Điều 160 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Khi thanh tra, đoàn thanh tra thực hiện các công việc như sau:
1. Công bố quyết định thanh tra:
a) Trưởng đoàn thanh tra giới thiệu thành viên của đoàn thanh tra, đọc toàn văn quyết định thanh tra; giải thích cụ thể về mục đích, yêu cầu và nội dung thanh tra để đại diện đối tượng thanh tra hiểu rõ và có trách nhiệm thực hiện quyết định thanh tra; thông báo chương trình làm việc giữa đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra và những công việc khác có liên quan đến hoạt động thanh tra. Trường hợp phạm vi thanh tra thuế bao gồm cả các đơn vị thành viên, chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp được thanh tra thì trưởng đoàn thanh tra phải thông báo cụ thể danh sách, thời gian, nội dung thanh tra, quyền và nghĩa vụ của các bên để đối tượng thanh tra chủ động được trong việc thực hiện;
b) Thông báo kế hoạch thanh tra và yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;
c) Yêu cầu đại diện của đối tượng thanh tra báo cáo khái quát tình hình của doanh nghiệp về một số nội dung: ngành nghề kinh doanh; cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hình thức hạch toán của các đơn vị trực thuộc thành viên, chi nhánh, đơn vị trực thuộc; phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh; chuẩn mực kế toán và niên độ kế toán áp dụng; số cán bộ, công nhân viên và tiền lương; các đối tác liên doanh, liên kết (nếu có);
d) Việc công bố Quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản.
2. Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính (gọi chung là tài liệu) có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan do doanh nghiệp cung cấp. Trường hợp các tài liệu trên được lưu giữ trong máy vi tính hoặc phương tiện lưu giữ khác thì doanh nghiệp phải giao cho đoàn thanh tra cả các phương tiện lưu giữ đó. Đoàn thanh tra có trách nhiệm kiểm đếm, bảo quản, khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu đúng mục đích, không để thất lạc tài liệu. Trường hợp cần giữ nguyên hiện trạng hồ sơ, chứng từ, tài liệu, trưởng đoàn thanh tra quyết định niêm phong một phần hoặc toàn bộ tài liệu. Việc niêm phong, mở niêm phong khai thác tài liệu hoặc huỷ bỏ niêm phong thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
3. Kiểm tra chi tiết, lập hồ sơ chứng cứ
Các nội dung kiểm tra bao gồm:
a) Kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ, đồng bộ, chính xác, trung thực của hồ sơ hải quan lưu tại doanh nghiệp; đối chiếu với hồ sơ hải quan lưu tại cơ quan hải quan;
b) Kiểm tra hồ sơ, tài liệu, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ khác có liên quan nội dung thanh tra;
c) Kiểm tra việc doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, quản lý thuế và quy định khác có liên quan;
d) Trường hợp cần thiết và có điều kiện thì thực hiện kiểm tra: Dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, nguyên liệu, vật tư có liên quan đến việc sản xuất, chế biến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra thực tế hàng hoá nhập khẩu hoặc hàng hoá là sản phẩm của quá trình gia công, sản xuất, chế biến từ hàng hoá nhập khẩu đang được doanh nghiệp lưu giữ;
đ) Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện đối tượng thanh tra có hành vi vi phạm pháp luật thì lập biên bản làm việc để xác nhận hành vi vi phạm đó, nếu phát hiện dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì áp dụng các biện pháp quy định tại các Điều từ 89 đến 91 Luật Quản lý thuế.
4. Củng cố chứng cứ, cơ sở pháp lý, bao gồm các việc:
a) Yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình:
Đối với những vấn đề chưa rõ, chưa đủ cơ sở kết luận, thì trưởng đoàn thanh tra hoặc thành viên đoàn thanh tra yêu cầu doanh nghiệp giải trình. Nếu doanh nghiệp giải trình bằng văn bản mà chưa rõ thì tổ chức đối thoại, chất vấn;
Kết thúc đối thoại, chất vấn phải lập biên bản, ghi đầy đủ, chính xác những nội dung hai bên đã trao đổi, trường hợp cần thiết thì có thể ghi âm, ghi hình cuộc đối thoại, chất vấn.
