- 1Quyết định 1735/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt bổ sung tuyến Quốc lộ 47B, Quốc lộ 217B, Quốc lộ 48E, Quốc lộ 49C, Quốc lộ 14H vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 189/QĐ-TTg về bổ sung tuyến nối Nghĩa Lộ với cao tốc Nội Bài - Lào Cai vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 195/TTg-CN năm 2021 về điều chuyển quốc lộ 2B tỉnh Vĩnh Phúc thành đường địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 356/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2013 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Giao thông vận tải đường bộ là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng hạ tầng kinh tế xã hội. Vì vậy, cần được ưu tiên đầu tư phát triển, để tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Phát triển giao thông vận tải đường bộ hợp lý, đồng bộ và bền vững trong một quy hoạch thống nhất có phân công, phân cấp và hợp tác, liên kết giữa các phương thức vận tải, phù hợp với điều kiện địa lý, tạo thành một mạng lưới giao thông thông suốt và có hiệu quả.
3. Tập trung nguồn lực để xây dựng, nâng cấp một số tuyến có nhu cầu vận tải lớn, cơ bản đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống đường bộ hiện có; xây dựng một số đoạn tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam, các trục cao tốc trọng yếu theo quy hoạch được duyệt; coi trọng công tác quản lý, bảo trì để tận dụng tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có.
4. Phát triển hệ thống đường bộ đảm bảo tính kết nối với hệ thống đường bộ các nước khu vực để chủ động hợp tác, hội nhập khu vực và quốc tế.
5. Nhanh chóng phát triển giao thông vận tải xe buýt tại các đô thị lớn, đặc biệt Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; phát triển giao thông tĩnh và giao thông tiếp cận cho người khuyết tật; kiểm soát sự gia tăng phương tiện vận tải cá nhân; giải quyết ùn tắc giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đô thị.
6. Phát triển giao thông vận tải địa phương đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn, gắn kết được mạng giao thông vận tải địa phương với mạng giao thông quốc gia, tạo sự liên hoàn, thông suốt và chi phí vận tải hợp lý, phù hợp với đa số người dân.
7. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, vật liệu mới vào các lĩnh vực tư vấn, xây dựng, khai thác giao thông vận tải đường bộ với mục tiêu hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng. Coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển Ngành.
8. Thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; huy động tối đa mọi nguồn lực, coi trọng nguồn lực trong nước để đầu tư phát triển; người sử dụng có trách nhiệm đóng góp phí sử dụng để bảo trì và tái đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
9. Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và đảm bảo hành lang an toàn giao thông; việc bảo vệ công trình giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các ngành, toàn xã hội và của mỗi người dân.
1. Giai đoạn đến năm 2020
- Đáp ứng được nhu cầu về vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng tốt và giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, thuận lợi, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường; phát huy lợi thế của vận tải đường bộ có tính cơ động cao, hiệu quả trong phạm vi hoạt động đường ngắn, gom hàng, tạo chân hàng cho các phương thức vận tải khác. Một số mục tiêu cụ thể:
+ Khối lượng khách vận chuyển 5,6 tỷ hành khách với 154,56 tỷ hành khách luân chuyển.
+ Khối lượng hàng vận chuyển 1.310 triệu tấn với 73,32 tỷ tấn hàng hóa luân chuyển.
+ Phương tiện ô tô các loại có khoảng 3,2 - 3,5 triệu xe.
- Hệ thống quốc lộ, đường tỉnh cơ bản vào đúng cấp kỹ thuật; mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ, đường tỉnh có nhu cầu vận tải lớn, trong đó ưu tiên nâng cấp mở rộng quốc lộ 1; xây dựng một số đoạn cao tốc trên tuyến Bắc - Nam, tuyến nối thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh với các cảng cửa ngõ, các đầu mối giao thông quan trọng; nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên; đầu tư đường ven biển, đường tuần tra biên giới theo quy hoạch được duyệt. Các tuyến đường đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ khu vực; phát triển mạnh mẽ giao thông đô thị. Triển khai thực hiện “Quỹ bảo trì đường bộ” để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
+ Phấn đấu dành quỹ đất cho xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đạt bình quân 16 - 26% so với quỹ đất xây dựng tại các đô thị.
+ Ưu tiên phát triển đường giao thông nông thôn cho phương tiện giao thông cơ giới tới tất cả trung tâm xã hoặc cụm xã, đảm bảo thông suốt quanh năm. Tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa hoặc bê tông xi măng đường huyện đạt 100%, đường xã tối thiểu 70%, đường thôn xóm tối thiểu 50%.
2. Định hướng đến năm 2030
- Thỏa mãn được nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải của xã hội với chất lượng cao, nhanh chóng, thuận tiện, an toàn; kết nối được với các phương thức vận tải khác, nhất là các điểm chuyển tải khách đường dài với vận tải hành khách đô thị.
- Hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; tiếp tục xây dựng các đoạn tuyến cao tốc; đường đô thị; đường vành đai.
III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
a) Trục dọc Bắc Nam
- Quốc lộ 1: Từ Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau), dài 2.395,5 km:
+ Đoạn từ Hà Nội đến Cần Thơ: hoàn thành nâng cấp, mở rộng 1.054 km/1.887 km cơ bản đạt quy mô 4 làn xe cơ giới (390 km đã được mở rộng 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp); tại một số đoạn có xây dựng đường bộ cao tốc song hành, chỉ tăng cường nền, mặt đường và thay thế cầu yếu.
+ Các đoạn còn lại đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
+ Hoàn thành xây dựng hầm đường bộ qua đèo Phú Gia và Phước Tượng (Thừa Thiên Huế), đèo Cả (Phú Yên).
