- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 4Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 5Luật giao thông đường bộ 2008
- 6Quyết định 163/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 21/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 638/QĐ-TTg năm 2011 về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 11/2012/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Thông tư 02/2012/TTLT-BGTVT-BKHĐT hướng dẫn nội dung, trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải cấp tỉnh do Bộ Giao thông vận tải - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 11Quyết định 355/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 356/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 548/QĐ-TTg năm 2013 điều chỉnh phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 818/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 03 tháng 06 năm 2013 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông Đường bộ năm 2008;
Căn cứ Luật Giao thông Đường thủy nội địa năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 163/2008/QĐ-TTg ngày 11/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 638/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 về việc phê duyệt phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 04/04/2013 về việc điều chỉnh phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng GTVT vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg ngày 10/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư số 02/2012/TTLT-BGTVT-BKHĐT ngày 17/01/2012 của liên bộ Bộ Giao thông Vận tải - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nội dung, trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải cấp tỉnh;
Căn cứ Công văn số 4601/BGTVT-KHĐT ngày 13/6/2012 của Bộ Giao thông vận tải về việc góp ý thỏa thuận về quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Biên bản họp Hội đồng thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ngày 26 tháng 3 năm 2013;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 48/TTr-SGTVT ngày 07 tháng 5 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
- Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Cà Mau phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải quốc gia, của khu vực và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, liên hoàn, kết nối hợp lý với hệ thống giao thông quốc gia và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Phát triển giao thông vận tải theo hướng hiện đại, bền vững có tính đến khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; kết hợp giữa giao thông bộ với giao thông thủy và hàng không; kết hợp chặt chẽ giữa giao thông với thủy lợi.
- Tổ chức phân luồng tuyến hợp lý, nâng cao chất lượng vận tải đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân. Đảm bảo lưu thông thông suốt, giảm thiểu tai nạn giao thông; phục vụ tốt nhu cầu dân sinh, đảm bảo môi sinh và môi trường bền vững.
2.1. Mục tiêu tổng quát: Từng bước tạo ra hệ thống giao thông vận tải đồng bộ và liên hoàn, có khả năng phát triển bền vững. Đảm bảo lưu thông nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa ngày càng gia tăng và đa dạng hóa phục vụ chiến lược phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Về cơ sở hạ tầng giao thông
- Gắn kết hệ thống giao thông của tỉnh với hệ thống giao thông quốc gia, đảm bảo tính liên thông và chuyển tiếp liên tục giữa hệ thống giao thông đối nội với hệ thống giao thông đối ngoại, tạo điều kiện để tỉnh Cà Mau tiếp cận nhanh và trực tiếp với thị trường trong vùng và cả nước.
- Xây dựng những tuyến tránh các khu đô thị trên địa bàn tỉnh, góp phần chỉnh trang đô thị, đảm bảo an toàn giao thông và môi trường đô thị.
- Cải tạo, nâng cấp các đầu mối giao thông đảm bảo nhu cầu giao thông thông suốt. Xem xét hoạch định dự trữ quỹ đất để cải tạo các đầu mối giao thông trong tương lai.
b) Về vận tải
- Phát triển các tuyến vận tải hành khách đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa, tăng khả năng kết nối trực tiếp từ tỉnh Cà Mau đến các tỉnh khác.
