Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1202/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 24 tháng 6 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; số 1462/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;

Căn cứ văn bản số 9193/BGTVT-KHĐT ngày 30/12/2009 của Bộ Giao thông vận tải về việc thỏa thuận quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:

I. Quan điểm phát triển

1. Phát triển mạng lưới giao thông của tỉnh Lâm Đồng phù hợp với chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trong khu vực, gắn kết với mạng lưới giao thông quốc gia và của từng địa phương trong vùng; ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước nhằm tạo tiền đề làm động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2. Phát triển mạng lưới đường bộ hợp lý, đồng bộ, đảm bảo bền vững, an toàn giao thông, giảm thiểu tác động môi trường; ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong thiết kế, xây dựng, quản lý khai thác phù hợp với từng cấp đường và cấp quản lý.

3. Từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông theo hướng hiện đại, liên kết thuận lợi với các phương thức vận tải khác, các trục giao thông đối ngoại, liên kết các vùng kinh tế trọng điểm (miền Trung, phía Nam và Tây Nguyên) nhằm đảm bảo tính đồng bộ, chủ động và hiệu quả, tiết kiệm chi phí xã hội.

4. Duy trì, củng cố mạng lưới giao thông hiện tại, nâng cấp một số tuyến quan trọng, từng bước đưa vào cấp tiêu chuẩn kỹ thuật của đường. Xây dựng các tuyến đường mới phải gắn với mạng lưới giao thông đường cao tốc, đường tỉnh và quốc lộ.

5. Huy động tối đa các nguồn lực, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và kinh doanh vận tải.

6. Phát triển mạng lưới giao thông phải gắn với việc sắp xếp điều chỉnh lại các điểm dân cư, các khu vực sản xuất; dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và tăng cường công tác bảo đảm hành lang an toàn giao thông.

II. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu đến năm 2020

- Đáp ứng được nhu cầu về vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng tốt và giá cả hợp lý, đảm bảo an toàn, tiện lợi, giảm thiểu tai nạn giao thông; đầu tư một số công trình trọng điểm để nâng cao năng lực vận tải.

- Phối hợp Bộ Giao thông vận tải triển khai thực hiện đầu tư tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương trước năm 2015; hoàn thành khôi phục, nâng cấp quốc lộ 20, quốc lộ 27; đầu tư nâng cấp 28, quốc lộ 55.

- Hoàn thành nâng cấp các đường tỉnh ĐT.721, ĐT.722, ĐT.725 và mở mới một số tuyến đường tỉnh, đường vành đai đô thị cần thiết; hoàn thành tuyến đường Trường Sơn Đông.

- Hiện đại hoá mạng lưới giao thông đô thị tại thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các thị trấn, thị tứ; xây dựng đường vành đai và tuyến tránh qua các đô thị. Toàn bộ đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hoá, các cầu cống được xây dựng kiên cố; 100% số xã đạt được tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Mở thêm các tuyến bay nội địa và quốc tế trong khu vực đi và đến cảng hàng không Liên Khương.

2. Định hướng phát triển đến năm 2030: cơ bản hoàn thiện và hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông trong phạm vi toàn tỉnh. Tiếp tục xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông khác theo quy hoạch.

III. Quy hoạch phát triển

1. Đường cao tốc

- Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt: chiều dài 209 km. Đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng dài 139,2km, xây dựng đường cao tốc 4 làn xe (hiện nay đã đầu tư xây dựng đoạn từ ngã ba Liên Khương – chân đèo Prenn dài 19,2 km).

2. Hệ thống quốc lộ

- Quốc lộ 20: đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng dài 191,4 km; tiếp tục đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.

- Quốc lộ 27: đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng dài 123,5 km; tiếp tục đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV, 2 làn xe. Riêng đoạn từ Km171 đến ngã ba Phi Nôm xây dựng tuyến tránh sân bay Liên Khương đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.

- Quốc lộ 28: đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng dài 96,6 km; tiếp tục đầu tư nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV, 2 làn xe.

- Quốc lộ 55: đoạn hiện hữu qua địa phận tỉnh Lâm Đồng dài 94 km. Quy hoạch dự kiến kéo dài quốc lộ 55 phát triển về phía Tây Bắc, từ quốc lộ 20 tại ngã ba Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc đi theo đường tỉnh ĐT.725 hiện hữu qua thị trấn Lộc Thắng, qua xã Lộc Bắc huyện Bảo Lâm và đường thủy điện Đồng Nai 4, sau đó nối vào quốc lộ 28 ở địa phận tỉnh Đắc Nông có chiều dài 70km. Đầu tư nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.

- Đường Trường Sơn Đông (từ Thạch Mỹ - Quảng Nam đến Đà Lạt – Lâm Đồng): đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng có chiều dài 62,3 km, tiếp tục đầu tư toàn tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV, 2 làn xe.

3. Hệ thống đường tỉnh

Hệ thống đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng gồm 09 tuyến: ĐT.721, ĐT.722, ĐT.723, ĐT.725, ĐT.724, ĐT.726, ĐT.727, ĐT.728 và ĐT.729. Trong đó có 05 tuyến qui hoạch mới là ĐT.724, ĐT.726, ĐT.727, ĐT.728 và ĐT.729, và 03 tuyến ĐT.721, ĐT.723, ĐT.724 dự kiến sẽ nâng cấp thành quốc lộ.

- Đường tỉnh ĐT.721: dài 72,5 km, điểm đầu giáp ranh tỉnh Bình Thuận, điểm cuối nối với tỉnh Bình Phước, gồm 2 đoạn.

+ Đoạn 1: dài 62 km, từ Km77+800 của quốc lộ 20 (ngã ba Mađaguôi) huyện Đạ Huoai đến cầu Vĩnh Ninh, xã Phước Cát 2 huyện Cát Tiên, tiếp tục nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi.

+ Đoạn 2 (là tuyến đường Bsa – Đạ P’loa hiện nay): dài 10,5 km, từ Km94+800 của quốc lộ 20 đến giáp ranh tỉnh Bình Thuận (nối với đường tỉnh ĐT.713 tỉnh Bình Thuận). Đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi.

Kết hợp với tỉnh Bình Thuận và tỉnh Bình Phước xin nâng cấp lên thành quốc lộ và tiếp tục đầu tư từng bước nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi.

- Đường tỉnh ĐT.722: chiều dài toàn tuyến 95 km, gồm 3 đoạn.

+ Đoạn 1: dài 45 km, từ ngã ba Tùng Lâm, thành phố Đà Lạt đến ngã ba Đưng K’nớ, huyện Lạc Dương (đây là tuyến có đoạn trùng với đường Trường Sơn Đông). Đầu tư xây dựng, nâng cấp đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi.

+ Đoạn 2: dài 31 km, từ ngã ba Đưng K’nớ, huyện Lạc Dương đến xã Đạ Long - xã Đạ Tông - xã Đạ R’Sal, huyện Đam Rông, đến sông K’rông Nô (ranh giới tỉnh Đắk Lắk). Đầu tư xây dựng, nâng cấp đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi.

+ Đoạn 3: dài 19 km, từ Km101 của quốc lộ 27 (ngã ba Bằng Lăng) đến xã Đầm Ròn, huyện Đam Rông. Đầu tư xây dựng, nâng cấp đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi.

- Đường tỉnh ĐT.723: dài 54 km, từ Đà Lạt (Trại Mát) tại Km239+500 của quốc lộ 20 đến ranh giới tỉnh Khánh Hoà.

Kết hợp với tỉnh Khánh Hòa xin nâng cấp lên thành quốc lộ 20 nối dài, đầu tư xây dựng hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi.

- Đường tỉnh ĐT.724: chiều dài toàn tuyến 82 km, gồm 2 đoạn.

+ Đoạn 1: dài 27 km, từ Km186+900 của quốc lộ.20 (ngã ba Tà Hine), huyện Đức Trọng đến giáp ranh tỉnh Bình Thuận. Đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi (đây là tuyến đường có đoạn trùng với đường Ninh Gia – Tà Hine – Đà Loan – Tà Năng).

+ Đoạn 2: dài 55 km, từ Km193+400 của quốc lộ 20 (ngã ba Tân Hội) qua xã Tân Hội, xã Tân Thành, huyện Đức Trọng, qua xã Tân Hà, xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà, qua xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông đến quốc lộ 27 tại Km125, đi trùng quốc lộ 27 đến Km124 tại khu vực xã Phi Liêng, huyện Đam Rông, đến điểm cuối tại ranh giới tỉnh Đắk Nông. Đầu tư xây dựng, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi.

Kết hợp với tỉnh Bình Thuận và tỉnh Đắk Nông xin nâng cấp lên quốc lộ và tiếp tục đầu tư nâng cấp hoàn thiện đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi.

- Đường tỉnh ĐT.725: dài 174,5 km, từ thành phố Đà Lạt qua các huyện Lâm Hà, huyện Di Linh, huyện Bảo Lâm và huyện Đạ Tẻh. Đầu tư xây dựng, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi.

- Đường tỉnh ĐT.726: chiều dài toàn tuyến 155 km, gồm 03 đoạn.

+ Đoạn 1: dài 65 km, từ thành phố Đà Lạt qua huyện Lạc Dương, đến quốc lộ 27 tại Km146, đi trùng quốc lộ 27 đến Km148 - giao với đường tỉnh ĐT.724 tại xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà, đi trùng đường tỉnh ĐT.724 đến giao với quốc lộ 28 tại Km129.

+ Đoạn 2: dài 35 km, từ Km120+900 quốc lộ 28 tại xã Đinh Trang Thượng, huyện Di Linh đến giao với đường tỉnh ĐT.725 tại Km106.

+ Đoạn 3: dài 55 km, từ Km125+850 đường tỉnh ĐT.725 tại xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm, đến giao với đường tỉnh ĐT.721 tại Km17+250 ở trung tâm huyện Đạ Tẻh.

Đầu tư xây dựng, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi.

- Đường tỉnh ĐT.727: dài 30 km, từ Km187 quốc lộ 27 qua huyện Đơn Dương, đi theo đường ĐH.413 qua cầu Ka Đô đến đường ĐH.412 tại ngã ba Lò Than – thôn Ya Hoa xã Ka Đô, qua xã P’ró đến ranh giới tỉnh Ninh Thuận. Đầu tư xây dựng, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi.

* Kết hợp với tỉnh Khánh Hoà và tỉnh Ninh Thuận xin nâng cấp tuyến đường này lên thành quốc lộ 27B nối dài và tiếp tục đầu tư nâng cấp hoàn thiện đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp III miền núi.

- Đường tỉnh ĐT.728: dài 20 km, từ Km218+100 quốc lộ 20 tại xã Hiệp An, huyện Đức Trọng đến Km253+400 quốc lộ 20 tại xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt. Đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi.

- Đường tỉnh ĐT.729: dài 127 km, từ Km202+100 quốc lộ 27 theo đường ĐH.412, ĐH.413 huyện Đơn Dương, qua các xã Đà Loan, xã Ninh Loan, huyện Đức Trọng, nối vào đường tỉnh ĐT.724. Đầu tư xây dựng, nâng cấp đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi.

4. Hệ thống đường đô thị, đường vành đai và tuyến tránh qua các đô thị

Đầu tư nâng cấp hệ thống đường giao thông đô thị của thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc đồng bộ với các công trình kỹ thuật hạ tầng khác để hình thành kết cấu hạ tầng đô thị hợp lý hoàn chỉnh; quỹ đất giành cho xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đạt 20% – 26% so với quỹ đất xây dựng tại các đô thị.

Các tuyến đường vành đai và đường tránh qua đô thị:

- Đường vành đai thành phố Đà Lạt: dài 19km với quy mô nền đường rộng từ 10m đến 24m.

- Đường nối từ đường cao tốc Liên Khương - chân đèo Prenn đến Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm: dài 7,8 km, tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi (hạn chế tối đa đào đắp, có phương án trồng cây xanh hai bên đường để không phá vỡ cảnh quan trong Khu du lịch).

- Đường tránh quốc lộ 20 qua thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng: tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV, 2 làn xe.

- Đường tránh quốc lộ 20 và quốc lộ 28 qua thị trấn Di Linh, huyện Di Linh: tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV, 2 làn xe.

- Đường vành đai thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương: tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV, 2 làn xe.

- Đường vành đai tránh quốc lộ 27 qua thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà: tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV, 2 làn xe.

- Đường vành đai phía Bắc dài 15,2km và phía Nam dài 13,8km tránh quốc lộ 20 qua thành phố Bảo Lộc: tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV, 2 làn xe.

- Đường tránh phía Tây thành phố Bảo Lộc phục vụ vận chuyển Bauxit: dài 24km,tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.

- Các đường gom, nút giao, cầu vượt và xử lý các điểm đen,… tránh tình trạng xảy ra ùn tắc và bảo đảm an toàn giao thông.

5. Quy hoạch hệ thống đường giao thông nông thôn

- Xây dựng, nâng cấp các tuyến đường huyện, đường đến trung tâm xã, đường trục xã, liên xã đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, mặt đường được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn 100%.

- Xây dựng, nâng cấp các tuyến đường xã, đường trục thôn, xóm; đường trục chính nội đồng đạt tiêu chuẩn đường cấp VI đến cấp IV miền núi hoặc đường GTNT loại A, B; mặt đường được cứng hóa đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

6. Quy hoạch phát triển giao thông đường sắt

a) Đường sắt quốc gia: khôi phục tuyến đ­ường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt, chiều dài 84km.

b) Quy hoạch đường sắt đô thị

Quy hoạch 6 tuyến đ­ường sắt đô thị bằng Monorail phục vụ các tuyến du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt với tổng chiều dài 89,63 km.

- Tuyến ga Đà Lạt đi Suối Vàng: dài 18,5 km.

- Tuyến từ ngã ba An Kroet (ga trung chuyển thuộc tuyến ga Đà Lạt đi Suối Vàng) đi Langbiang: dài 8,55 km.

- Tuyến ga Đà Lạt đi hồ Tuyền Lâm: dài 15,78 km.

- Tuyến ga Đà Lạt đi Khu du lịch Thung lũng Tình yêu: dài 6,9 km.

- Tuyến ga Đà Lạt đi ngã ba Tùng Lâm: dài 11,7 km.

- Tuyến ga Đà Lạt đi sân bay Liên Kh­ương: dài 28,2 km.

7. Quy hoạch nút giao thông

Xây dựng, cải tạo các nút giao thông chính trên các trục vành đai ngoài với các trục chính đô thị và các đường tỉnh, đường quốc lộ. Dự kiến quy mô nút giao là nút giao cùng mức, loại hình nút được lựa chọn cho phù hợp với giao thông của đô thị. Dự kiến tổng cộng tổng số nút giao là 52 nút.

8. Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải tỉnh Lâm Đồng

a) Vận tải đường bộ

- Vận tải khách: luồng tuyến vận tải khách đạt trên 215 tuyến, phương tiện ô tô khách phát triển trên 7.799 xe/93.715 khách/năm và nhu cầu bến xe khoảng trên 86 bến.

- Vận tải hàng hoá: nhu cầu phát triển về vận tải hàng hóa, phương tiện có tải trọng trung bình: 8,35 T/xe và đạt trên 15.400 xe.

b) Vận tải du lịch đường bộ

Đưa tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt thành một nhánh của mạng lưới đường bộ các nước Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS); tuyến quốc lộ 27 và tuyến đường ĐT.723 (quốc lộ 20 mới) thành một nhánh trong tuyến du lịch từ Thái Lan qua Lào, Việt Nam tại cửa khẩu Bờ Y đến các tỉnh Kon Tum, Đắc Lắc (quốc lộ 14) qua Đà Lạt (quốc lộ 27), đến Nha Trang (đường ĐT.723 - quốc lộ 20 mới) theo thông báo của Bộ Giao thông vận tải về việc ký thỏa thuận giữa Việt Nam - Lào - Thái Lan về hoạt động vận tải du lịch đường bộ; tuyến từ Môndulkiri (Campuchia) - Gia Nghĩa (Đăk Nông) theo quốc lộ 28 đến Di Linh (Lâm Đồng) - Phan Thiết (Bình Thuận) thành tuyến du lịch quốc tế.

c) Bến bãi và điểm dừng

Dành quỹ đất phù hợp cho phát triển bãi đổ xe, xây dựng các bến xe và điểm dừng; đầu tư xây dựng các bến xe có quy mô phù hợp với lượng khách đi, đến, đặc biệt các đầu mối giao thông (có qui hoạch riêng để triển khai thực hiện).

9. Quy hoạch phát triển về dịch vụ phục vụ giao thông vận tải

- Xây dựng thêm trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ tại huyện Đức Trọng và huyện Đạ Huoai.

- Phát triển thêm một số cơ sở đào tạo lái xe môtô, xe ô tô trên địa bàn các huyện, thành phố đáp ứng nhu cầu của xã hội.

10. Nhu cầu sử dụng đất cho quy hoạch giao thông

Dự kiến nhu cầu sử dụng đất dành cho phát triển giao thông theo quy hoạch khoảng 7.411,44 ha, trong đó diện tích đã chiếm dụng khoảng 4.543,98 ha và diện tích cần bổ sung khoảng 2.867,48 ha.

IV. Kinh phí và các cơ chế, giải pháp để thực hiện quy hoạch

1. Kinh phí đầu tư xây dựng

Ước tổng kinh phí đầu tư xây dựng (chưa tính kinh phí giải phóng mặt bằng) thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là: 58.175,5 tỷ đồng.

(Có phụ lục danh mục các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ưu tiên đầu tư kèm theo).

2. Các cơ chế, chính sách và giải pháp thực hiện quy hoạch

a) Các cơ chế, chính sách và giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng giao thông

- Phát huy nội lực, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch dưới nhiều hình thức như Xây dựng - Khai thác - Chuyển Giao (BOT), Xây dựng - Chuyển Giao (BT), đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), đổi đất lấy cơ sở hạ tầng,…

- Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trương ương để tranh thủ, huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, cải tạo nâng cấp các quốc lộ, đường tỉnh và các tuyến giao thông xung yếu trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục thực hiện chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong đó nhà nước hỗ trợ vật tư, nhân dân làm công trình để đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn.

- Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trong các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội.

- Tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của các nước, các tổ chức tài chính quốc tế WB, ADB,…

- Có phương án tạo quỹ đất và giải phóng mặt bằng theo hướng mở rộng dọc theo các tuyến đường nâng cấp, xây dựng mới qua đô thị để đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn và quản lý chặt chẽ quỹ đất phát triển cơ sở hạ tầng giao thông lâu dài.

- Áp dụng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, đơn vị tham gia đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông.

b) Các giải pháp, chính sách phát triển vận tải

- Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới, hiện đại hoá các phương tiện vận tải đường bộ và củng cố, tăng cường quy mô của doanh nghiệp vận tải.

- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá để kêu gọi, huy động nguồn lực tham gia đầu tư, phát triển các dịch vụ vận tải đường bộ, vận tải công cộng bằng xe buýt, mở rộng các dịch vụ bán công cộng như xe buýt đưa rước học sinh và công nhân…

c) Các giải pháp, chính sách về bảo đảm an toàn giao thông

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kết hợp với tăng cường công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông phải đảm bảo hành lang an toàn, thẩm định chặt chẽ về an toàn giao thông trước khi triển khai các dự án xây dựng mới, gắn với việc xử lý các điểm đen trên các tuyến giao thông hiện hữu.

- Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch và quản lý người điều khiển phương tiện vận tải; chất lượng kiểm định phương tiện cơ giới.

- Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các ngành có liên quan thống nhất xác định kế hoạch, lộ trình, phân công trách nhiệm, tổ chức quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch. Trong quá trình thực hiện cần tiến hành xem xét, đánh giá để kịp thời điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với yêu cầu phát triển từng giai đoạn.

2. Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải và các ngành liên quan xác định nguồn vốn đầu tư, xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để quy hoạch được triển khai đồng bộ, đúng tiến độ.

3. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc căn cứ cấp đường của các tuyến đường qua địa bàn theo quy hoạch được duyệt, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện công tác quản lý hành lang an toàn theo quy định của pháp luật về quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Bảo Lộc, Đà Lạt chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Tiến

 

DANH MỤC

CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ƯU TIÊN ĐẦU TƯ TRONG GIAI ĐOẠN 2015 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 1202/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030)

STT

Lĩnh vực/Dự án

Chiều dài (Km)

Cấp đường

Giai đoạn trước 2015

Giai đoạn 2015-2020

Giai đoạn 2020-2030

Tổng cộng (tỷ đồng)

Ghi chú

Chiều dài (Km)

Thành tiền (tỷ đồng)

Chiều dài (Km)

Thành tiền (tỷ đồng)

Chiều dài (Km)

Thành tiền (tỷ đồng)

A

ĐƯỜNG BỘ

7,582.4

 

584.7

14,089.0

582.1

24,642.2

274.8

19,296.0

58,027.2

 

I

Đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt

148.6

Cao tốc 4 làn xe

 

 

55.6

16,341.0

73.8

16,396.0

32,737.0

 

II

Các tuyến Quốc lộ

606.6

 

345.4

9,977.0

170.3

2,842.0

71.2

600.0

13,419.0

 

1

Quốc lộ 20 và các tuyến tránh qua thị trấn và thành phố

211.0

III, 2 làn xe

192.4

7,648.5

18,6 km (Các đoạn tránh)

268.0

 

 

7,916.5

cải tạo, mở rộng

2

Trường Sơn Đông

62.3

IV, 2 làn xe

62.3

480.0

 

 

 

 

480.0

Làm mới

3

Quốc lộ 27 đoạn Phi Nôm - Eo Gió (Km174-206+200)

32.2

IV, 2 làn xe

32.2

300.0

 

 

 

 

300.0

cải tạo, mở rộng

4

Quốc lộ 27 Đoạn tránh sân bay Liên Khương

6.2

III, 2 làn xe

6.2

121.0

 

 

 

 

121.0

Làm mới

5

Quốc lộ 28 đoạn tránh ngập thủy điện Đồng Nai 3 và 4

15.4

IV, 2 làn xe

14.3

131.5

 

 

 

 

131.5

Làm mới

6

Đường tránh phía Tây TP. Bảo Lộc phục vụ Bauxit

24.0

III, 2 làn xe

14.0

728.0

10.0

520.0

 

 

1,248.0

Làm mới

7

Quốc lộ 55 (bao gồm đoạn kéo dài 70km)

94.0

III, 2 làn xe

24.0

568.0

30.0

250.0

40.0

350.0

1,168.0

cải tạo, mở rộng

8

Quốc lộ 27 đoạn Km83-174 (bao gồm tuyến tránh qua thị trấn Đinh Văn)

80.3

IV, 2 làn xe

 

 

80.3

1,354.0

 

 

1,354.0

cải tạo, mở rộng

9

Quốc lộ 28 đoạn còn lại

81.2

IV, 2 làn xe

 

 

50.0

450.0

31.2

250.0

700.0

cải tạo, mở rộng

III

Các đường tỉnh

712.7

 

215.5

2,649.6

312.0

3,040.0

129.7

1,100.0

6,789.6

 

1

Đường tỉnh 721

72.5

IV, III MN

62.0

225.0

 10,5 km (Đoạn B'Sa - Đạ Ploa)

180.0

 

 

405.0

cải tạo, mở rộng

2

Đường tỉnh 723 (Đoạn Đà Lạt - Đạ Cháy)

24.5

III MN

24.5

123.0

 

 

 

 

123.0

Làm mới

3

Đường tỉnh 725 (Đoạn Lộc Bắc - Đạ Tẻh 3km bổ sung)

3.0

IV MN

3.0

32.0

 

 

 

 

32.0

Làm mới

4

Đường tỉnh 725 (Đoạn đèo Tà Nung và Tân Thanh - Tân Lâm)

34.0

IV MN

34.0

943.0

 

 

 

 

943.0

Nâng cấp và Làm mới

5

Đường tỉnh 722 (bao gồm đoạn trùng đường Trường Sơn Đông khoảng 45km)

95.0

IV MN

20.0

606.6

30.0

255.0

 

 

861.6

Nâng cấp và Làm mới

6

Đường tỉnh 729

127.0

IV MN

35.0

295.0

55.0

465.0

37.0

315.0

1,075.0

Làm mới

7

Đường tỉnh 727 (dự kiến Quốc lộ 27B)

30.0

IV MN

10.0

200.0

20.0

400.0

 

 

600.0

Làm mới

8

Đường tỉnh 724 (đoạn Lương Sơn - Đại Ninh)

27.0

III, 2 làn xe

27.0

225.0

 

 

 

 

225.0

Nâng cấp

9

Đường tỉnh 724 (trừ đoạn Lương Sơn - Đại Ninh)

55.0

IV MN

 

 

55.0

450.0

 

 

450.0

Nâng cấp và Làm mới

10

Đường tỉnh 725 các đoạn còn lại

69.7

IV MN

 

 

40.0

340.0

29.7

250.0

590.0

Nâng cấp và Làm mới

11

Đường tỉnh 726

155.0

IV MN

 

 

92.0

770.0

63.0

535.0

1,305.0

Nâng cấp và Làm mới

12

Đường tỉnh 728

20.0

IV MN

 

 

20.0

180.0

 

 

180.0

Làm mới

IV

Đường vành đai, đường nối

68.0

 

23.8

1,012.4

44.2

1,419.2

 

 

2,431.6

 

1

Đường nối KDL Hồ Tuyền Lâm đến Cao tốc

7.8

IV MN

7.8

244.0

 

 

 

 

244.0

 

2

Đường vành đai TP. Đà Lạt

25.0

Bnền = 10-24m

10.0

398.4

15.0

597.6

 

 

996.0

Nâng cấp và Làm mới

3

Đường vành đai phía Nam TP.Bảo Lộc

16.0

Đô thị

6.0

370.0

10.0

618.0

 

 

988.0

Nâng cấp và Làm mới

4

Đường vành đai phía Bắc TP.Bảo Lộc

15.2

Đô thị

 

 

15.2

158.6

 

 

158.6

Nâng cấp và Làm mới

5

Đường vành đai thị trấn Thạnh Mỹ, Đơn Dương

4.0

IV, 2 làn xe

 

 

4.0

45.0

 

 

45.0

Làm mới

V

Đường GTNT

6,046.5

 

 

450.0

 

1,000.0

 

1,200.0

2,650.0

 

B

CÁC BẾN XE

29.67ha

 

 

148.3

 

 

 

 

148.3

Làm mới

TỔNG CỘNG (A+B)

 

 

 

14,237.3

582.1

24,642.2

274.8

19,296.0

58,175.5

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 1202/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/06/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Nguyễn Xuân Tiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/06/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản