Điều 7 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ
Điều 7. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
7.1. Hiệu lệnh của người điều khiển được thể hiện bằng tay, cờ, gậy hoặc đèn tín hiệu ánh sáng điều khiển giao thông. Để thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông, người điều khiển giao thông ngoài sử dụng các phương pháp nêu trên còn dùng thêm còi.
7.2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông:
7.2.1. Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại;
7.2.2. Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; cánh tay trái người điều khiển gập đi gập lại sau gáy để báo hiệu người tham gia giao thông bên trái người điều khiển đi nhanh hơn hoặc cánh tay phải người điều khiển gập đi gập lại trước ngực để báo hiệu người tham gia giao thông bên phải người điều khiển đi nhanh hơn; bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại; bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại;
7.2.3. Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông được phép đi; đồng thời tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay phải báo hiệu người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển.
7.3. Quy định về việc sử dụng âm hiệu còi trong điều khiển giao thông của cảnh sát điều khiển giao thông như sau:
7.3.1. Một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại;
7.3.2. Một tiếng còi ngắn là cho phép đi;
7.3.3. Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái;
7.3.4. Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh là ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại;
7.3.5. Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;
7.3.6. Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.
7.4. Quy định về việc sử dụng ánh sáng trong hiệu lệnh dừng xe của người điều khiển giao thông như sau: cầm đèn ánh sáng có mặt đỏ giơ cao hướng về phía phương tiện đang chạy tới.
7.5. Trường hợp khi có tín hiệu hoặc hiệu lệnh phải dừng lại, nếu đã đi vượt qua vạch dừng tại các nơi đường giao nhau mà dừng lại sẽ gây mất an toàn giao thông thì được phép đi tiếp; người đi bộ còn đang đi ở lòng đường thì nhanh chóng đi hết hoặc dừng lại ở đảo an toàn, nếu không có đảo thì dừng lại ở vạch phân chia hai dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều.
7.6. Trường hợp người điều khiển chỉ gậy chỉ huy giao thông vào hướng xe nào thì xe ở hướng đó phải dừng lại.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ
- Số hiệu: QCVN41:2019/BGTVT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 31/12/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/07/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 6. Các phương pháp điều khiển giao thông
- Điều 7. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
- Điều 8. Hiệu lực của người điều khiển giao thông
- Điều 9. Người điều khiển giao thông
- Điều 10. Điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn
- Điều 11. Xe ưu tiên và tín hiệu của xe ưu tiên
- Điều 12. Hiệu lực của đèn tín hiệu
- Điều 13. Vị trí và độ cao đặt đèn tín hiệu
- Điều 14. Kích thước, hình dạng và các quy định khác của đèn tín hiệu
- Điều 15. Phân loại biển báo hiệu
- Điều 16. Kích thước của biển báo
- Điều 17. Chữ viết, màu sắc và biểu tượng trên biển
- Điều 18. Biển báo giao thông có thông tin thay đổi, biển báo tạm thời
- Điều 19. Hiệu lực của biển báo
- Điều 20. Vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường
- Điều 21. Giá long môn và cột cần vươn
- Điều 22. Độ cao đặt biển và ghép biển
- Điều 23. Phản quang trên mặt biển báo
- Điều 24. Quy định về cột biển
- Điều 25. Tác dụng của biển báo cấm
- Điều 26. Ý nghĩa sử dụng các biển báo cấm
- Điều 27. Biển báo cấm theo thời gian
- Điều 28. Biển báo cấm nhiều loại phương tiện, đối tượng
- Điều 29. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo cấm
- Điều 30. Vị trí đặt biển báo cấm theo chiều đi và hướng hiệu lực của biển
- Điều 31. Tác dụng của biển báo nguy hiểm và cảnh báo
- Điều 32. Ý nghĩa sử dụng các biển báo nguy hiểm và cảnh báo
- Điều 33. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo nguy hiểm
- Điều 34. Vị trí đặt biển báo nguy hiểm và cảnh báo theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển
- Điều 35. Tác dụng của biển hiệu lệnh
- Điều 36. Ý nghĩa sử dụng các biển hiệu lệnh
- Điều 37. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển hiệu lệnh
- Điều 38. Vị trí đặt biển hiệu lệnh theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển
- Điều 39. Tác dụng của biển chỉ dẫn
- Điều 40. Ý nghĩa sử dụng các biển chỉ dẫn
- Điều 41. Chú thích về chữ viết trên biển chỉ dẫn
- Điều 42. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển chỉ dẫn
- Điều 43. Vị trí đặt biển chỉ dẫn theo chiều đi trên đường ôtô không phải là đường cao tốc
- Điều 44. Quy định về biển chỉ dẫn chỉ hướng đường trên đường ô tô không phải là đường cao tốc
- Điều 45. Biển phụ
- Điều 46. Biển viết bằng chữ
- Điều 47. Hình dạng, kích thước, hình vẽ của biển phụ, biển viết bằng chữ
- Điều 48. Chữ viết và chữ số của biển phụ, biển viết bằng chữ
- Điều 49. Quy định chung đối với biển chỉ dẫn trên đường cao tốc
- Điều 50. Nội dung biển chỉ dẫn trên đường cao tốc
- Điều 51. Các loại biển chỉ dẫn trên đường cao tốc
- Điều 52. Quy định chung đối với vạch kẻ đường
- Điều 53. Phân loại vạch kẻ đường
- Điều 54. Ý nghĩa sử dụng và kích thước của các vạch kẻ đường
- Điều 55. Hiệu lực của vạch kẻ đường
- Điều 56. Tác dụng của cọc tiêu hoặc tường bảo vệ
- Điều 57. Hình dạng và kích thước cọc tiêu
- Điều 58. Các trường hợp cắm cọc tiêu
- Điều 59. Kỹ thuật cắm cọc tiêu
- Điều 60. Hàng cây thay thế cọc tiêu
- Điều 61. Tiêu phản quang
- Điều 62. Tường bảo vệ
- Điều 63. Hàng rào chắn cố định
- Điều 64. Hàng rào chắn di động
- Điều 65. Tác dụng của cột kilômét
- Điều 66. Phân loại cột kilômét
- Điều 67. Quy cách cột kilômét
- Điều 68. Vị trí đặt cột kilômét theo chiều cắt ngang đường
- Điều 69. Vị trí đặt cột kilômét theo chiều dọc đường
- Điều 70. Tên địa danh và khoảng cách ghi trên cột kilômét
- Điều 71. Phạm vi áp dụng cột kilômét
- Điều 72. Cọc H (Cọc 100 m)
- Điều 73. Tác dụng của cọc mốc lộ giới
- Điều 74. Cấu tạo cọc mốc
- Điều 75. Quy định cắm cọc mốc lộ giới
- Điều 76. Các quy định khác