b) Thẩm tra, xác minh
b.1) Những chứng cứ và giải trình của doanh nghiệp chưa rõ thì phải xác minh tại các tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc có khả năng, điều kiện làm rõ vấn đề. Kết quả việc thẩm tra, xác minh được lập biên bản kèm theo đầy đủ tài liệu chứng minh. Biên bản thẩm tra, xác minh là một căn cứ để tiến hành các bước tiếp theo.
b.2) Đối với nội dung thẩm tra, xác minh, tài liệu cần được cung cấp; trưởng đoàn thanh tra thuế phải thông báo cụ thể, đủ thời gian để đối tượng xác minh chuẩn bị đầy đủ, chính xác.
c) Trưng cầu giám định
Đối với những vấn đề có yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành, đoàn thanh tra không đủ khả năng, điều kiện kết luận thì trưởng đoàn thanh tra quyết định trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Sau khi đã xác định rõ các vấn đề thuộc nội dung thanh tra, đoàn thanh tra thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ chứng cứ, bổ sung tài liệu, số liệu và ký với đối tượng thanh tra các biên bản làm việc hoặc bản xác nhận tài liệu, số liệu, lập hồ sơ thanh tra.
Hồ sơ thanh tra là tài liệu gốc để lập biên bản thanh tra, bao gồm:
a) Các biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra, biên bản làm việc;
b) Các tài liệu, báo cáo của doanh nghiệp lập theo yêu cầu của đoàn thanh tra;
c) Các bảng kê tài liệu, số liệu mà đoàn thanh tra cùng lập với doanh nghiệp;
d) Các bản chụp chụp các tài liệu có liên quan;
đ) Các văn bản giải trình;
e) Các kết quả xác minh.
6. Xử phạt vi phạm hành chính
Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện sai phạm phải xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật thì trưởng đoàn thanh tra hoặc thành viên đoàn thanh tra lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt hành chính hoặc chuyển người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
7. Bàn giao hồ sơ, tài liệu
Sau khi kết thúc việc thanh tra, từng thành viên đoàn thanh tra có trách nhiệm:
a) Bàn giao các biên bản làm việc, bản xác nhận số liệu và toàn bộ chứng cứ thu thập được cho trưởng đoàn thanh tra; tài liệu được lập thành danh mục, đánh số thứ tự; lập báo cáo tóm lược vụ việc, đề xuất kết luận và kiến nghị xử lý, nêu rõ căn cứ đề xuất;
b) Giao trả hồ sơ, tài liệu không cần giữ cho doanh nghiệp; thu giữ những hồ sơ, tài liệu phục vụ cho các bước tiếp theo. Việc giao trả hoặc thu giữ hồ sơ, tài liệu được lập thành biên bản.
Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 128/2013/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 10/09/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 689 đến số 690
- Ngày hiệu lực: 01/11/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Điều 3. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế
- Điều 4. Kiểm tra sau thông quan
- Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan, người nộp thuế; trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan, công chức hải quan
- Điều 6. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại
- Điều 7. Xác định trước mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là xác định trước mã số)
- Điều 8. Xác định trước trị giá hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là xác định trước trị giá)
- Điều 9. Xác định trước xuất xứ
- Điều 10. Xem hàng hoá trước khi khai hải quan
- Điều 11. Khai hải quan
- Điều 12. Hồ sơ hải quan
- Điều 13. Đăng ký tờ khai hải quan
- Điều 14. Sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan
- Điều 15. Thay tờ khai hải quan
- Điều 16. Kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan
- Điều 17. Lấy mẫu, lưu mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện khai báo hải quan; thực hiện yêu cầu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành; thực hiện phân tích hoặc giám định để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 18. Giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Điều 19. Đồng tiền nộp thuế
- Điều 20. Thời hạn nộp thuế
- Điều 21. Bảo lãnh số tiền thuế phải nộp
- Điều 22. Địa điểm, hình thức nộp thuế
- Điều 23. Nộp thuế đối với trường hợp phải giám định, phân tích, phân loại hàng hoá
- Điều 24. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 25. Ấn định thuế
- Điều 26. Xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
- Điều 27. Đưa hàng về bảo quản
- Điều 28. Giải phóng hàng
- Điều 29. Thông quan hàng hóa
- Điều 30. Cơ sở để xác định hàng hoá đã xuất khẩu
- Điều 31. Huỷ tờ khai hải quan
- Điều 32. Phúc tập hồ sơ hải quan
- Điều 33. Kiểm tra sau thông quan
- Điều 34. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu
- Điều 35. Sản phẩm xuất khẩu theo loại hình SXXK
- Điều 36. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư
- Điều 37. Thủ tục thông báo, điều chỉnh định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu (viết tắt là định mức) và đăng ký sản phẩm xuất khẩu
- Điều 38. Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm
- Điều 39. Quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
- Điều 40. Thủ tục hải quan đối với trường hợp sản phẩm được bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp xuất khẩu
- Điều 41. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất
- Điều 42. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu
- Điều 43. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài
- Điều 44. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần
- Điều 45. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
- Điều 46. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện dự án đầu tư
- Điều 47. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa ra, đưa vào cảng trung chuyển
- Điều 48. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu; phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh qua khu phi thuế quan
- Điều 49. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất
- Điều 50. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho bảo thuế
- Điều 51. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra địa điểm thu gom hàng lẻ (gọi tắt là CFS - container freight station)
- Điều 52. Thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm.
- Điều 53. Thủ tục hải quan đối với một số trường hợp tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập khác
- Điều 54. Thủ tục hải quan đối với trường hợp tạm nhập, tạm xuất các phương tiện chứa hàng hoá theo phương thức quay vòng
- Điều 55. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại
- Điều 56. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu nhưng phải xuất khẩu trả lại cho khách hàng nước ngoài, xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan
- Điều 57. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá bán tại cửa hàng miễn thuế
- Điều 58. Thủ tục hải quan đối với bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính và vật phẩm, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh
- Điều 59. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
- Điều 60. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới
- Điều 61. Giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu
- Điều 62. Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu.
- Điều 63. Điều kiện thành lập
- Điều 64. Hồ sơ thành lập
- Điều 65. Trình tự thành lập
- Điều 66. Chấm dứt, tạm dừng hoạt động
- Điều 67. Thủ tục di chuyển, mở rộng, thu hẹp địa điểm
- Điều 68. Chuyển đổi quyền sở hữu hoặc đổi tên chủ sở hữu
- Điều 69. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại
- Điều 70. Người khai hải quan
- Điều 71. Hồ sơ hải quan đối với hàng nhập khẩu
- Điều 72. Hồ sơ hải quan đối với hàng xuất khẩu
- Điều 73. Thủ tục hải quan
- Điều 74. Thủ tục hải quan đối với ô tô nước ngoài khi nhập cảnh (tạm nhập)
- Điều 75. Thủ tục hải quan đối vối ôtô nước ngoài khi xuất cảnh (tái xuất)
- Điều 76. Thủ tục hải quan đối với ô tô Việt Nam khi xuất cảnh (tạm xuất), nhập cảnh (tái nhập)
- Điều 79. Thủ tục hải quan đối với ô tô không nhằm mục đích thương mại khi xuất cảnh, nhập cảnh
- Điều 80. Thủ tục hải quan đối với thuyền xuồng, ca nô,… xuất cảnh, nhập cảnh
- Điều 81. Quy định riêng cho các phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới
- Điều 82. Người khai hải quan
- Điều 83. Địa điểm làm thủ tục hải quan
- Điều 84. Thời hạn làm thủ tục hải quan
- Điều 85. Khai hải quan
- Điều 86. Hồ sơ hải quan
- Điều 87. Trách nhiệm của Cảng vụ hàng không, tổ chức vận tải hàng không, người điều khiển tàu bay
- Điều 88. Trách nhiệm của cơ quan hải quan
- Điều 89. Thủ tục hải quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh quốc tế kết hợp vận chuyển nội địa, tàu bay vận chuyển nội địa kết hợp vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 92. Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm
- Điều 93. Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp
- Điều 94. Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
- Điều 95. Thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế; thủ tục thu nộp, hoàn trả đối với hàng hóa áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
- Điều 96. Áp dụng căn cứ tính thuế đối với một số trường hợp đặc biệt
- Điều 97. Thủ tục kê khai, phân loại, tính thuế đối với máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi là tổ hợp, dây chuyền, đáp ứng chú giải 3, 4, 5 Phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam
- Điều 98. Thời điểm tính thuế, tỷ giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 99. Thời điểm tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần
- Điều 100. Các trường hợp miễn thuế
- Điều 101. Đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế
- Điều 102. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế
- Điều 103. Quyết toán việc nhập khẩu, sử dụng hàng hoá miễn thuế
- Điều 104. Các trường hợp xét miễn thuế
- Điều 105. Hồ sơ xét miễn thuế
- Điều 106. Thủ tục, trình tự xét miễn thuế
- Điều 107. Thẩm quyền xét miễn thuế
- Điều 108. Các trường hợp xét giảm thuế
- Điều 109. Hồ sơ xét giảm thuế
- Điều 110. Trình tự, thủ tục xét giảm thuế
- Điều 111. Thẩm quyền xét giảm thuế
- Điều 112. Các trường hợp được xét hoàn thuế
- Điều 113. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài
- Điều 114. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng không xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 115. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn
- Điều 116. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ
- Điều 117. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan thực tế đã sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc đã xuất khẩu ra nước ngoài, đã nộp thuế nhập khẩu.
- Điều 118. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất (trừ trường hợp hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc như hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh... thuộc đối tượng miễn thuế)
- Điều 119. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam
- Điều 120. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào vào khu phi thuế quan
- Điều 121. Hồ sơ hoàn thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất.
- Điều 122. Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp tạm nhập máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển hết thời hạn tạm nhập, phải tái xuất nhưng chưa tái xuất mà được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển giao cho đối tượng khác tại Việt Nam tiếp tục quản lý sử dụng, sau đó đối tượng tiếp nhận hoặc mua lại thực tái xuất ra khỏi Việt Nam
- Điều 123. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi từ tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế và ngược lại; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái xuất, tái nhập hoặc bị tịch thu, tiêu hủy theo quy định của pháp luật
- Điều 124. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan, đã nộp thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu và thuế khác (nếu có), bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tịch thu sung công quỹ do vi phạm các quy định trong lĩnh vực hải quan
- Điều 125. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế nhưng sau đó được miễn thuế theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
- Điều 126. Hồ sơ không thu thuế
- Điều 127. Thủ tục nộp, tiếp nhận và xử lý hồ sơ xét hoàn thuế, không thu thuế
- Điều 128. Thẩm quyền quyết định hoàn thuế, không thu thuế
- Điều 129. Ghi việc hoàn thuế, không thu thuế trên tờ khai hải quan
- Điều 130. Xử lý số tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp, tiền phạt sau khi ban hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa do có số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp
- Điều 131. Tiền chậm nộp
- Điều 132. Nộp dần tiền thuế nợ
- Điều 133. Gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 134. Xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 135. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
- Điều 136. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
- Điều 137. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
- Điều 138. Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
- Điều 139. Đối tượng kiểm tra sau thông quan
- Điều 140. Nguyên tắc, mục đích, thời hạn kiểm tra sau thông quan
- Điều 141. Phạm vi kiểm tra sau thông quan
- Điều 142. Nội dung kiểm tra sau thông quan
- Điều 143. Xác minh trong kiểm tra sau thông quan
- Điều 144. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
- Điều 145. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp
- Điều 146. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn kiểm tra.
- Điều 147. Quản lý, phân công kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp
- Điều 148. Nguyên tắc thanh tra thuế
- Điều 149. Mục đích của thanh tra thuế
- Điều 150. Đối tượng thanh tra thuế
- Điều 151. Nội dung thanh tra thuế
- Điều 152. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra
- Điều 153. Các trường hợp thanh tra thuế
- Điều 154. Thẩm quyền quyết định thanh tra thuế
- Điều 155. Thu thập thông tin liên quan đến đối tượng thanh tra
- Điều 156. Lập báo cáo, kế hoạch thanh tra
- Điều 157. Đoàn thanh tra
- Điều 158. Thời hạn thanh tra
- Điều 159. Quyết định thanh tra
- Điều 160. Thực hiện thanh tra
- Điều 161. Biên bản thanh tra
- Điều 162. Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra
- Điều 163. Kết luận thanh tra
- Điều 164. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thuế