- Đường Hồ Chí Minh, từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau), dài 3.183 km:
+ Cơ bản nối thông toàn tuyến với quy mô 2 làn xe vào năm 2020, chỉ đầu tư nâng cấp một số đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn, trong đó ưu tiên quốc lộ 14 - đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên.
+ Sau năm 2020, hoàn chỉnh tuyến, từng bước xây dựng các đoạn theo tiêu chuẩn đường cao tốc phù hợp với quy hoạch được duyệt và khả năng nguồn vốn.
b) Khu vực phía Bắc
* Các tuyến nan quạt
- Quốc lộ 5: Từ Hà Nội đến Hải Phòng, dài 113 km, duy trì tiêu chuẩn đường cấp II, quy mô 4 làn xe.
- Quốc lộ 18: Từ Đại Phúc (Bắc Ninh) đến Bắc Luân (Quảng Ninh), dài 303 km, hoàn thiện nâng cấp, mở rộng đoạn Uông Bí - Hạ Long đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe; đoạn Mông Dương - Móng Cái tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe; các đoạn khác duy trì tiêu chuẩn đường hiện tại.
- Quốc lộ 2: Từ Phù Lỗ (Hà Nội) đến cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang), dài 323 km, duy trì tiêu chuẩn đường cấp lI, 4 làn xe đoạn Bắc Thăng Long - Nội Bài đến Vĩnh Yên, bao gồm cả đoạn tránh thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc); mở rộng đoạn Vĩnh Yên - Việt Trì đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe; hoàn thiện nâng cấp các đoạn còn lại đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp III, 2 làn xe; các đoạn qua khu vực có lưu lượng lớn đạt tiêu chuẩn đường từ cấp II đến cấp I, 4 - 6 làn xe.
- Quốc lộ 3: Từ cầu Đuống (Hà Nội) đến Tà Lùng (Cao Bằng), dài 340 km, hoàn thiện xây dựng, nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 6: Từ Hà Đông (Hà Nội) đến Mường Lay (Lai Châu), dài 512 km, nâng cấp đoạn Xuân Mai - Hòa Bình đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe; đoạn tránh thành phố Hòa Bình đạt tiêu chuẩn đường cấp II đến cấp I, 4 - 6 làn xe; các đoạn còn lại đạt tối thiểu tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 32: Từ Hà Nội đến Bình Lư (Lai Châu), dài 393 km, hoàn thiện nâng cấp đoạn cầu Trung Hà - Cổ Tiết quy mô 4 làn xe kết hợp nâng cấp mở rộng đường với việc cứng hóa đê Hữu sông Hồng; các đoạn còn lại tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường từ cấp IV đến cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 32B: Từ Thu Cúc (Phú Thọ) đến Mường Cơi (Sơn La), dài 21 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 32C: Từ Hy Cương, giao với quốc lộ 2 (Phú Thọ) đến Âu Lâu (Yên Bái), dài 97 km, mở rộng đoạn km8+000 - km21+100, dài 13,1 km đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe; hoàn thiện nâng cấp các đoạn còn lại đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 70: Từ Đầu Lô (Phú Thọ) đến cầu Hồ Kiều (Lào Cai), dài 200 km, hoàn thiện xây dựng, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, III, 2 làn xe.
* Các tuyến vành đai
- Vành đai 1: Gồm các quốc lộ 4, 4A, 4B, 4C, 4D, 4H từ Quảng Ninh đến Điện Biên (quốc lộ 4B được kéo dài từ Tiên Yên đến đảo Cái Bầu), dài khoảng 1.002 km.
Từng bước hoàn thành nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe; các đoạn khó khăn đạt tiêu chuẩn đường cấp V, riêng đoạn từ Cao Bằng qua Lạng Sơn đến Quảng Ninh đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe. Hợp nhất các quốc lộ 4A, 4B, 4C, 4D, 4H thành quốc lộ 4.
- Vành đai 2: Là quốc lộ 279 từ Bãi Cháy (Quảng Ninh) đến Tây Trang (Điện Biên), dài 817 km, hoàn thành nâng cấp, xây dựng toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Vành đai 3: Là quốc lộ 37, từ Diêm Điền (Thái Bình) đến Cò Nòi (Sơn La), dài 485 km, hoàn thiện nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe ở khu vực miền núi; các đoạn khu vực đông dân cư, đồng bằng đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
* Các quốc lộ khác
- Quốc lộ 18C: Từ Tiên Yên đến Hoành Mô (Quảng Ninh), dài 50 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 10: Từ Uông Bí (Quảng Ninh) đến Hoằng Hóa (Thanh Hóa), dài 228 km, hoàn thiện nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe, riêng đoạn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe.
- Quốc lộ 38: Từ thành phố Bắc Ninh đến Chợ Dầu (Hà Nam), dài 85 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 38B: Từ ngã tư Gia Lộc (Hải Dương) đến ngã ba Anh Trỗi (Ninh Bình) dài 145 km, nâng cấp, mở rộng tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 39: Từ Phố Nối (Hưng Yên) đến Diêm Điền (Thái Bình), dài 108 km, hoàn thiện nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 12B: Từ Kim Đông (Ninh Bình) đến Mãn Đức (Hòa Bình), dài 140 km, hoàn thiện xây dựng, nâng cấp đoạn Kim Đông - Hàng Trạm tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe; các đoạn còn lại tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 21: Từ Sơn Tây (Hà Nội) đến cảng Hải Thịnh (Nam Định), dài 210 km, hoàn thiện xây dựng nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe (đoạn Km147+200-Km 152+600 đi theo tuyến đường Đông Nam thành phố Nam Định).
- Quốc lộ 21B: Từ Phú Lâm (Hà Nội) đến thành phố Nam Định, dài 95 km, hoàn thiện xây dựng, nâng cấp đoạn kéo dài từ cầu Bà Đa đến nút giao Phú Thứ, đường nối hai cao tốc và đi theo các tuyến đường đang và đã đầu tư đến thành phố Nam Định, đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe.
- Quốc lộ 2B: Từ Dốc Láp đến Tam Đảo (Vĩnh Phúc), dài 25 km, hoàn thiện nâng cấp trong khu vực thành phố đạt tiêu chuẩn đường đô thị, đoạn còn lại tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 2C: Từ Sơn Tây (Hà Nội) đến thị trấn Na Hang (Tuyên Quang), dài 241 km, hoàn thiện nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe, các đoạn có điều kiện địa hình khó khăn đạt tối thiểu tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 31: Từ Quán Thành (Bắc Giang) đến Bản Chắt (Lạng Sơn), dài 160 km, nâng cấp mở rộng đoạn đầu tuyến từ Quán Thành (giao với quốc lộ 1) đến thị trấn Lục Ngạn tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe; các đoạn còn lại tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 34: Từ thành phố Hà Giang đến Khâu Đồn (Cao Bằng), dài 265 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 3B: Từ Nà Bản (Bắc Kạn) đến Quốc Khánh (Lạng Sơn), dài 128 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 1B: Từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến Tân Long (Thái Nguyên), dài 145 km, hoàn thiện nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường từ cấp IV đến cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 43: Từ Gia Phù đến cửa khẩu Lóng Sập (Sơn La), dài 113 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 4E: Từ Bắc Ngầm đến Kim Tân (Lào Cai), dài 44,2 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 4G: Từ Mai Sơn đến Sông Mã (Sơn La), dài 122km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 12: Từ Ma Lù Thàng (Lai Châu) đến thành phố Điện Biên, dài 206,65 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 100: Từ ngã ba Nậm Cáy đến ngã ba Phong Thổ (Lai Châu), dài 20 km, duy trì tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Đường Nội Bài - Bắc Ninh: Từ Nội Bài đến Bắc Ninh, dài 42 km, duy trì tiêu chuẩn đường cấp I.
- Đường nối cảng Ninh Phúc, từ quốc lộ 1 đến cảng Ninh Phúc, dài 6 km, duy trì tiêu chuẩn đường cấp II.
- Đường Nghi Sơn - Bãi Trành: Từ cảng Nghi Sơn đến đường Hồ Chí Minh (Thanh Hóa), dài 54,5 km, hoàn thành nâng cấp, xây dựng tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Cầu lớn: hoàn thành xây dựng một số cầu lớn như Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Việt Trì II, Mễ Sở, ...
- Quốc lộ 217: Từ Đò Lèn đến Nạ Mèo (Thanh Hóa), dài 195 km, hoàn thiện nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường từ cấp IV đến cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 47: Từ Sầm Sơn đến Mục Sơn (Thanh Hóa), dài 61 km, hoàn thiện xây dựng, nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe; đoạn qua đô thị đạt tiêu chuẩn đường đô thị.
- Quốc lộ 45: Từ ngã ba Rịa (Ninh Bình) đến Như Xuân (Thanh Hóa), dài 134 km, hoàn thiện nâng cấp xây dựng tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 48: Từ Yên Lý đến Quế Phong (Nghệ An), dài 170 km, nâng cấp mở rộng đoạn Yên Lý đến Thịnh Mỹ (giao đường Hồ Chí Minh) tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe; các đoạn còn lại tối thiểu đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 48B: Từ Lạch Quèn đến Quỳ Châu (Nghệ An), dài 25,5 km; hoàn thiện nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 48C: Từ Quỳ Hợp đến Tam Quang (Nghệ An), dài 123 km; hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 7: Từ Diễn Châu đến Nậm Cắn (Nghệ An), dài 227 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 46: Từ Thanh Thủy đến Cửa Lò (Nghệ An), dài 107 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 8: Từ Hồng Lĩnh đến Cầu Treo (Hà Tĩnh), dài 85,3 km, hoàn thiện nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 8B: Đoạn từ Hồng Lĩnh đến Xuân An, dài 18 km, thuộc dự án mở rộng quốc lộ 1; đoạn từ Xuân An đến cảng Xuân Hải (Hà Tĩnh), dài 7 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 12A: Từ Ba Đồn đến cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình), dài 117 km, hoàn thiện xây dựng, nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 12C: Từ cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) đến Hóa Tiến (giao với đường Hồ Chí Minh, Quảng Bình), dài 98,3 km, hoàn thiện nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, III, 2 làn xe; đoạn cảng Vũng Áng quốc lộ 1 theo quy hoạch khu công nghiệp Vũng Áng.
- Quốc lộ 15: Từ Tòng Đậu (Hòa Bình) đến Sơn Thủy (Quảng Bình), dài 400,5 km, hoàn thiện xây dựng, nâng cấp đoạn Tòng Đậu - Ngọc Lặc tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe; các đoạn còn lại tối thiểu đường cấp IV.
- Quốc lộ 15B: Từ Đồng Lộc đến Thạch Khê (Hà Tĩnh), dài 25 km, hoàn thiện nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 9: Từ Cửa Việt đến Lao Bảo (Quảng Trị), dài 118 km, hoàn thiện nâng cấp xây dựng đạt tiêu chuẩn đường từ cấp III đến cấp II, 2 - 4 làn xe.
- Quốc lộ 49: Từ Thuận An (Thừa Thiên Huế) đến biên giới với Lào, dài 92 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 14B: Từ Tiên Sa đến Túy Loan (Đà Nẵng), dài 24 km, duy trì tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe; đoạn Túy Loan đến Thạch Mỹ (Quảng Nam), dài 50 km, theo quy hoạch đường Hồ Chí Minh.