- Về vận tải hành khách nội tỉnh, mở rộng mạng lưới tuyến, chú trọng phục vụ nhu cầu của người dân ở các vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
- Từng bước đổi mới phương tiện vận tải để nâng cao khả năng vận chuyển, đảm bảo tính an toàn và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
3. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
3.1. Hạ tầng giao thông đường bộ
a) Quốc lộ và cao tốc (do Trung ương quản lý): Tiếp tục hoàn thành các dự án nâng cấp Quốc lộ 1 (đoạn qua địa bàn tỉnh Cà Mau dài 129,2km) đạt tiêu chuẩn cấp III, sau 2020 đạt tiêu chuẩn cấp II; nâng cấp quốc lộ 63 (đoạn qua địa bàn tỉnh Cà Mau dài 38,1 km) đạt tiêu chuẩn cấp III; sau 2020 nâng cấp đường Quản Lộ - Phụng Hiệp theo tiêu chuẩn đường cao tốc (đoạn qua địa bàn tỉnh Cà Mau dài 9,9km); xây dựng đường Hồ Chí Minh đến Đất Mũi (đoạn qua địa bàn tỉnh Cà Mau dài 147km); xây dựng mới tuyến hành lang ven biển phía Nam (đoạn qua địa bàn tỉnh Cà Mau dài 54,3km) và đường ven biển (đoạn qua địa bàn tỉnh Cà Mau dài 235,9km).
b) Đường tỉnh
- Các tuyến đường chuyển cấp: Đường Thới Bình - Biển Bạch quy hoạch chuyển thành đường gom của đường hành lang ven biển phía Nam; đường Hai Mùa dọc kênh 7, đường trại giam Cái Tàu chuyển cho huyện quản lý.
- ĐT.984 (đường Cà Mau - Tắc Thủ - U Minh - Khánh Hội, dài 42,6km): Nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV. Đến 2030, nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III.
- ĐT.985B (đường Tắc Thủ - Rạch Ráng - Sông Đốc, dài 37,5km): Nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV. Đến 2030, nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III.
- ĐT.988 (đường Lương Thế Trân - Đầm Dơi, dài 20,5km): Nâng cấp đoạn từ cầu Lương Thế Trân tới phà Hòa Trung đạt tiêu chuẩn cấp IV, hoàn thành giai đoạn từ nay đến 2015.
- ĐT.983 (đường Trí Phải - Thới Bình, dài 9,5km): Trước 2015, nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp V. Đến 2030, nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III.
- ĐT.985 (Đường Rau Dừa - Rạch Ráng, dài 7,4km): Giai đoạn 2016-2020, nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp V. Đến 2030, nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III.
- ĐT.986 (Đường Đầm Dơi - Cái Nước - Cái Đôi Vàm, dài 48,4 km): Đoạn qua thị trấn Cái Nước sẽ chuyển thành đường đô thị, hướng tuyến mới dự kiến đi trùng với đường Vành đai - Lộ Gòn của thị trấn. Giai đoạn 2016-2020, nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV. Đến 2030, nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III.
- ĐT 983B: Gộp đường Láng Trâm - Thới Bình, Thới Bình - U Minh và đường T29 thành một tuyến đường. Đồng thời kéo dài 7,5 km từ giao QL.63 đến giao đường Quản Lộ - Phụng Hiệp và kéo dài 7,1 km từ gần cầu kênh 89 đến giao đường ven biển tại xã Khánh Hội. Riêng, đường T29 đoạn từ gần cầu kênh 89 đến cống Sáu Tiến chuyển cho huyện quản lý. Nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV, đoạn từ giao QL.63 đến giao đường Cà Mau - Tắc Thủ - U Minh - Khánh Hội, hoàn thành giai đoạn từ nay đến 2015, đoạn còn lại hoàn thành giai đoạn 2016-2020. Đến 2030, nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III.
- ĐT.985C (đường Tắc Thủ - vàm Đá Bạc, dài 31,5km): Giai đoạn trước 2015, nâng cấp đoạn từ đường Võ Văn Kiệt đến cầu Co Xáng đạt tiêu chuẩn cấp IV. Giai đoạn 2016-2020, mở mới từ cầu Co Xáng chạy dọc bờ bắc kinh xáng Minh Hà đến gần kênh Ranh chuyển hướng theo hướng Tây Nam đến vàm Đá Bạc đạt tiêu chuẩn cấp IV; đoạn hiện hữu chuyển cho huyện quản lý. Đến 2030, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III.
