân loại hàng hoá
- Điều 24. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 25. Ấn định thuế
- Điều 26. Xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
- Điều 27. Đưa hàng về bảo quản
- Điều 28. Giải phóng hàng
- Điều 29. Thông quan hàng hóa
- Điều 30. Cơ sở để xác định hàng hoá đã xuất khẩu
- Điều 31. Huỷ tờ khai hải quan
- Điều 32. Phúc tập hồ sơ hải quan
- Điều 33. Kiểm tra sau thông quan
- Điều 34. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu
- Điều 35. Sản phẩm xuất khẩu theo loại hình SXXK
- Điều 36. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư
- Điều 37. Thủ tục thông báo, điều chỉnh định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu (viết tắt là định mức) và đăng ký sản phẩm xuất khẩu
- Điều 38. Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm
- Điều 39. Quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
- Điều 40. Thủ tục hải quan đối với trường hợp sản phẩm được bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp xuất khẩu
- Điều 41. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất
- Điều 42. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu
- Điều 43. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài
- Điều 44. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần
- Điều 45. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
- Điều 46. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện dự án đầu tư
- Điều 47. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa ra, đưa vào cảng trung chuyển
- Điều 48. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu; phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh qua khu phi thuế quan
- Điều 49. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất
- Điều 50. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho bảo thuế
- Điều 51. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra địa điểm thu gom hàng lẻ (gọi tắt là CFS - container freight station)
- Điều 52. Thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm.
- Điều 53. Thủ tục hải quan đối với một số trường hợp tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập khác
- Điều 54. Thủ tục hải quan đối với trường hợp tạm nhập, tạm xuất các phương tiện chứa hàng hoá theo phương thức quay vòng
- Điều 55. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại
- Điều 56. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu nhưng phải xuất khẩu trả lại cho khách hàng nước ngoài, xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan
- Điều 57. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá bán tại cửa hàng miễn thuế
- Điều 58. Thủ tục hải quan đối với bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính và vật phẩm, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh
- Điều 59. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
- Điều 60. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới
- Điều 61. Giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu
- Điều 62. Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu.
- Điều 63. Điều kiện thành lập
- Điều 64. Hồ sơ thành lập
- Điều 65. Trình tự thành lập
- Điều 66. Chấm dứt, tạm dừng hoạt động
- Điều 67. Thủ tục di chuyển, mở rộng, thu hẹp địa điểm
- Điều 68. Chuyển đổi quyền sở hữu hoặc đổi tên chủ sở hữu
- Điều 69. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại
- Điều 70. Người khai hải quan
- Điều 71. Hồ sơ hải quan đối với hàng nhập khẩu
- Điều 72. Hồ sơ hải quan đối với hàng xuất khẩu
- Điều 73. Thủ tục hải quan
- Điều 74. Thủ tục hải quan đối với ô tô nước ngoài khi nhập cảnh (tạm nhập)
- Điều 75. Thủ tục hải quan đối vối ôtô nước ngoài khi xuất cảnh (tái xuất)
- Điều 76. Thủ tục hải quan đối với ô tô Việt Nam khi xuất cảnh (tạm xuất), nhập cảnh (tái nhập)
- Điều 79. Thủ tục hải quan đối với ô tô không nhằm mục đích thương mại khi xuất cảnh, nhập cảnh
- Điều 80. Thủ tục hải quan đối với thuyền xuồng, ca nô,… xuất cảnh, nhập cảnh
- Điều 81. Quy định riêng cho các phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới
- Điều 82. Người khai hải quan
- Điều 83. Địa điểm làm thủ tục hải quan
- Điều 84. Thời hạn làm thủ tục hải quan
- Điều 85. Khai hải quan
- Điều 86. Hồ sơ hải quan
- Điều 87. Trách nhiệm của Cảng vụ hàng không, tổ chức vận tải hàng không, người điều khiển tàu bay
- Điều 88. Trách nhiệm của cơ quan hải quan
- Điều 89. Thủ tục hải quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh quốc tế kết hợp vận chuyển nội địa, tàu bay vận chuyển nội địa kết hợp vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 92. Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm
- Điều 93. Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp
- Điều 94. Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
- Điều 95. Thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế; thủ tục thu nộp, hoàn trả đối với hàng hóa áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
- Điều 96. Áp dụng căn cứ tính thuế đối với một số trường hợp đặc biệt
- Điều 97. Thủ tục kê khai, phân loại, tính thuế đối với máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi là tổ hợp, dây chuyền, đáp ứng chú giải 3, 4, 5 Phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam
- Điều 98. Thời điểm tính thuế, tỷ giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 99. Thời điểm tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần
- Điều 100. Các trường hợp miễn thuế
- Điều 101. Đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế
- Điều 102. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế
- Điều 103. Quyết toán việc nhập khẩu, sử dụng hàng hoá miễn thuế
- Điều 104. Các trường hợp xét miễn thuế
- Điều 105. Hồ sơ xét miễn thuế
- Điều 106. Thủ tục, trình tự xét miễn thuế
- Điều 107. Thẩm quyền xét miễn thuế
- Điều 108. Các trường hợp xét giảm thuế
- Điều 109. Hồ sơ xét giảm thuế
- Điều 110. Trình tự, thủ tục xét giảm thuế
- Điều 111. Thẩm quyền xét giảm thuế
- Điều 112. Các trường hợp được xét hoàn thuế
- Điều 113. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài
- Điều 114. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng không xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 115. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn
- Điều 116. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ
- Điều 117. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan thực tế đã sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc đã xuất khẩu ra nước ngoài, đã nộp thuế nhập khẩu.
- Điều 118. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất (trừ trường hợp hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc như hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh... thuộc đối tượng miễn thuế)
- Điều 119. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam
- Điều 120. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào vào khu phi thuế quan
- Điều 121. Hồ sơ hoàn thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất.
- Điều 122. Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp tạm nhập máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển hết thời hạn tạm nhập, phải tái xuất nhưng chưa tái xuất mà được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển giao cho đối tượng khác tại Việt Nam tiếp tục quản lý sử dụng, sau đó đối tượng tiếp nhận hoặc mua lại thực tái xuất ra khỏi Việt Nam
- Điều 123. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi từ tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế và ngược lại; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái xuất, tái nhập hoặc bị tịch thu, tiêu hủy theo quy định của pháp luật
- Điều 124. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan, đã nộp thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu và thuế khác (nếu có), bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tịch thu sung công quỹ do vi phạm các quy định trong lĩnh vực hải quan
- Điều 125. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế nhưng sau đó được miễn thuế theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
- Điều 126. Hồ sơ không thu thuế
- Điều 127. Thủ tục nộp, tiếp nhận và xử lý hồ sơ xét hoàn thuế, không thu thuế
- Điều 128. Thẩm quyền quyết định hoàn thuế, không thu thuế
- Điều 129. Ghi việc hoàn thuế, không thu thuế trên tờ khai hải quan
- Điều 130. Xử lý số tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp, tiền phạt sau khi ban hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa do có số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp
- Điều 131. Tiền chậm nộp
- Điều 132. Nộp dần tiền thuế nợ
- Điều 133. Gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 134. Xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 135. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
- Điều 136. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
- Điều 137. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
- Điều 138. Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
- Điều 139. Đối tượng kiểm tra sau thông quan
- Điều 140. Nguyên tắc, mục đích, thời hạn kiểm tra sau thông quan
- Điều 141. Phạm vi kiểm tra sau thông quan
- Điều 142. Nội dung kiểm tra sau thông quan
- Điều 143. Xác minh trong kiểm tra sau thông quan
- Điều 144. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
- Điều 145. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp
- Điều 146. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn kiểm tra.
- Điều 147. Quản lý, phân công kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp
- Điều 148. Nguyên tắc thanh tra thuế
- Điều 149. Mục đích của thanh tra thuế
- Điều 150. Đối tượng thanh tra thuế
- Điều 151. Nội dung thanh tra thuế
- Điều 152. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra
- Điều 153. Các trường hợp thanh tra thuế
- Điều 154. Thẩm quyền quyết định thanh tra thuế
- Điều 155. Thu thập thông tin liên quan đến đối tượng thanh tra
- Điều 156. Lập báo cáo, kế hoạch thanh tra
- Điều 157. Đoàn thanh tra
- Điều 158. Thời hạn thanh tra
- Điều 159. Quyết định thanh tra
- Điều 160. Thực hiện thanh tra
- Điều 161. Biên bản thanh tra
- Điều 162. Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra
- Điều 163. Kết luận thanh tra
- Điều 164. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thuế