- Quốc lộ 14D: Từ Giằng đến cửa khẩu Tà Óc (Quảng Nam), dài 75 km, hoàn thiện nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 14C: Từ ngã tư Ngọc Hồi (Kon Tum) đến cửa khẩu Buprăng (Đắk Nông), dài 375 km, hoàn thiện xây dựng, nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 14E: Từ Ngã ba Bình Minh đến Khâm Đức (Quảng Nam), dài 90 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 14G: Từ Túy Loan (Đà Nẵng) đến Đông Giang (Quảng Nam), dài khoảng 66 km; hoàn thiện nâng cấp mở rộng tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 24: Từ Thạch Trụ (Quảng Ngãi) đến thị xã Kon Tum, dài 168 km, hoàn thiện nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 24B: Từ cảng Sa Kỳ đến Ba Tiêu (Quảng Ngãi), dài 108 km; hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 19: Từ Quy Nhơn (Bình Định) đến cửa khẩu Lệ Thanh (Gia Lai), dài 229 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe; riêng đoạn từ cảng Quy Nhơn đến giao quốc lộ 1 đạt tiêu chuẩn đường cấp II, I, 4 - 6 làn xe.
- Quốc lộ 25: Từ Tuy Hòa (Phú Yên) đến Chư Sê (Gia Lai), dài 192 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 29: Từ cảng Vũng Rô (Phú Yên) đến Buôn Hồ (Đắk Lắk), dài 178 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 26: Từ Ninh Hòa (Khánh Hòa) đến Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), dài 151 km, hoàn thiện nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, những đoạn khó khăn đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe; riêng quốc lộ 26B từ quốc lộ 1 đến nhà máy tàu biển Hyunđai Vinashin đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe; ghép quốc lộ 26 và quốc lộ 26B thành quốc lộ 26.
- Quốc lộ 27: Từ Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đến Phan Rang (Ninh Thuận), dài 277 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 27B: Từ Ninh Bình (Ninh Thuận) đến Hòa Diên (Khánh Hòa), dài 53 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 28: Từ Phan Thiết (Bình Thuận) đến Gia Nghĩa (Đắk Nông), dài 180 km, hoàn thiện xây dựng, nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 49B: Từ Quảng Lợi đến cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế), dài 105 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 40: Từ Ngọc Hồi đến cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum), dài 21 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe; đoạn trong khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y theo quy hoạch của khu kinh tế.
- Quốc lộ 1D: Từ Quy Nhơn (Bình Định) đến Sông cầu (Phú Yên), dài 35 km, đoạn đi trong thành phố theo quy hoạch đường đô thị, đoạn còn lại duy trì tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 1C: Từ quốc lộ 1 đến thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), dài 17 km, hoàn thiện nâng cấp đạt quy mô đường 4 làn xe.
- Đường Trường Sơn Đông: Từ Thạch Mỹ (Quảng Nam) đến Đà Lạt (Lâm Đồng), dài 671,16 km, hoàn thiện xây dựng toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.
d) Khu vực Phía Nam
* Khu vực Đông Nam Bộ
- Quốc lộ 51: Từ Biên Hòa (Đồng Nai) đến Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), dài 79 km, hoàn thiện mở rộng, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp I, 6 làn xe.
- Quốc lộ 55: Từ Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) đến ngã ba Đại Bình (Lâm Đồng); dài 233 km, hoàn thiện nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 56: Từ Tân Phong (Đồng Nai) đến Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu), dài 51 km, duy trì tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 22: Từ thành phố Hồ Chí Minh đến Mộc Bài (Tây Ninh), dài 58 km, duy trì tiêu chuẩn đường từ cấp II đến cấp I, quy mô 4-6 làn xe.
- Quốc lộ 22B: Từ Gò Dầu đến cửa khẩu Xa Mát (Tây Ninh), dài 183 km, duy trì tiêu chuẩn đường cấp III, II.
- Quốc lộ 13: Từ thành phố Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước), dài 143 km, duy trì tiêu chuẩn đường từ cấp II đến cấp I, 4 - 6 làn xe đoạn từ ngã tư Bình Phước tới Thủ Dầu Một; hoàn thiện nâng cấp đoạn từ Chơn Thành đến Lộc Tấn đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe; đoạn từ Lộc Tấn đến cửa khẩu Hoa Lư theo quy hoạch của khu kinh tế cửa khẩu.
- Quốc lộ 20: Từ Dầu Giây (Đồng Nai) đến Đà Lạt (Lâm Đồng), dài 268 km, cơ bản duy trì tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 1K: Từ ngã ba Vườn Mít đến vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh, dài 9 km, xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp I đô thị.
- Các cầu lớn: Hoàn thành xây dựng một số cầu lớn qua sông Sài Gòn, sông Đồng Nai như cầu Sài Gòn 2, cầu Đồng Nai 2, cầu Hóa An, các cầu Thủ Thiêm 2,3,4, cầu Nhơn Trạch (vành đai 3), cầu Bình Lợi 2,...
* Khu vực Tây Nam Bộ
- Tuyến N1: Chạy dọc theo biên giới Việt Nam, Campuchia, từ Đức Huệ (Long An) đến Hà Tiên (Kiên Giang), dài 235 km, hoàn thiện xây dựng, nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 50: Từ thành phố Hồ Chí Minh đến Lộ Dừa (Tiền Giang), dài 88 km, hoàn thiện xây dựng nâng tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 62: Từ Tân An đến cửa khẩu Mộc Hóa (Long An), dài 77 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe; riêng đoạn cửa khẩu Bình Hiệp theo quy hoạch không gian khu kinh tế cửa khẩu.