- ĐT.983C (đường Chợ Hội - Ranh Hạt, 5,7km): Giai đoạn trước 2015, nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp VI. Đến 2030, nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III.
- ĐT.984C (đường T11, dài 13,8km): Giai đoạn 2016-2020, nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III.
- ĐT.984B (đường Võ Văn Kiệt, dài 11,3km): Trước 2020, chỉ tiến hành duy tu, bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên. Đến 2030, mở rộng mặt đường lên 11,0 m.
- Đường Vành đai 3 thành phố Cà Mau (dài 19,6km): Xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị, mặt BTN rộng 12,0 m, dải phân cách giữa rộng 13,0 m, vỉa hè mỗi bên rộng 7,5 m. Lộ giới 40 m.
- ĐT.988B (đường Cái Nước - Đầm Dơi): Tuyến dài 39,8km, điểm đầu giao Quốc lộ 1A tại xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, điểm Cuối giao đường ven biển. Sau 2020, mở mới đạt tiêu chuẩn cấp III.
- ĐT.990 (đường Cà Mau - Đầm Dơi - Năm Căn): Tuyến dài 45,1 km, bắt đầu từ thành phố Cà Mau, mở mới đến giao với đường Lương Thế Trân - Đầm Dơi, đi trùng với đường Lương Thế Trân - Đầm Dơi (1 phần của tuyến) - đường Đầm Dơi - Thanh Tùng, sau đó chạy dọc theo bờ đê của sông Cái Ngay và kết thúc giao với đường ven biển. Giai đoạn 2016-2020, mở mới đạt tiêu chuẩn cấp IV. Đến 2030, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III.
- ĐT.985D (đường Bờ Nam Sông Đốc): Tuyến dài 23,7 km, điểm đầu giao QL.1, điểm cuối tại thị trấn Sông Đốc. Giai đoạn trước 2015, mở mới đạt tiêu chuẩn cấp IV. Đến 2030, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III.
- ĐT.987 (đường Đê Tây sông Bảy Háp): Tuyến dài 46,9 km, điểm đầu giao đường Lương Thế Trân - Đầm Dơi, điểm cuối giao đường ven biển. Giai đoạn 2016-2020, mở mới đạt tiêu chuẩn cấp V. Đến 2030, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IV.
c) Đường huyện: Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tiến hành đầu tư nâng cấp các tuyến đường hiện hữu mặt nhựa tối thiểu đạt cấp V, đồng thời mở mới các tuyến để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thành phố. Định hướng phát triển sau năm 2020, nâng cấp toàn bộ các tuyến đường huyện tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp IV.
d) Hệ thống đường đô thị: Được đề cập trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị.
đ) Hệ thống đường xã (đường giao thông nông thôn): Đầu tư xây dựng phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới và tiếp tục thực hiện Đề án xây dựng đường giao thông nông thôn đã được UBND tỉnh phê duyệt.
e) Hệ thống cầu, phà
- Các cầu trên địa bàn tỉnh được xây dựng mới có kết cấu BTDƯL hoặc BTCT: Đối với cầu trên đường tỉnh chính tải trọng là HL93, các cầu còn lại trên đường tỉnh là 0,65 HL93. Đối với cầu trên đường huyện tải trọng tối thiểu là 8T.
- Định hướng chung xây dựng các bến phà trên địa bàn tỉnh Cà Mau như sau: Bến phà trên các tuyến quốc lộ quy hoạch theo tiêu chuẩn cấp III-IV; bến phà trên các tuyến đường tỉnh quy hoạch theo tiêu chuẩn cấp IV-V; bến phà trên các tuyến đường giao thông nông thôn quy hoạch theo tiêu chuẩn cấp V-VI.
f) Công trình phục vụ vận tải đường bộ
- Bến xe khách: Nâng cấp và mở mới bến xe khách Cà Mau - Kiên Giang, bến xe khách Quản Lộ - Phụng Hiệp, bến xe khách Cà Mau. Ngoài ra, cần phát triển hệ thống các bến xe khách liên huyện tại trung tâm các huyện để phục vụ nhu cầu đi lại nội tỉnh.
- Bến hàng hóa: Chỉ tiến hành nâng cấp bến xếp dỡ hàng hóa Cà Mau hiện tại; không xây dựng bến xe tải mới mà xem xét kết hợp trong các bến xe khách.
- Điểm, bãi đỗ xe công cộng: Nghiên cứu xây dựng một số bãi đỗ xe ở các đô thị như thành phố Cà Mau, Năm Căn, Sông Đốc, Đất Mũi,... để đáp ứng nhu cầu trong tương lai.
3.2. Hệ thống đường thủy nội địa
a) Mạng lưới đường thủy
- Các tuyến sông, kênh do Trung ương quản lý: Gồm 09 tuyến (chi tiết thể hiện trong thuyết minh Quy hoạch). Đề xuất mở tuyến tránh thành phố Cà Mau qua rạch Cái Xu và giao các đoạn đường thủy qua đô thị về cho tỉnh Cà Mau quản lý.
- Các tuyến sông, kênh do tỉnh quản lý: Gồm 12 tuyến (chi tiết thể hiện trong thuyết minh Quy hoạch). Quy hoạch tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp V - ĐTNĐ, cho phép tàu tự hành trọng tải từ 250 tấn - 300 tấn; đoàn sà lan, tàu kéo đẩy (150 ÷ 250)CV + (2 ÷ 3)x(150 ÷ 250) tấn lưu thông trên tuyến.
- Hệ thống đường thủy do huyện quản lý: Quy hoạch cải tạo luồng tuyến duy trì đạt tiêu chuẩn cấp V, cho phép tàu tự hành, sà lan trọng tải dưới 100 tấn lưu thông, tĩnh không cầu (2,5-3,0)m.
b) Cảng
- Cảng Năm Căn: Đầu tư chiều sâu, làm thêm kho và tăng cường thiết bị công nghệ bốc xếp. Năng lực thông qua đạt 500 ngàn tấn/năm vào năm 2015; năm 2020 đạt 2-2,5 triệu tấn/năm.
- Cảng nước sâu Hòn Khoai: Là cảng trung chuyển với diện tích khu đất 300ha, tiếp nhận tàu: 150.000-200.000 DWT, năng lực 40 triệu tấn/năm. Sau khi xây dựng cảng, để thúc đẩy phát triển kinh tế biển và phát huy vai trò là cảng trung chuyển của khu vực dự kiến sẽ xây cầu nối từ cảng Hòn Khoai vào đất liền.
- Cảng sông Ông Đốc: Có khả năng tiếp nhận tàu dưới 1.000 tấn, năng lực thông qua 600 ngàn tấn/năm.
c) Bến tàu
- Bến tàu khách: Bến tàu phường 7; bến tàu kinh Xáng - Phụng Hiệp; bến tàu Đầm Dơi; bến tàu Ngọc Hiển; bến tàu Thới Bình; bến tàu Trần Văn Thời; bến tàu U Minh; bến tàu Cái Nước; bến tàu Phú Tân; bến tàu Năm Căn. Hạ tầng bến tàu khách được đầu tư với quy mô phù hợp. Ngoài các bến trung tâm trên, mỗi huyện cần bố trí các bến lẻ phục vụ cho nhu cầu lên xuống hàng và đi lại của nhân dân.
- Bến tàu hàng: Tại thành phố Cà Mau, ngoài bến hiện nay tại phường 1, nghiên cứu xây dựng thêm hai bến xếp dỡ trên sông Gành Hào (P.7) và sông Quản Lộ - Phụng Hiệp.
- Nghiên cứu tại trung tâm các huyện và các khu kinh tế ven biển quy hoạch các bến xếp dỡ hàng hóa, được kết hợp bố trí trong các bến tàu khách, nhằm đảm bảo nhu cầu xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa và vai trò trung chuyển hàng hóa giữa đường bộ, đường thủy trong tương lai.
- Bến khách ngang sông: Duy trì hoạt động và ưu tiên đầu tư nâng cấp các bến đò có lưu lượng lớn; nghiên cứu quy hoạch bến khách ngang sông phục vụ cho nhân dân đi lại thuận lợi, an toàn giao thông.
3.3. Cảng hàng không
Cảng hàng không Cà Mau: Giai đoạn đến năm 2015, đạt cấp 3C theo ICAO và sân bay quân sự cấp II, lượng hành khách tiếp nhận là 200.000 lượt hành khách/năm; Giai đoạn 2015-2025, đạt cấp 4C, lượng hành khách tiếp nhận là 300.000 lượt hành khách/năm; Giai đoạn sau 2025, xem xét nghiên cứu di chuyển cảng hàng không Cà Mau ra xa khu vực đô thị nhằm tránh ảnh hưởng đến sự phát triển đô thị của thành phố Cà Mau và hạn chế sự mất an toàn do cảng hàng không hiện tại nằm khá gần trung tâm thành phố Cà Mau.
Ngoài ra, nghiên cứu khôi phục, nâng cấp bãi đỗ máy bay ở Hòn Khoai, Năm Căn, Đất Mũi và Sông Đốc, nhằm phục vụ nhu cầu du lịch, tham quan, quốc phòng - an ninh và khảo sát, thăm dò dầu khí.
4. Nhu cầu quỹ đất phục vụ quy hoạch: Đến năm 2020 khoảng 600 ha và đến năm 2030 khoảng 900 ha.
5. Dự kiến kinh phí đầu tư: Tổng kinh phí dự kiến khoảng 25.319 tỷ đồng. Trong đó:
- Giai đoạn 1: Khoảng 7.220 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2: Khoảng 18.099 tỷ đồng.
6. Các giải pháp, chính sách chủ yếu thực hiện quy hoạch
a) Giải pháp quản lý quy hoạch
- Việc đầu tư cải tạo nâng cấp, xây dựng mới các công trình giao thông vận tải phải phù hợp quy hoạch được duyệt và đúng trình tự, thủ tục về quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.
- Tiến trình đầu tư đảm bảo sự cân đối đồng bộ năng lực giao thông của toàn mạng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ dân sinh.
b) Giải pháp, chính sách về vốn
- Hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và nguồn vốn ODA.
- Cân đối, bố trí từ ngân sách địa phương.
- Các nguồn vốn khác có thể huy động bao gồm: BOT, BT, PPP...; đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực vận tải;
- Đối với hệ thống giao thông nông thôn, có chính sách khuyến khích theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", Nhà nước hỗ trợ một phần, huy động nhân dân tham gia là chủ yếu.
c) Giải pháp, chính sách đảm bảo an toàn giao thông
- Đẩy nhanh việc đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, đảm bảo hành lang an toàn. Xử lý các điểm có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
- Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch và quản lý người điều khiển phương tiện giao thông; chất lượng kiểm định phương tiện cơ giới.
- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kết hợp với tăng cường công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
d) Giải pháp, chính sách phát triển vận tải
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, phát triển vận tải hành khách công cộng; có chính sách ưu đãi cho các tổ chức hoạt động dịch vụ vận tải ở khu vực khó khăn.
- Nâng cao chất lượng vận tải và dịch vụ vận tải, hỗ trợ các đơn vị vận tải đổi mới phương tiện về chất lượng và chủng loại phù hợp với yêu cầu vận tải hàng hóa, hành khách trên các tuyến vận tải.
- Phát triển đa dạng các dịch vụ vận tải, đảm bảo nhanh chóng, an toàn, tiện lợi, tiết kiệm chi phí xã hội; ưu tiên phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistic để điều tiết hợp lý giữa các phương thức vận tải.
- Tăng cường, phát huy vai trò của các cơ quan, hiệp hội bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng các dịch vụ giao thông, vận tải.
đ) Giải pháp, chính sách về khoa học, công nghệ
- Áp dụng các công nghệ thi công tiên tiến trong công tác nâng cấp, cải tạo cầu đường, làm đường mới, xử lý những nơi nền đất yếu, ở những tuyến đường hay bị sạt lở, xử lý chống sụt taluy đường.
- Sử dụng vật liệu tại chỗ là chính, chú trọng áp dụng vật liệu mới, công nghệ mới phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
e) Giải pháp, chính sách về nguồn nhân lực
- Thực hiện chương trình và mở rộng hình thức đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân lành nghề.
- Mở rộng các hình thức đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo trong nước và đào tạo nước ngoài, đào tạo theo trường lớp và tự đào tạo.
- Thực hiện việc áp dụng chế độ ưu đãi đối với người lao động duy tu bảo dưỡng kết cấu hạ tầng giao thông ở các khu vực khó khăn.
(Nội dung chi tiết theo Báo cáo thuyết minh điều chỉnh Quy hoạch)
1. Giao Sở Giao thông vận tải
- Công bố "điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030" và tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch theo quy định.
- Rà soát các cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến phát triển giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Quy hoạch.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan lập danh mục dự án ưu tiên đầu tư theo từng giai đoạn để thực hiện Quy hoạch.
2. Các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông vận tải thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của quy hoạch phát triển giao thông vận tải, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2004 của UBND tỉnh Cà Mau.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 60/2009/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Nghị quyết 04/NQ-HĐND năm 2012 về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 3Quyết định 2509/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt đề cương lập quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải đến năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 4Quyết định 484/QĐ-UBND năm 2006 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- 5Nghị quyết 28/2013/NQ-HĐND về Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 6Quyết định 1325/QĐ-UBND năm 2011 cho phép lập Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Quảng Bình đến năm 2020
- 7Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 8Quyết định 10/2008/QĐ-UBND phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Tây Ninh đến 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020
- 9Quyết định 1081/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030
- 10Nghị quyết 62/2006/NQ-HĐND về Kế hoạch đầu tư phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010
- 11Quyết định 2762/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Bình đến năm 2020
- 12Nghị quyết 115/NQ-HĐND năm 2008 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Bình đến năm 2020
- 13Quyết định 51/2015/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau
- 14Nghị quyết 26/2016/NQ-HĐND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 15Nghị quyết 106/2017/NQ-HĐND điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 4Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 5Luật giao thông đường bộ 2008
- 6Quyết định 163/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 21/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 60/2009/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 9Quyết định 638/QĐ-TTg năm 2011 về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 11/2012/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Thông tư 02/2012/TTLT-BGTVT-BKHĐT hướng dẫn nội dung, trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải cấp tỉnh do Bộ Giao thông vận tải - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 12Quyết định 355/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 356/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 548/QĐ-TTg năm 2013 điều chỉnh phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Nghị quyết 04/NQ-HĐND năm 2012 về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 16Quyết định 2509/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt đề cương lập quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải đến năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 17Quyết định 484/QĐ-UBND năm 2006 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- 18Nghị quyết 28/2013/NQ-HĐND về Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 19Quyết định 1325/QĐ-UBND năm 2011 cho phép lập Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Quảng Bình đến năm 2020
- 20Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 21Quyết định 10/2008/QĐ-UBND phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Tây Ninh đến 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020
- 22Quyết định 1081/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030
- 23Nghị quyết 62/2006/NQ-HĐND về Kế hoạch đầu tư phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010
- 24Quyết định 2762/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Bình đến năm 2020
- 25Nghị quyết 115/NQ-HĐND năm 2008 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Bình đến năm 2020
- 26Quyết định 51/2015/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau
- 27Nghị quyết 26/2016/NQ-HĐND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 28Nghị quyết 106/2017/NQ-HĐND điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quyết định 818/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 818/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/06/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Dương Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/06/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực