Điều 45 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ
45.1. Tác dụng của biển phụ:
Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo chính nhằm thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ, trừ biển số S.507 "Hướng rẽ" được sử dụng độc lập.
45.2. Ý nghĩa sử dụng biển phụ:
45.2.1. Biển phụ có mã S, SG và SH với tên các biển phổ biến như sau:
- Biển số S.501: Phạm vi tác dụng của biển;
- Biển số S.502: Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu;
- Biển số S.503 (a,b,c,d,e,f): Hướng tác dụng của biển;
- Biển S.H,3 (a,b,c): Hướng tác dụng của biển;
- Biển số S.504: Làn đường;
- Biển số S.505a: Loại xe;
- Biển số S.505b: Loại xe hạn chế qua cầu;
- Biển số S.505c: Tải trọng trục hạn chế qua cầu;
- Biển số S.506 (a,b): Hướng đường ưu tiên;
- Biển số S.507: Hướng rẽ;
- Biển số S.508 (a,b): Biểu thị thời gian;
- Biển số S.509 (a,b): Thuyết minh biển chính;
- Biển số S.510a: Chú ý đường trơn có băng tuyết;
- Biển số S.G,7: Địa điểm cắm trại;
- Biển số S.G,8: Địa điểm nhà trọ;
- Biển số S.G,9b: Chỉ dẫn tới điểm đỗ xe dành cho lái xe muốn sử dụng phương tiện công cộng;
- Biển số S.G,11a; S.G,11c: Chỉ dẫn số lượng làn và hướng đi cho từng làn;
- Biển số S.G,12a; S.G,12b: Chỉ dẫn làn đường không lưu thông;
- Biển số S.H,6: Ngoại lệ.
Ngoài ra, tùy theo các tình huống giao thông khác để có thể bố trí các biển phụ khác cho phù hợp.
45.2.2. Ý nghĩa sử dụng của từng biển được giải thích tham khảo ở Phụ lục F của Quy chuẩn này.
45.3. Kích thước, hình dạng và màu sắc biển phụ:
45.3.1. Biển phụ có hình dạng là hình chữ nhật hoặc hình vuông.
45.3.2. Các biển có nền là màu trắng, hình vẽ và chữ viết màu đen hoặc có nền là màu xanh lam, chữ viết màu trắng. Biển số S.507 và S.508 (a,b) có đặc điểm riêng chỉ dẫn ở Phụ lục F của Quy chuẩn này;
45.3.3. Kích thước chi tiết của hình vẽ và màu sắc của các biển quy định ở Điều 16, Điều 17 và Phụ lục K của Quy chuẩn này.
45.4. Vị trí đặt biển phụ:
Các biển phụ đều được đặt ngay phía dưới biển chính trừ biển số S.507 sử dụng độc lập được đặt ở phía lưng đường cong đối diện với hướng đi hoặc đặt ở giữa đảo an toàn nơi đường giao nhau.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ
- Số hiệu: QCVN41:2019/BGTVT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 31/12/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/07/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 6. Các phương pháp điều khiển giao thông
- Điều 7. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
- Điều 8. Hiệu lực của người điều khiển giao thông
- Điều 9. Người điều khiển giao thông
- Điều 10. Điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn
- Điều 11. Xe ưu tiên và tín hiệu của xe ưu tiên
- Điều 12. Hiệu lực của đèn tín hiệu
- Điều 13. Vị trí và độ cao đặt đèn tín hiệu
- Điều 14. Kích thước, hình dạng và các quy định khác của đèn tín hiệu
- Điều 15. Phân loại biển báo hiệu
- Điều 16. Kích thước của biển báo
- Điều 17. Chữ viết, màu sắc và biểu tượng trên biển
- Điều 18. Biển báo giao thông có thông tin thay đổi, biển báo tạm thời
- Điều 19. Hiệu lực của biển báo
- Điều 20. Vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường
- Điều 21. Giá long môn và cột cần vươn
- Điều 22. Độ cao đặt biển và ghép biển
- Điều 23. Phản quang trên mặt biển báo
- Điều 24. Quy định về cột biển
- Điều 25. Tác dụng của biển báo cấm
- Điều 26. Ý nghĩa sử dụng các biển báo cấm
- Điều 27. Biển báo cấm theo thời gian
- Điều 28. Biển báo cấm nhiều loại phương tiện, đối tượng
- Điều 29. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo cấm
- Điều 30. Vị trí đặt biển báo cấm theo chiều đi và hướng hiệu lực của biển
- Điều 31. Tác dụng của biển báo nguy hiểm và cảnh báo
- Điều 32. Ý nghĩa sử dụng các biển báo nguy hiểm và cảnh báo
- Điều 33. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo nguy hiểm
- Điều 34. Vị trí đặt biển báo nguy hiểm và cảnh báo theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển
- Điều 35. Tác dụng của biển hiệu lệnh
- Điều 36. Ý nghĩa sử dụng các biển hiệu lệnh
- Điều 37. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển hiệu lệnh
- Điều 38. Vị trí đặt biển hiệu lệnh theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển
- Điều 39. Tác dụng của biển chỉ dẫn
- Điều 40. Ý nghĩa sử dụng các biển chỉ dẫn
- Điều 41. Chú thích về chữ viết trên biển chỉ dẫn
- Điều 42. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển chỉ dẫn
- Điều 43. Vị trí đặt biển chỉ dẫn theo chiều đi trên đường ôtô không phải là đường cao tốc
- Điều 44. Quy định về biển chỉ dẫn chỉ hướng đường trên đường ô tô không phải là đường cao tốc
- Điều 45. Biển phụ
- Điều 46. Biển viết bằng chữ
- Điều 47. Hình dạng, kích thước, hình vẽ của biển phụ, biển viết bằng chữ
- Điều 48. Chữ viết và chữ số của biển phụ, biển viết bằng chữ
- Điều 49. Quy định chung đối với biển chỉ dẫn trên đường cao tốc
- Điều 50. Nội dung biển chỉ dẫn trên đường cao tốc
- Điều 51. Các loại biển chỉ dẫn trên đường cao tốc
- Điều 52. Quy định chung đối với vạch kẻ đường
- Điều 53. Phân loại vạch kẻ đường
- Điều 54. Ý nghĩa sử dụng và kích thước của các vạch kẻ đường
- Điều 55. Hiệu lực của vạch kẻ đường
- Điều 56. Tác dụng của cọc tiêu hoặc tường bảo vệ
- Điều 57. Hình dạng và kích thước cọc tiêu
- Điều 58. Các trường hợp cắm cọc tiêu
- Điều 59. Kỹ thuật cắm cọc tiêu
- Điều 60. Hàng cây thay thế cọc tiêu
- Điều 61. Tiêu phản quang
- Điều 62. Tường bảo vệ
- Điều 63. Hàng rào chắn cố định
- Điều 64. Hàng rào chắn di động
- Điều 65. Tác dụng của cột kilômét
- Điều 66. Phân loại cột kilômét
- Điều 67. Quy cách cột kilômét
- Điều 68. Vị trí đặt cột kilômét theo chiều cắt ngang đường
- Điều 69. Vị trí đặt cột kilômét theo chiều dọc đường
- Điều 70. Tên địa danh và khoảng cách ghi trên cột kilômét
- Điều 71. Phạm vi áp dụng cột kilômét
- Điều 72. Cọc H (Cọc 100 m)
- Điều 73. Tác dụng của cọc mốc lộ giới
- Điều 74. Cấu tạo cọc mốc
- Điều 75. Quy định cắm cọc mốc lộ giới
- Điều 76. Các quy định khác