- Quốc lộ 30: Từ An Hữu (Tiền Giang) đến cửa khẩu Dinh Bà (Đồng Tháp), dài 120 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
Xây dựng mới đoạn từ ngã ba An Hữu về Đồng Tháp để kết nối giữa quốc lộ 1 và đường cao tốc, đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe.
- Quốc lộ 54: Từ Bình Thành (Đồng Tháp) đến thành phố Trà Vinh, dài 153 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 53: Từ thành phố Vĩnh Long đến Tập Sơn (Trà Vinh), dài 167 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe; đoạn Vĩnh Long - thành phố Trà Vinh đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe.
- Quốc lộ 57: Từ thành phố Vĩnh Long đến Thạnh Phú (Bến Tre), dài 105 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 60: Từ thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) đến thành phố Sóc Trăng, dài 108 km, hoàn thành nâng cấp, xây dựng tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 61: Từ Cái Tắc (Hậu Giang) đến Rạch Sỏi (Kiên Giang), dài 96 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 61B: Từ ngã ba Vĩnh Tường (Hậu Giang) đến thị trấn Mỹ Lộc (Sóc Trăng), dài 41km, hoàn thiện nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe, riêng đoạn thị trấn Vĩnh Tường - thị trấn Long Mỹ đạt tối thiểu tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 63: Từ Châu Thành (Kiên Giang) đến thành phố Cà Mau, dài 115 km, hoàn thiện nâng cấp, xây dựng tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 80: Từ Mỹ Thuận (Vĩnh Long) đến Hà Tiên (Kiên Giang), dài 212 km, hoàn thiện nâng cấp, xây dựng toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Xây dựng mới đoạn từ Lộ Tẻ đến Rạch Sỏi, chạy song song với quốc lộ 80 về phía Đông, giai đoạn đầu đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe, giai đoạn sau đạt tiêu chuẩn đường cấp II, cấp I, quy mô 4 - 6 làn xe.
- Quốc lộ 91: Từ Cần Thơ đến Tịnh Biên (An Giang), dài 145 km, hoàn thiện nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 91B: nằm trên địa phận thành phố Cần Thơ, dài 16 km, hoàn thành việc nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường đô thị.
- Quốc lộ 91C: Từ Châu Đốc đến biên giới Việt Nam - Campuchia (An Giang), dài 34 km, hoàn thiện nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Đường Nam sông Hậu: Dài 134,58 km, duy trì tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Đường Quản Lộ - Phụng Hiệp: Dài 122,33 km, duy trì tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe; đến năm 2020 là một đoạn của trục cao tốc Bắc Nam.
- Tuyến N2: Từ Chơn Thành (Bình Dương) đến Vàm Rầy (Kiên Giang), dài 440km, nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe. Các đoạn trùng đường Hồ Chí Minh thực hiện theo Quy hoạch của đường Hồ Chí Minh.
- Cầu lớn: Hoàn thành xây dựng một số cầu lớn như Đức Huệ, Cao Lãnh, Vàm Cống, Cổ Chiên, Đại Ngãi (trên quốc lộ 60), Đình Khao (trên quốc lộ 57), Xẻo Rô - Tắc Cậu....
đ) Xây dựng và nâng một số tuyến lên quốc lộ
Trên các tuyến quốc lộ: Mở rộng các đoạn qua khu đô thị, khu đông dân cư, khu kinh tế phù hợp quy hoạch được duyệt; xây dựng các tuyến tránh đô thị cần thiết. Xem xét nâng một số tuyến lên thành quốc lộ phù hợp với nhu cầu thực tế và các tiêu chí của đường quốc lộ được quy định tại Luật Giao thông đường bộ, trong đó ưu tiên các tuyến sau:
- Đường nối Hà Nam - Thái Bình: Từ giao đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với quốc lộ 21 qua Lý Nhân (Hà Nam), qua cầu Thái Hà vượt sông Hồng, giao quốc lộ 39 và quốc lộ 10, nối với cảng Diêm Điền (Thái Bình), đạt tiêu chuẩn đường từ cấp III đến cấp II, 2 - 4 làn xe.
- Đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình: Từ nút giao giữa quốc lộ 39 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đến nút giao Liêm Tuyền (Km230+727 đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình), dài 48 km, đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe.
- Đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và cao tốc Hà Nội - Hạ Long: Từ ngã ba Cái Mắm (Km102+300/QL18) đến điểm cuối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, dài 25km, đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe.
- Đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính: Từ Hà Nội đến Bái Đính (Ninh Bình), dài 78 km, đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe.
- Đường nối Lai Châu và Hà Giang với cao tốc Hà Nội - Lào Cai: Từ thành phố Hà Giang và thị xã Lai Châu đến tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải: Từ Cái Mép đến Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu), dài 21 km, quy mô 6 làn xe.
- Đường Lương Sơn - Đại Ninh: Từ Lương Sơn (Bình Thuận) đến Lâm Đồng, dài 76 km, tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Đường kết nối 3 tỉnh Thái Bình - Nam Định - Hà Nam: Từ cảng Diêm Điền (Thái Bình) đến Bình Lục (Hà Nam), dài khoảng 124 km, tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Đường Hồi Xuân - cửa khẩu Tén Tằn (Thanh Hóa), dài 112,65 km, tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Đường Nam Quảng Nam: Từ Tam Thanh (Quảng Nam) đến Đăk Tô (Kom Tum), dài 209 km, tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
Nhanh chóng phát triển mạng đường bộ cao tốc, dự kiến đến năm 2020 có 2.018,6 km đường bộ cao tốc, cụ thể:
a) Các đoạn cao tốc đã hoàn thành, dài 167 km, gồm:
- Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, dài 40 km, 4 làn xe
- Cầu Giẽ - Ninh Bình, dài 50 km, 4 làn xe
- Liên Khương - Đà Lạt, dài 19 km, 4 làn xe
- Vành đai 3 Hà Nội (đoạn cầu Phù Đổng - Mai Dịch), dài 28 km, 4 làn xe
- Đại lộ Thăng Long, dài 30 km, 6 làn xe
- Các dự án hoàn thành giai đoạn 2013 - 2020: Dài 1.851,6 km, gồm:
- Cao tốc Bắc - Nam, dài 776 km, 4 - 8 làn xe
+ Nâng cấp đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ, dài 30 km
+ Ninh Bình - Thanh Hóa, dài 75 km
+ Thanh Hóa - Hà Tĩnh, dài 160 km
+ La Sơn (Huế) - Túy Loan (Đà Nẵng), dài 84 km
+ Đà Nẵng - Quảng Ngãi, dài 127 km
+ TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, dài 55 km
+ Dầu Giây - Phan Thiết, dài 98 km
+ Bến Lức - Long Thành, dài 55 km
+ Trung Lương - Mỹ Thuận, dài 54km
+ Mỹ Thuận - Cần Thơ, dài 38 km
- Cao tốc phía Bắc, dài 705 km, 4 - 6 làn xe
+ Hà Nội - Lạng Sơn, dài 120 km
+ Hà Nội - Lào Cai, dài 264 km
+ Hà Nội - Hải Phòng, dài 105 km
+ Hà Nội - Thái Nguyên, dài 62 km
+ Hòa Lạc - Hòa Bình, dài 26 km
+ Hạ Long - Móng Cái, dài 128 km
- Cao tốc phía Nam: Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1 Biên Hòa - Phú Mỹ), dài 76 km, 6 làn xe.
- Cao tốc khác: Nha Trang - Phan Thiết, Dầu Giây - Đà Lạt và một số đoạn tuyến khác, dài khoảng 200 km.
- Vành đai Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, dài 94,6 km.
+ Vành đai 3 - Hà Nội (đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long), dài 5,6 km, 4 - 6 làn xe
+ Vành đai 4 - Hà Nội, dài 47 km, 4 - 6 làn xe
+ Vành đai 5 - Hà Nội (tiêu chuẩn đường cao tốc, cấp I, II, III)
+ Vành đai 3 - thành phố Hồ Chí Minh, dài 42 km, 6 - 8 làn xe.
c) Nghiên cứu bổ sung một số tuyến cao tốc; điều chỉnh hướng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh.
d) Nghiên cứu đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc theo Quy hoạch được duyệt khi có nhu cầu vận tải và nguồn vốn thực hiện đầu tư.
Thực hiện theo Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam được duyệt, trong đó ưu tiên lựa chọn đầu tư những đoạn có hạ tầng yếu kém trên tuyến đường ven biển gắn với đê biển.
Thực hiện theo Quy hoạch phát triển đường ra biên giới, hành lang biên giới được phê duyệt.
5. Định hướng phát triển hệ thống đường tỉnh
Hệ thống đường tỉnh được phát triển với các định hướng sau:
Khôi phục, nâng cấp, đưa vào cấp kỹ thuật với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV ở vùng đồng bằng, cấp IV, cấp V ở miền núi; đoạn qua các đô thị theo quy hoạch được duyệt.
Nâng cấp một số đường tỉnh quan trọng lên thành quốc lộ đồng thời đưa một số đường huyện quan trọng lên đường tỉnh, cải tuyến hoặc mở một số tuyến mới ở những khu vực cần thiết.
Phát triển giao thông đường bộ đô thị phù hợp với quy hoạch phát triển không gian, kiến trúc đô thị, đảm bảo tính thống nhất, cân đối, đồng bộ, liên hoàn với mạng lưới giao thông vận tải của vùng, quốc gia và quốc tế.
- Cải tạo, mở rộng các quốc lộ hướng tâm, đặc biệt các đô thị lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, lên thành đường 4 - 6 làn xe cơ giới; xây dựng các nút giao lập thể tại các giao lộ lớn, các tuyến tránh đô thị, hình thành đường vành đai đô thị.
- Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo hướng cung cấp dịch vụ xe buýt thuận tiện, phù hợp với nhu cầu đi lại của đa số người dân, tạo tiền đề cho việc hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, góp phần giải quyết ùn tắc giao thông khi đô thị ngày càng phát triển.
- Xây dựng các bến xe, bãi đỗ đáp ứng nhu cầu.
- Huy động mọi nguồn lực để phát triển giao thông nông thôn, trong đó ưu tiên xây dựng đường ôtô đến tất cả các trung tâm xã; các xã đặc biệt khó khăn do địa hình, địa lý có đường cho xe máy và xe thô sơ đi lại; các xã ở các cù lao, hải đảo xây dựng các bến phà, bến tàu để nối thông được đến trung tâm.
- 100% đường huyện, đường xã đi lại quanh năm; tỷ lệ mặt đường cứng (rải nhựa hoặc bê tông xi măng) đường huyện đạt 100%, đường xã tối thiểu 70%.
- Đưa dần vào cấp kỹ thuật: Đường huyện đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp V, đường xã đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp VI.
- Tối thiểu 50% các đường thôn xóm được cứng hóa, đạt tiêu chuẩn đường nông thôn loại A trở lên.
- Tối thiểu 45% các đường trục chính nội đồng được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện.
- Từng bước kiên cố hóa cầu cống, xây dựng các cầu vượt sông, suối phục vụ dân sinh ở các khu vực miền núi; xóa bỏ toàn bộ cầu khỉ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
- Phát triển giao thông nội đồng để đáp ứng được nhu cầu nông nghiệp hóa sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
- Bố trí các nguồn vốn để bảo trì 100% đường huyện và tối thiểu 45% đường xã.
8. Định hướng phát triển vận tải
Tổ chức giao thông hợp lý, khai thác có hiệu quả các công trình giao thông đường bộ đã hoàn thành xây dựng, phục vụ kịp thời, hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Khối lượng khách vận chuyển tăng bình quân 11%/năm, hành khách luân chuyển tăng 8,6%/năm.
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng bình quân 8,3%/năm và khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 7,44%/năm.
- Phương tiện cơ giới đường bộ đáp ứng được tiêu chuẩn về môi trường tương đương EURO IV.
- Vận chuyển khách công cộng đến năm 2020, với mục tiêu phấn đấu đáp ứng 25% nhu cầu tại thành phố Hà Nội và 15% tại thành phố Hồ Chí Minh.
9. Định hướng phát triển phương tiện vận tải
a) Phương tiện xe ô tô
Dự kiến đến năm 2020 có khoảng 3,2 - 3,5 triệu ôtô, trong đó xe con chiếm khoảng 57%, xe khách 14%, xe tải 29%.
Hạn chế dần, tiến tới không lưu hành các phương tiện xe ô tô không phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông.
b) Xe máy
Hạn chế mức tăng số xe máy bằng các biện pháp hành chính, kinh tế, kỹ thuật để khống chế số lượng xe máy trên cả nước, xe máy sử dụng chủ yếu ở các khu vực nông thôn, khu vực không có vận tải khách công cộng, dự kiến đến năm 2020 có khoảng 36 triệu xe máy.
c) Bến, bãi và điểm dừng
Hoàn thiện quy hoạch bến xe có quy mô phù hợp với khối lượng khách đi, đến, đặc biệt các đầu mối giao thông. Ưu tiên đầu tư bến xe lớn tại các thành phố lớn.
Ưu tiên dành quỹ đất phù hợp cho phát triển bãi đỗ xe; xây dựng các bến xe ngầm, trên cao ở các thành phố lớn.
Hoàn chỉnh quy hoạch và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các điểm dừng nghỉ trên các tuyến vận tải đường dài, đặc biệt là trên các tuyến quốc lộ.
10. Đảm bảo an toàn giao thông
- Kiềm chế tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí, phấn đấu hàng năm giảm từ 5% đến 10% số vụ tai nạn, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, kiện toàn tổ chức quản lý từ Trung ương đến địa phương. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kết hợp với tăng cường công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến cộng đồng.
- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đảm bảo hành lang an toàn; các công trình phải được thẩm định về an toàn giao thông; việc kết nối với các quốc lộ phải theo quy định để đảm bảo an toàn giao thông.
- Đầu tư hệ thống giám sát an toàn giao thông và trung tâm điều hành giám sát, tổ chức giao thông theo tiêu chuẩn hiện đại.
- Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch và quản lý người điều khiển phương tiện, chất lượng kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ.
- Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông đường bộ gây ra.
11. Bảo vệ môi trường và đất sử dụng cho giao thông đường bộ
a) Bảo vệ môi trường
Hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy định bảo vệ môi trường trong xây dựng, khai thác công trình giao thông và khai thác vận tải. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục và cưỡng chế thi hành pháp luật bảo vệ môi trường.
Thực hiện đánh giá tác động môi trường; tích hợp, lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả từ khi lập quy hoạch. Giám sát thường xuyên việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường các dự án xây dựng và khai thác công trình giao thông; ưu tiên áp dụng các công nghệ mới thân thiện môi trường nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Các công trình giao thông và phương tiện vận tải phải có tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng với các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Xây dựng hệ thống giao thông công cộng hiện đại kết hợp với sử dụng nhiên liệu hiệu quả trong hoạt động giao thông nhất là giao thông đô thị để giảm thiểu ô nhiễm.
b) Nhu cầu đất sử dụng
Nhu cầu đất sử dụng cho mạng lưới quốc lộ đến năm 2020 (tính cả hành lang bảo vệ) khoảng 77.934 ha, trong đó cần bổ sung cho phát triển mạng lưới quốc lộ đến năm 2020 khoảng 21.203 ha.
Nhu cầu đất phát triển đường bộ cao tốc đến năm 2020 (tính cả hành lang bảo vệ) khoảng 41.100 ha, trong đó đất bổ sung thêm khoảng 38.200 ha.
Nhu cầu đất phát triển đường Hồ Chí Minh đến năm 2020 (tính cả hành lang bảo vệ) khoảng 8,873 ha.
12. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
a) Vốn đầu tư xây dựng:
Ước nhu cầu vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến năm 2020 như sau:
- Quốc lộ (không bao gồm quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh) khoảng 255.701 tỷ đồng, bình quân 31.963 tỷ đồng/năm.
- Quốc lộ 1 khoảng 89.362 tỷ đồng, bình quân 22.340 tỷ đồng/năm.
- Đường Hồ Chí Minh khoảng 240.839 tỷ đồng, bình quân 26.760 tỷ đồng/năm.
- Đường bộ cao tốc khoảng 392.379 tỷ đồng, bình quân 49.092 tỷ đồng/năm, trong đó riêng cao tốc Bắc Nam phía Đông là 209.173 tỷ đồng, bình quân 26.147 tỷ đồng/năm.
- Đường bộ ven biển khoảng 28.132 tỷ đồng (giai đoạn đến năm 2020 là 16.013 tỷ đồng; giai đoạn sau năm 2020 là 12.120 tỷ đồng); bình quân giai đoạn đến năm 2020 là 1.600 tỷ đồng/năm.
- Đường tỉnh khoảng 120.000 tỷ đồng, bình quân 12.000 tỷ đồng/năm.
- Giao thông đường bộ đô thị cho thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chi Minh: Khoảng 287.500 tỷ đồng, bình quân 29.000 tỷ đồng/năm.
- Giao thông nông thôn khoảng 151.404 tỷ đồng, bình quân 15.140 tỷ đồng/năm.
b) Vốn bảo trì
- Ước nhu cầu vốn bảo trì đường bộ do Trung ương quản lý đến năm 2020: Bình quân 6.700 tỷ đồng/năm.
- Đường địa phương (chỉ tính đến đường tỉnh, đường huyện và đường đô thị) là 5.500 tỷ đồng/năm.
13. Cơ chế, chính sách phát triển giao thông vận tải đường bộ
a) Khuyến khích các thành phần kinh tế có đủ điều kiện tham gia kinh doanh vận tải, các dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
b) Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế tham gia vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thông qua đấu thầu để nâng cao chất lượng khai thác vận tải, dịch vụ hỗ trợ; cước, phí vận tải, các dịch vụ vận tải theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
c) Hỗ trợ bằng cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp vận tải hoạt động ở vùng khó khăn; có cơ chế chính sách trợ giá theo điều kiện của từng địa phương và chính sách ưu tiên phát triển vận tải công cộng, kiểm soát sử dụng phương tiện giao thông cá nhân ở các thành phố lớn. Có cơ chế, chính sách bảo vệ người tiêu dùng đối với vận tải hành khách.
d) Tăng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước, phát hành trái phiếu Chính phủ và ưu tiên vốn ODA để tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
đ) Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, từ các thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau như đầu tư - khai thác - chuyển giao (BOT), đầu tư - chuyển giao - khai thác (BTO), đầu tư - chuyển giao (BT), phối hợp đầu tư nhà nước và tư nhân (PPP); Có chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, phí, lệ phí, nhượng quyền; tiếp tục đầu tư một số công trình quan trọng cấp bách bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ.
Tăng cường huy động nguồn lực đất đai để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thông qua khai thác quỹ đất; cho thuê quyền khai thác và chuyển nhượng có thời hạn tài sản hạ tầng đường bộ.
Triển khai “Quỹ Bảo trì đường bộ” để huy động nguồn thu cho công tác bảo trì các công trình đường bộ.
Hỗ trợ đầu tư các công trình giao thông từ Ngân sách nhà nước theo đặc thù vùng miền, nhất là phát triển giao thông nông thôn, cứng hóa mặt đường để thực hiện chương trình xây dựng “Nông thôn mới”.
e) Có cơ chế, chính sách áp dụng khoa học công nghệ mới và sử dụng vật liệu mới, vật liệu sẵn có, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, miền để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
g) Rà soát, sửa đổi và bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, định ngạch cho phù hợp với thông lệ quốc tế, các nước khu vực và điều kiện thực tế của Việt Nam.
h) Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ và công nhân lành nghề đồng bộ cả trong quản lý dự án, thi công, tư vấn; thực hiện chương trình đào tạo và đào tạo lại, mở rộng các hình thức và nâng cao chất lượng đào tạo ngành nghề trong giao thông vận tải đường bộ. Có chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật đến công tác lâu dài tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
1. Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Trên cơ sở Quy hoạch, Bộ Giao thông vận tải cụ thể hóa, tổ chức thực hiện, xây dựng kế hoạch chi tiết theo định kỳ 5 năm, hàng năm phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội; kiểm tra việc thực hiện và đề xuất những giải pháp cần thiết để thực hiện Quy hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch.
2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành, thay thế Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2009. Các nội dung trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
- 1Thông báo số 228/TB-BGTVT về việc kết luận của Thứ trưởng Trần Doãn Thọ tại cuộc họp về việc báo cáo đầu kỳ quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Thông báo số 266/TB-BGTVT về việc kết luận của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Doãn Thọ tại cuộc họp báo cáo giữa kỳ quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường biển Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 13/2008/QĐ-BGTVT phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thuỷ nội địa Việt Nam đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 1327/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2235/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt danh mục Dự án "Phát triển giao thông xanh thành phố Hồ Chí Minh" vay vốn Ngân hàng Thế giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 747/TTg-KTN năm 2016 bổ sung Quốc lộ 40, tỉnh Kon Tum, nhánh đi cửa khẩu Đắk Kôi vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 1327/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1735/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt bổ sung tuyến Quốc lộ 47B, Quốc lộ 217B, Quốc lộ 48E, Quốc lộ 49C, Quốc lộ 14H vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 189/QĐ-TTg về bổ sung tuyến nối Nghĩa Lộ với cao tốc Nội Bài - Lào Cai vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 195/TTg-CN năm 2021 về điều chuyển quốc lộ 2B tỉnh Vĩnh Phúc thành đường địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 2Thông báo số 228/TB-BGTVT về việc kết luận của Thứ trưởng Trần Doãn Thọ tại cuộc họp về việc báo cáo đầu kỳ quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Thông báo số 266/TB-BGTVT về việc kết luận của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Doãn Thọ tại cuộc họp báo cáo giữa kỳ quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường biển Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 13/2008/QĐ-BGTVT phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thuỷ nội địa Việt Nam đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Luật giao thông đường bộ 2008
- 6Quyết định 2235/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt danh mục Dự án "Phát triển giao thông xanh thành phố Hồ Chí Minh" vay vốn Ngân hàng Thế giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 747/TTg-KTN năm 2016 bổ sung Quốc lộ 40, tỉnh Kon Tum, nhánh đi cửa khẩu Đắk Kôi vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 356/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 356/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/02/2013
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: 08/03/2013
- Số công báo: Từ số 137 đến số 138
- Ngày hiệu lực: 25/02/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực